Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 155 - 188)

Sau khi đã thực hiện xong giai đoạn chuẩn bị để tổ chức dạy học theo nhóm chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí 12 ban cơ bản, tác giả tiến hành quá trình thực nghiệm sư phạm để thực hiện tiếp giai đoạn tiến trình dạy học trên lớp và sau cùng là giai đoạn kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tiết dạy của quy trình tổ chức dạy học theo nhóm. Qua việc tổ chức, quan sát, phân tích diễn biến của các tiết dạy thực nghiệm và xử lý kết quả điểm kiểm tra của HS, người nghiên cứu có một số nhận xét như sau:

 Tiến trình tổ chức dạy học theo nhóm đã soạn thảo là có tính khả thi, phát huy được tính tích cực, hình thành được khả năng làm việc nhóm của HS và việc trao đổi thông tin giữa GV với HS, giữa HS với nhau được nhiều và cởi mở hơn. Tuy nhiên tiến trình dạy học này vẫn cần được chỉnh sửa và bổ sung thêm để hoàn thiện hơn.

 Trong quá trình hoạt động theo nhóm, tất cả HS được tham gia vào các hoạt động học tập, các em được rèn luyện khả năng tìm kiếm kiến thức trong tài liệu và từ đó vận dụng các kiến thức để giải quyết được vấn đề. Trong quá trình này HS được trực tiếp tìm tòi kiến thức nên giúp các em hiểu kiến thức rõ và bền vững hơn.

 Qua phân tích kết quả điểm kiểm tra của HS, người nghiên cứu nhận thấy việc tổ chức dạy học theo nhóm đã góp phần nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí 12 ban cơ bản.

Dựa vào các kết quả thu được từ thực nghiệm, người nghiên cứu cho rằng: “kiến thức chương Hạt nhân nguyên tử được tổ chức dạy học theo nhóm phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của việc dạy học theo nhóm đã tích cực hoá được hoạt động học tập và góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong chương này. Tuy nhiên qua việc tổ chức dạy học theo nhóm, người nghiên cứu cũng nhận thấy hình thức này còn một số hạn chế như là GV rất mất công sức và thời gian chuẩn bị, các nhiệm vụ học tập cần phải được thiết kế hấp dẫn hơn với HS, thêm nữa thời gian của một tiết học 45 phút hiện nay cũng gây khá nhiều khó khăn cho việc tổ chức dạy học theo nhóm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Với đề tài: Tổ chức dạy học theo nhóm chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí 12 cơ bản,người nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau:

- Làm sáng tỏ một số vấn đề về quan điểm dạy học tích cực.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí 12 cơ bản tại các trường THPT hiện nay, từ đó biết được tình hình vận dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của GV ở trường phổ thông và những khó khăn, thuận lợi khi dạy và học chương “Hạt nhân nguyên tử”

- Phân tích cấu trúc nội dung chương “Hạt nhân nguyên tử”

- Trên cơ sở lý luận về hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và nội dung chương “Hạt nhân nguyên tử” người nghiên cứu đã soạn thảo được tiến trình dạy học cho các bài của chương “Hạt nhân nguyên tử” theo hình thức tổ chức dạy học theo nhóm. Trong đó có vận dụng 3 hình thức hoạt động nhóm là: hình thức cặp đôi chia sẻ, hình thức nhóm chuyên gia (Jigsaw) và hình thức điều tra theo nhóm.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp 12C1 với 36HS tại trường THPTTT Quốc Văn Sài Gòn.

- Phân tích diễn biến của các tiết dạy thực nghiệm và xử lý kết quả điểm kiểm tra của HS để rút ra tính khả thi của tiến trình dạy học với việc phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng học tập của HS. Bởi vì xuất phát từ quá trình tự lực tìm tòi và xây dựng kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV, độc lập suy nghĩ giải quyết vấn đề, trao đổi thảo luận giữa các HS trong nhóm và giữa HS với GV giúp cho HS có những biểu hiện của sự nắm vững kiến thức, biết cách tự đi tìm kiến thức và có sự tích cực tham gia xây dựng kiến thức. Chất lượng học tập của HS cũng có dấu hiệu được nâng lên.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu nhận thấy hình thức tổ chức dạy học theo nhóm thực sự mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình dạy học, và để tăng thêm hiệu quả của việc áp dụng hình thức tổ chức dạy học này người nghiên cứu xin có một vài khuyến nghị như sau:

- Thứ nhất, giáo viên cần kết hợp và tăng cường vận dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm với các phương pháp dạy học tích cực khác trong quá trình dạy học.

- Thứ hai, kỹ năng tư duy, óc phê phán cũng như kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm là yêu cầu cần có đối với người lao động hiện đại, cho nên giáo viên cần hình thành các nhóm học tập xuyên suốt trong cả năm học và khuyến khích cho điểm HS theo kết quả làm việc của cả nhóm.

- Thứ ba, đề tài cần phải tiếp tục được triển khai thực nghiệm sư phạm trên phạm vi rộng hơn và thời gian dài hơn để có những kết luận chính xác, có độ tin cậy cao hơn về tính hiệu quả của hình thức tổ chức dạy học theo nhóm.

- Thứ tư, hình thức tổ chức dạy học theo nhóm có thể được mở rộng áp dụng cho các kiến thức khác trong chương trình Vật lí phổ thông.

Đổi mới PPDH vẫn đang là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục Việt Nam hiện nay, tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần vào việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông, nhất là trong chương “Hạt nhân nguyên tử”. Đề tài này cũng có thể là một tài liệu tham khảo cho GV khi giảng dạy chương “Hạt nhân nguyên tử” ở trường phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM.

2. Lương Duyên Bình, Vũ Quang (2010), Vật lí 12, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam. 3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy học tích cực - Một số phương

pháp và kỹ thuật dạy học, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm

4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nhà xuất bản Giáo Dục.

5. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier, (2010) Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học, Nhà xuất bản Giáo Dục.

6. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Văn Đồng, (2005) Phương pháp giảng dạy Vật Lý ở trường phổ thông (tập 1),Nhà xuất bản Giáo dục.

8. Lê Văn Giáo, Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2005), Một số vấn đề dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục.

9. Nguyễn Thanh Hải (2008)., Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục.

10. D. Halliday (1998), Cơ sở vật lý, Nhà xuất bản Giáo dục.

11. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học, Khoa Tâm Lý Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

12. Tô Thị Hồng (2012), Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học - Vật Lý 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học Vật Lý ở trường Trung Học Phổ Thông, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

14. Trần Thị Thanh Huyền (2010), Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa Học lớp 11 chương trình nâng cao ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

16. Hoàng Thị Ngọc Hường (2010), Sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học phần “Lý luận dạy học Hoá Học đại cương”ở trường cao đẳng sư phạm, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Cao Khả (2013), Tổ chức dạy học theo nhóm chương “Chất Khí” vật lý 10, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

18. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2005), Lý luận dạy học Vật Lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo Dục

19. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2010), Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế - ứng dụng vào chương tĩnh học vật rắn SGK Vật Lý 10 Nâng Cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Ngọc Minh (2012), Vận dụng dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy môn kỹ năng sống tại trường cao đẳng công nghệ và quản trị Sonadezi tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh.

21. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

22. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, (2002) Giáo dục học (tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục. 23. Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thuý (2011), Cẩm nang phương pháp sư

phạm, Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

24. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật Lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại Học Sư phạm.

25. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội.

26. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng pháp triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

27. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý (tập 1),Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2009), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề Vật Lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1995), Tâm lý học đại cương.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính thưa quý thầy (cô), để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì việc người giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp là rất quan trọng. Với mong muốn đó, người nghiên cứu tiến hành đợt khảo sát này nhằm thu thập những ý kiến đóng góp từ quý thầy (cô) về việc tổ chức dạy học theo nhóm để từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong công tác giảng dạy.

Rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy (cô). Xin cám ơn !

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên (không bắt buộc): ... Năm sinh:……….. 2. Trình độ: Đại học  Thạc sĩ  Tiến sĩ 

3. Nơi công tác: ...

B. NỘI DUNG KHẢO SÁT

(Quý thầy cô vui lòng đánh dấu X vào ô phù hợp với sự lựa chọn của mình) Câu 1. Thầy (cô) cho biết mức độ của các phương pháp dạy học mà thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa từng

Thuyết trình

Đàm thoại (Phỏng vấn) Ngoại khoá

Nêu và giải quyết vấn đề Dạy học theo dự án

Tổ chức dạy học theo nhóm Phương pháp khác

Câu 2. Xin quý thầy cô vui lòng cho biết mức độ hiểu biết của thầy cô về tổ chức dạy học theo nhóm?

 Chưa từng nghe  Có nghe qua nhưng chưa áp dụng

Câu 3. Khi thầy cô tổ chức dạy học theo nhóm, xin quý thầy cô cho biết mức độ sử dụng các hình thức hoạt động sau đây:

HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa từng

- Cả nhóm cùng giải quyết chung một nhiệm vụ học tập

- Mỗi nhóm chuẩn bị nhiệm vụ học tập ở nhà, sau đó đại diện lên báo cáo trước lớp - Sử dụng phiếu học tập cho mỗi nhóm

- Tổ chức trò chơi có nội dung về học tập giữa các nhóm

- Mỗi học sinh tìm hiểu một nội dung rồi truyền đạt lại cho nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Hình thức hoạt động khác

Câu 4. Nếu thầy cô chưa từng hoặc hiếm khi tổ chức dạy học theo nhóm thì vui lòng cho biết lí do: (có thể đánh dấu X vào nhiều nội dung)

Thầy cô chưa biết cách tổ chức dạy học nhóm sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả

Tốn nhiều công sức và thời gian để chuẩn bị

Nội dung môn học không phù hợp để dạy học theo nhóm

Thời gian tiết học ngắn mà nội dung bài học nhiều nên không thể tổ chức thảo luận nhóm

Tổ chức dạy học theo nhóm không mang lại hiệu quả

Tổ chức dạy học theo nhóm không phù hợp với điều kiện nơi công tác của thầy cô

Ý kiến khác: ... ...

Câu 5. Những ưu điểm khi tổ chức dạy học theo nhóm:

(có thể đánh dấu X vào nhiều nội dung)

 Phát huy được tính tích cực học tập của học sinh (đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay).

Giáo viên không phải thuyết giảng nhiều khi lên lớp

 Lớp học sôi nổi, làm học sinh yêu thích việc học của mình hơn

 Quan hệ giữa thầy - trò, giữa học sinh với nhau thêm chặt chẽ và gần gũi hơn

Học sinh được phát triển thêm nhiều kỹ năng khi được làm việc nhóm

Câu 6. Những hạn chế khi tổ chức dạy học theo nhóm: (có thể đánh dấu X vào nhiều nội dung)

Giáo viên tốn nhiều công sức và thời gian chuẩn bị

Lớp học dễ mất trật tự, học sinh không tập trung làm việc nhóm

 Học sinh không thích học tập theo nhóm

Lớp học có số lượng đông, khó khăn khi sắp xếp chỗ ngồi cho các nhóm

Trình độ và sự tích cực của học sinh trong nhóm không đồng đều nhau

Học sinh khá giỏi có những suy nghĩ chệch hướng bài học mà giáo viên chưa chuẩn bị Dễ gây mâu thuẫn, phân biệt giữa học sinh trong quá trình làm việc nhóm

 Tiết học phải kéo dài hơn ảnh hưởng đến phân phối chương trình

Ý kiến khác: ... ...

Câu 7. Khi tiến hành chia nhóm, thầy cô thường dựa vào tiêu chí: (có thể đánh dấu X vào nhiều nội dung)

 Học sinh ngồi gần nhau (hoặc trong cùng một tổ)

Học sinh tự phân chia nhóm với nhau (hoặc học sinh có cùng sở thích với nhau)

Học sinh được bốc thăm ngẫu nhiên

 Học sinh có cùng trình độ

Học sinh khác trình độ nhau (vừa có HS khá giỏi vừa có HS yếu kém)

Ý kiến khác: ...

Câu 8. Tổ chức dạy học theo nhóm phù hợp khi dạy: (có thể đánh dấu X vào nhiều nội dung)

Lý thuyết Bài tập Thí nghiệm (thực hành)

 Ôn tập  Nâng cao kiến thức ngoài sách giáo khoa

Câu 9. Việc vận dụng tổ chức dạy học theo nhóm vào quá trình giảng dạy là:

 Dễ  Bình thường  Khó

Câu 10. Thầy cô có đồng ý rằng tổ chức dạy học theo nhóm mang lại hiệu quả trong việc dạy và học hay không?

Câu 11. Trong thời gian sắp tới, thầy cô có muốn (hoặc có tiếp tục) tổ chức dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học của mình hay không?

 Có  Không

Câu 12. Nhận xét của thầy cô về hiệu quả giáo dục mà tổ chức dạy học theo nhóm mang lại cho học sinh:

HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

Mức độ sử dụng

Không

Ít

Trung

Bình Nhiều

Rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích Rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 155 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)