Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 47)

1.3.4.1. Ưu điểm

Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS: trong dạy học nhóm, HS phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, có trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc của mình.

Phát triển năng lực cộng tác làm việc: trong dạy học nhóm, HS được luyện tập những kỹ năng cộng tác làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác và tính khoan dung. HS hình thành thói quen làm việc có sự phân công cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau với các thành viên khác trong nhóm. Đây cũng là mục tiêu của giáo dục chuẩn bị cho xã hội những con người dễ thích nghi với cuộc sống thực tế.

Phát triển năng lực giao tiếp và các năng lực xã hội khác: thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm. Ngoài ra khi làm việc trong nhóm, HS có cơ hội phát triển năng lực quản lý, lãnh đạo, đưa ra các quyết định cần thiết.

Tăng cường sự tự tin cho HS: vì HS được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm. Mặt khác, thông qua giao tiếp sẽ giúp khắc phục sự thô bạo, cục cằn.

Tạo được không khí học tập sôi nổi, thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm: Học theo nhóm tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ hiểu biết và quan điểm của mình, do đó bầu không khí học tập sôi nổi, HS có cảm giác hứng thú, tăng sức chịu đựng, lâu mệt mỏi.

Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá: lựa chọn nhóm theo đặc điểm chung hay lựa chọn ngẫu nhiên, các đòi hỏi như nhau hay khác nhau về mức độ khó khăn, cách học tập như nhau hay khác nhau, phân công công việc như nhau hoặc khác nhau, nam HS và nữ HS làm bài cùng nhau hay riêng rẽ.

Tăng cường kết quả học tập. Khi học nhóm có sự hợp tác cùng làm việc và thảo luận nên nhóm học sinh có thể giải quyết được nhiệm vụ học tập có tính chất phức hợp, học sinh chia sẻ, học tập lẫn nhau để nâng cao kết quả học tập của bản thân

[5].

1.3.4.2. Nhược điểm

Dạy học nhóm đòi hỏi phải có thời gian và không gian thích hợp.

Các nhóm và cá nhân trong nhóm dễ bị chệch hướng với chủ đề ban đầu nếu người chủ trì không kiểm soát được tiến trình thảo luận.

Hiệu quả học tập của nhóm phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, nếu trong nhóm có học viên bất hợp tác thì hiệu quả sẽ thấp. Nếu không tổ chức tốt dễ có tình trạng những thành viên khá giỏi giữ vai trò lấn át, một số khác ỷ lại không chịu làm việc, dựa dẫm ăn theo [5].

1.3.5. Một số điều cần chú ý khi tổ chức dạy học theo nhóm1.3.5.1. Các nguyên tắc của hoạt động nhóm 1.3.5.1. Các nguyên tắc của hoạt động nhóm

a. Nguyên tắc 1: Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực

Người học phải được đặt trong tình huống mà mỗi cá nhân đều tin rằng họ sẽ cùng thành công hoặc cùng nhau gánh thất bại. Mỗi thành viên được giao một phần nhiệm vụ chung của nhóm. Kết quả của cả nhóm chỉ có được khi có sự hợp tác làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên trong nhóm. Như vậy đòi hỏi người học phải chia sẻ kiến thức và hỗ trợ nhau [15].

Trong sự phụ thuộc tích cực, các thành viên của nhóm sẽ:

Khi có sự phụ thuộc tích cực, sẽ diễn ra các hành vi:

Cố gắng giúp nhóm đạt được mục đích chung.

Chụm đầu vào nhau để thảo luận. Chia sẻ thành công và thất bại cùng với

nhau.

Cổ vũ và chia sẻ lẫn nhau Quan tâm đến sự tiến bộ của các thành viên

khác.

Tích cực giải thích, giúp đỡ cho các thành viên khác.

Chia sẻ với tư cách là thành viên của nhóm Chia sẻ tài liệu với nhau.

Tự giác thực hiện công việc của mình. Tập trung, tích cực thực hiện công việc.

b. Nguyên tắc 2: Có sự tương tác trực diện

Trong quá trình hợp tác cần có sự trao đổi, chia sẻ giữa tất cả các thành viên trong nhóm để tạo thành ý kiến chung của nhóm. Các thành viên trong nhóm làm việc trực tiếp cùng nhau không những thúc đẩy quá trình học tập mà còn tạo được sự đoàn kết, tôn trọng và bình đẳng [15].

Để đảm bảo cho sự tương tác trực diện thành công cần phải: • Sử dụng nhóm nhỏ từ 4 - 6 người.

• Sử dụng tên gọi từng người và tiếp xúc nhau bằng mắt khi trao đổi thông tin với nhau.

• Khuyến khích mọi thành viên đặt câu hỏi với nhau.

c. Nguyên tắc 3: Trách nhiệm và công việc cá nhân

Mỗi cá nhân đều được phân công trách nhiệm thực hiện một phần của công việc, các phần việc này ràng buộc nhau, mỗi thành viên phải tích cực làm việc để đóng góp vào kết quả chung. Tránh tình trạng chỉ nhóm trưởng và thư kí làm việc và ý kiến được tôn trọng còn các thành viên khác đứng ngoài cuộc, quan sát, không làm việc hoặc kết quả không được tôn trọng [15].

Để đảm bảo việc thực hiện tốt trách nhiệm và sự đóng góp của cá nhân cần thực hiện biện pháp như:

• Mọi người đều có thể hỏi nhau, hỏi từng người tức là hỏi cả nhóm và hỏi cả nhóm tức là hỏi từng người.

• Khi cần HS giải thích cho nhóm, GV chọn ngẫu nhiên bất kỳ thành viên nào của nhóm chứ không chỉ nhằm vào một thành viên nào.

• Học nhóm nhưng có tổ chức kiểm tra cá nhân.

d. Nguyên tắc 4: Rèn luyện các kỹ năng xã hội

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV cần hướng dẫn và khuyến khích HS thực hiện và rèn luyện những kỹ năng xã hội như: kỹ năng lãnh đạo, đưa ra quyết định, lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa ra thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục…

Việc hướng dẫn những kỹ năng xã hội cho HS cần được GV thực hiện thông qua các bước như sau: [15]

• Làm cho HS cảm thấy được nhu cầu cần thiết phải có các kỹ năng.

• Giải thích rõ cho HS cần phải rèn luyện những kỹ năng xã hội cụ thể nào. • Cho HS thực hành kỹ năng theo nội dung của từng hoạt động.

• Thường xuyên khuyến khích HS kiên trì thực hành các kỹ năng đó trong tình huống học tập, trong sinh hoạt ở trường cũng như ở nhà và ngoài xã hội.

Những yêu cầu mà GV có thể đặt ra với các nhóm hợp tác: • Biết giữ im lặng, phát biểu đúng lúc, đúng chỗ và ôn hoà.

• Biết chờ đợi để nghe hết ý kiến của người khác và đến lượt mình phát biểu ý kiến.

• Tìm hiểu khó khăn của nhau, biết chia sẻ kinh nghiệm và động viên nhau. • Biết tỏ thái độ phù hợp với các thành viên trong nhóm.

• Biết chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình một cách tự tin, chân thành và cởi mở.

• Biết trao đổi ý kiến và trả lời đúng với những tình huống học tập.

e. Nguyên tắc 5: Đánh giá rút kinh nghiệm

Đánh giá rút kinh nghiệm bao gồm hai khía cạnh:

• Làm rõ những mặt tốt trong hoạt động chung và những đóng góp cá nhân nổi bật. Cần tiếp tục phát huy điều gì?

• Những mặt nào cần được cải thiện hay thay đổi? Vì sao?

Việc đánh giá này giúp HS có thể lắng nghe và nhận xét ý kiến của các thành viên khác [12].

Có thể tiến hành đánh giá ngay trong khi hoạt động nhóm hoặc kết thúc hoạt động học nhóm.

1.3.5.2. Phân nhóm trong dạy học

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân nhóm trong dạy học, sau đây là một số tiêu chí phổ biến để phân nhóm.

a. Theo quy mô của nhóm

Nhóm cặp đôi: mỗi nhóm có 2 HS (thường là HS ngồi chung bàn) để trao đổi và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn đề, nêu một ý tưởng…

Nhóm nhỏ: mỗi nhóm khoảng 3 - 6 HS để thảo luận một vấn đề nào đó và nhanh chóng đưa ra kết luận về vấn đề đó. Quy mô của nhóm này thường được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật dạy học khác trong một tiết học. Phần lớn các nhà giáo dục đều cho rằng quy mô nhóm từ 3 - 6 HS là thích hợp trong dạy học.

Nhóm lớn: mỗi nhóm có từ 7 HS trở trên. Quy mô của nhóm này dễ dẫn đến làm việc kém hiệu quả vì có quá nhiều sự tương tác giữa các thành viên, khó điều khiển, khó phân chia công việc.

b. Theo thành phần học sinh trong nhóm

Nhóm HS có cùng sở thích, cùng đặc điểm chung: Các HS có cùng sở thích, cùng đặc điểm chung, cùng mối quan tâm đến vấn đề học tập hoặc có sự thân thiết với nhau từ trước sẽ tự nguyện thành lập một nhóm. VD: khi một buổi học có nhiều đề tài khác nhau thì HS nào có cùng sở thích chung một đề tài thì xếp chung một nhóm…Đối với HS thì đây là cách dễ chịu nhất để thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh nhất nhưng dễ tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp và trình độ học tập giữa các nhóm không đồng đều.

Nhóm HS có cùng trình độ học tập: các HS khá giỏi sẽ chung một nhóm, HS yếu kém sẽ chung một nhóm. Ví dụ: nhóm HS yếu kém sẽ được giao các bài tập cơ bản, nhóm HS khá giỏi sẽ được giao các bài tập nâng cao, mở rộng ra khỏi phạm vi bài học. Tuy nhiên cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm học tập cảm thấy bị chia thành những HS thông minh và những HS kém.

Nhóm HS có đủ trình độ học tập: mỗi nhóm sẽ có đủ cả HS khá giỏi và yếu kém. Mục đích là những HS khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các HS yếu hơn và đảm nhận trách nhiệm của người giúp đỡ và hướng dẫn. Hình thức chia nhóm này phát huy được tác dụng tốt khi muốn HS cùng nhau hợp tác tìm tòi để phát hiện tính chất mới, qui tắc mới, kiến thức mới, … hoặc giải quyết nhiệm vụ nhằm củng cố khắc sâu quy tắc tính chất, kiến thức mới hình thành…Ưu điểm của hình thức chia nhóm này là GV có thể tận dụng khả năng tương tác giữa các HS khá giỏi và các học sinh còn yếu để giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, HS khá giỏi thông qua việc sửa lỗi, góp ý cho học sinh yếu cũng rút kinh nghiệm cho bản thân, hiểu sâu và hiểu rõ hơn về bài học. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức chia nhóm này là sẽ có một số học sinh yếu kém dựa dẫm, ỷ lại và ăn theo các kết quả làm việc của HS khá giỏi. Đồng thời, HS khá giỏi cảm thấy bị mất thời gian vì phải nhắc lại những điều quá rõ ràng và không thu được gì trong quá trình học nhóm.

Nhóm HS theo giới tính: Chẳng hạn khi học về chủ đề đặc trưng dành cho con trai và con gái thì phân chia nhóm theo cùng giới tính, nhưng khi một buổi học thí nghiệm, ngoại khoá đòi hỏi một vài công việc cần sức khoẻ thì phải phân chia nhóm có HS nam và HS nữ.

c. Theo tính chất ngẫu nhiên

GV thường chia nhóm ngẫu nhiên theo cách cho HS bốc thăm hoặc xếp nhóm theo số thứ tự của HS theo danh sách. Chia nhóm ngẫu nhiên có ưu điểm là khả năng giao tiếp rộng giữa các đối tượng trong lóp. Các em thấy cơ hội phân vào các nhóm là như nhau. Các nhóm tương đối đồng đẳng về số lượng người, về trình độ chung của các nhóm. Tuy nhiên, chia nhóm ngẫu nhiên có nhược điểm là sẽ có một số học sinh không hợp nhau, không biết cá tính của nhau, có thể có nhóm toàn học sinh khá, giỏi hoặc yếu, như vậy trình độ giữa các nhóm sẽ không đồng đều.

d. Theo chiến lược hay biện pháp dạy học

Nhóm thảo luận: được ghép lại tạm thời để tiến hành các kỹ thuật thảo luận lớp hoặc thảo luận nhóm.

Nhóm nghiên cứu - tìm tòi: được ghép lại để tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm theo chiến lược phát huy, tìm tòi, nghiên cứu.

Nhóm thực hành - luyện tập: được ghép lại để thực hành rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thường phụ thuộc vào tình trạng thiết bị, phương tiện kỹ thuật, bên ngoài hay trong phòng thực nghiệm.

Nhóm đối ngẫu: được ghép lại để thực hiện cách học kèm cặp, một HS này kèm hay bổ sung cho HS khác vào những giai đoạn nhất định ở lớp và ở nhà.

Nhóm nghiên cứu chủ đề hay dự án: được ghép lại để dạy học theo chủ đề tích hợp hay theo dự án, thường bao hàm cả những hoạt động thảo luận, thực hành, nghiên cứu, giải quyết vấn đề.

e. Theo thời gian tồn tại

Nhóm tức thời: là các cuộc trao đổi ý kiến ngắn, thời gian khoảng 2 - 3 phút.

Nhóm hoạt động trong thời gian ngắn: thường là các cuộc thảo luận, thực hiện thí nghiệm, thời gian khoảng 10 - 25 phút.

Nhóm hoạt động trong một tiết học hoặc bài học.

Nhóm dài hạn: Nhóm này được thành lập cho mục đích học tập nào đó, không phải trong lớp học, kéo dài thời gian trong ngày hoặc rải ra trong tuần. Số lượng HS trong không nên quá đông (khoảng 5 HS/nhóm là tối đa). Nếu nhóm quá đông, việc

quản lí làm việc của nhóm sẽ khó khăn, nhất là làm sao tập trung cho đủ các thành viên để làm việc. Loại nhóm này thường được dùng cho phương pháp dạy học dự án.

f. Theo quy ước về học đường

Nhóm chính thức: hình thành theo quyết định của nhà trường, hoặc của lớp.

Nhóm không chính thức: là các nhóm được hình thành tự phát.

Tóm lại, mỗi cách phân nhóm đều có ưu điểm và nhược điểm, hình thức phân

nhóm này có thể thuộc hình thức phân nhóm khác, vì vậy việc phân nhóm không nên cứng nhắc mà cần linh hoạt và mềm dẻo, dựa trên sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố: hứng thú, năng lực của HS, nhiệm vụ học tập, phương pháp, phương tiện dạy học…Sự phân chia nhóm hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sự hiệu quả thực sự của hoạt động nhóm.

1.3.5.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động nhóm a. Hình thức “cặp đôi chia sẻ” a. Hình thức “cặp đôi chia sẻ”

- Cách thức tổ chức:

+ Bước 1: HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ trong một vài phút, để có nhận định riêng của mình về vấn đề GV nêu ra.

+ Bước 2: Hai HS ngồi gần nhau ghép lại thành một cặp trao đổi những suy nghĩ của cá nhân, thảo luận và đưa ra câu trả lời (trên bảng con, giấy…)

+ Bước 3: GV thống kê câu trả lời của các nhóm và nhận xét.

- Ưu điểm

+ Hình thức này thực hiện tương đối đơn giản và dễ áp dụng.

+ Việc lập nhóm nhanh chóng, không mất thời gian di chuyển và tập hợp. + HS rèn được khả năng tư duy nhạy bén trước câu hỏi của GV, họ cũng có cơ hội chia sẻ suy nghĩ với người khác, thể hiện vai trò của cá nhân trong quyết định của nhóm, đồng thời HS cũng học được nhiều ở người cùng nhóm.

+ Có thể giúp HS hình thành được tình bạn bổ ích và HS khá giỏi kèm cặp cho HS yếu kém.

- Hạn chế

+ Việc thống kê kết quả của các nhóm làm tốn nhiều thời gian. + Cách chia nhóm có thể dẫn đến sự mất cân đối giữa các nhóm.

+ Có thể xảy ra tình trạng HS yếu bị lung lay bởi ý kiến của HS khá giỏi và không tự tin với ý kiến của mình khi tranh luận dù có thể ý kiến của mình là

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 47)