Yêu cầu quản lý tài sản công

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 26 - 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Yêu cầu quản lý tài sản công

Việc quản lý tài sản công phù hợp phải thực hiện các yêu cầu chủ yếu sau:

Một là, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ các ngành, địa phƣơng.

+ Đối với nhóm tài sản công là tài nguyên khoáng sản, đất đai, sông ngòi, ao hồ, vùng biển, vùng trời…việc khai thác, sử dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, ngành và địa phƣơng. Điều đó cho phép khai thác sử dụng tài sản công hợp lý, hài hoà, cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nƣớc.

+ Đối với nhóm tài sản công phục vụ cho cộng đồng nhƣ đƣờng sá, cầu cống, công trình thủy lợi, thuỷ điện, công trình văn hoá xã hội …việc tạo lập đầu tƣ xây dựng cũng nhƣ khai thác sử dụng phải theo kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội từng thời kỳ, ở từng địa phƣơng. Thực tế đã chứng minh rằng sự không phù hợp với kế hoạch tạo nên sự lãng phí, thất thoát, xuống cấp của tài sản công.

+ Đối với tài sản công trong các cơ quan nhà nƣớc - là yếu tố vật chất để các cơ quan này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao - việc quản lý tài sản công phải phù hợp với kế hoạch hoạt động của đơn vị. Việc quản lý tài sản công theo kế hoạch cho phép tài sản công phát huy tốt vai trò của mình; ngƣợc lại đây sẽ là nguồn gốc tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nƣớc. Kế hoạch mua sắm và sử dụng tài sản công là một bộ phận trong kế hoạch của đơn vị, của ngành, địa phƣơng và của nền kinh tế quốc dân.

Hai là, việc quản lý tài sản công phải đƣợc xác định cụ thể, chi tiết từ chủ thể đến đối tƣợng quản lý. Khi xác định đối tƣợng quản lý phải cụ thể về phạm vi, thời gian, không gian, số lƣợng, khối lƣợng. Đồng thời khi phân công cụ thể cho các đơn vị, ngành quản lý cũng phải quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm quản lý. Yêu cầu này cho phép xoá bỏ tình trạng nhiều đơn vị, cá nhân cùng quản lý một đối tƣợng tài sản công. Yêu cầu cụ thể đòi hỏi khi phân công quản lý cần xem xét cụ thể năng lực của từng đơn vị, cá nhân. Điều đó, cho phép giao tài sản công cho cơ quan, đơn vị hay cá nhân nào phải phù hợp với khả năng quản lý của cơ quan, đơn vị hay cá nhân đó. Thực tế cho thấy rằng, nếu không cụ thể, chi tiết khi phân công trong quản lý tài sản công sẽ tạo điều kiện cho sự lãng phí trong sử dụng tài sản công, làm hƣ hỏng, thất thoát tài sản công.

Ba là, quản lý tài sản công phải gắn với trách nhiệm vật chất của cá nhân quản lý. Tài sản công là tài sản của đất nƣớc, của nhân dân. Trong quá trình khai thác, sử dụng, tài sản công đƣợc giao cho từng cơ quan, cá nhân phụ trách. Nhằm nâng cao trách nhiệm của cá nhân, cần thông qua pháp luật để gắn trách nhiệm vật chất đối với cá nhân, đơn vị thực hiện quản lý. Việc sử

dụng, khai thác tài sản công phải theo pháp luật, chế độ và quy chế của cơ quan. Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm vật chất đối với cá nhân đƣợc giao quyền quản lý trực tiếp cũng nhƣ cơ quan, đơn vị đƣợc giao quản lý. Gắn liền với trách nhiệm vật chất cần có chế độ khen thƣởng bằng vật chất thoả đáng nhằm kích thích tính tích cực, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trực tiếp quản lý tài sản công. Thực hiện yêu cầu này cho phép tránh đƣợc hai khuynh hƣớng:

+ Tài sản công là của chung không ai chịu trách nhiệm, dẫn đến việc sử dụng, khai thác bừa bãi gây nên hƣ hỏng, thất thoát.

+ Biến tài sản công thàn của riêng cá nhân. Đây là hiện tƣợng đặc quyền, đặc lợi sử dụng tài sản công bừa bãi trong cán bộ công chức Nhà nƣớc.

Bốn là, quản lý tài sản công phải đáp ứng yêu cầu công khai. Yêu cầu công khai trong quản lý tài sản công phải thực hiện các vấn đề chủ yếu:

+ Công khai về luật pháp, chế độ, quy chế khai thác sử dụng tài sản công từ những tài sản lớn nhƣ tài nguyên đến những tài sản nhỏ nhƣ máy tính, máy fax, bàn làm việc…

+ Công khai chế độ tài chính về khai thác sử dụng tài sản công . Chẳng hạn công khai về thuế tài nguyên, thuế đất, phí đƣờng bộ, phí cầu phà…Việc công khai này nhằm tạo điều kiện cho mọi công dân, tổ chức có liên quan hiểu biết để chủ động thực hiện.

+ Công khai về chế độ sử dụng tài sản công trong cơ quan nhà nƣớc. Chẳng hạn chế độ xe công, điện thoại, nhà cửa….đối với từng đối tƣợng cán bộ công chức. Việc công khai này cho phép hạn chế tình trạng tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi của cán bộ khi sử dụng tài sản công.

Yêu cầu công khai trong quản lý tài sản công cho phép thực hiện đƣợc cơ chế “dân biết, dân kiểm tra” trong quản lý tài sản công . Đây cũng là yếu tố đảm bảo dân chủ trong công tác quản lý Nhà nƣớc nói chung và quản lý tài sản công nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)