Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 63 - 67)

Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm thường bao gồm ba giai đoạn: • Giai đoạn chuẩn bị (lập kế hoạch).

• Giai đoạn thực hiện (tiến trình dạy học).

• Giai đoạn kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm.

Bảng 1.3. Bảng tóm tắt quy trình tổ chức dạy học theo nhóm Giai

đoạn

Các bước thực hiện

Nội dung thực hiện

Chuẩn bị

Phân tích thông tin

+ Xác định nội dung tri thức cơ bản, tri thức bổ trợ, những kiến thức thực tế, các ứng dụng khoa học vào cuộc sống cũng như nhu cầu kiến thức của HS.

+ Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học cũng như tài liệu tham khảo cho HS.

Xác định mục tiêu

- Giáo viên xác định rõ mục tiêu cần đạt được ở các mặt sau: + Về tri thức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

+ Về kĩ năng: kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa), ngoài ra còn các kĩ năng xã hội cần hình thành và phát triển thông qua hoạt động nhóm.

+ Về thái độ: hình thành các thái độ học tập như: tích cực, hăng hái trong học tập; tiếp thu, hưởng ứng, đánh giá, hành động theo giá trị mới, quan điểm mới, có ý thức làm việc hợp tác với các bạn khác trong nhóm.

Lập kế hoạch bài

giảng

- Chọn nội dung kiến thức (hoặc chủ đề) để tổ chức hoạt động nhóm: thường là những nội dung có liên quan đến thực tế, nội dung cần thu thập nhiều thông tin, thông tin cập nhật, những

nội dung cần lý giải, lập luận chặt chẽ, những nội dung cần phân biệt để tránh nhầm lẫn, nội dung cần áp dụng để đi sâu, hoặc để luyện tập, củng cố một chủ đề đã học.

- Thiết kế hoạt động học nhóm:

+ Xác định mục tiêu cần đạt trên ba mặt: tri thức, kĩ năng và thái độ.

+ Thiết kế các nhiệm vụ hoạt động nhóm: phiếu học tập, bài tập nhóm, thảo luận, thí nghiệm, trò chơi…

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi logic, phù hợp với trình độ HS và dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình HS hoạt động nhóm như: phân nhóm, vị trí chỗ ngồi, khi có nhóm đi lệch hướng, khi HS tranh cãi nhau và không hợp tác…

- Xây dựng phương án kiểm tra, đánh giá: + Đánh giá được mức độ hoạt động của mỗi HS. + Đánh giá được mức độ hợp tác của cả nhóm.

+ Đánh giá được sự tiến bộ của mỗi HS về mặt kiến thức và kĩ năng hoạt động.

+ Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho HS đánh giá lẫn nhau.

Tiến trình dạy học

Nhập đề và giao nhiệm

vụ

+ Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: thông thường GV thực hiện việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết, thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này cũng được giao cho HS trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước cùng GV.

+ Xác định nhiệm vụ của các nhóm: xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt đuợc. Thông thường, nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau.

+ Thành lập các nhóm làm việc: có rất nhiều phương án thành lập nhóm khác nhau. Tuỳ theo mục tiêu dạy học để quyết định cách thành lập nhóm.

Làm việc nhóm

Trong giai đoạn này các nhóm HS tự lực thực hiện nhiệm vụ đuợc giao, trong đó có những hoạt động chính là:

- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: cần sắp xếp bàn ghế phù hợp với công việc nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận. Cần làm nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.

- Lập kế hoạch làm việc: + Chuẩn bị tài liệu học tập. + Đọc qua tài liệu.

+ Làm rõ xem tất cả mọi HS có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không.

+ Lập kế hoạch thời gian.

- Thoả thuận về quy tắc làm việc:

+ Mỗi HS đều có phần nhiệm vụ của mình và ghi lại kết quả làm việc.

+ Mỗi HS lắng nghe và không được ngắt lời người khác. - Tiến hành giải quyết nhiệm vụ:

+ Đọc kỹ tài liệu.

+ Mỗi cá nhân thực hiện công việc đã phân công. + Thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ. + Sắp xếp kết quả công việc.

- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp: + Xác định nội dung, cách trình bày kết quả. + Phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm. + Làm các hình ảnh minh họa;

+ Quy định tiến trình bài trình bày của nhóm.

Trình bày và đánh giá

kết quả

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp: thông thường trình bày miệng hoặc trình miệng với báo cáo viết kèm theo. Có thể trình bày có minh họa thông qua biểu diễn hoặc trình bày mẫu kết quả làm việc nhóm.

+ Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra những nội dung kết luận của bài học hoặc cho nội dung tiếp theo. Kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm Kiểm tra đánh giá - Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

- Các HS trong mỗi nhóm tự đánh giá hoạt động chung của nhóm mình: những mặt được, chưa được, những sai lầm mắc phải, những thiếu sót cần khắc phục.

- Các nhóm đánh giá hoạt động của từng HS trong nhóm như: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, sự tích cực, sự hợp tác… của từng HS có ảnh hưởng đến kết quả của cả nhóm.

- GV nhận xét chung về hoạt động của cả lớp, hoạt động của từng nhóm, nhận xét về sự hợp tác của các HS, khen ngợi các nhóm hợp tác tốt, chỉ ra nguyên nhân của các sai lầm mà các nhóm mắc phải.

- GV lắng nghe sự phản hồi từ phía HS khi tham gia bài học với HTTCDH theo nhóm.

- Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra cá nhân.

Rút kinh

Hình 1.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình tổ chức dạy học theo nhóm Bước 1: Tổ chức định hướng Bước 2: Thảo luận nhóm Bước 3: Thảo luận lớp Bước 4: Tổng kết, đánh giá

GIÁO VIÊN HỌC SINH

Xác định mục tiêu, chọn nội dung, lên kế hoạch,

soạn giáo án

Đọc sách giáo khoa, tham khảo tài liệu liên

quan - Tình huống vấn đề - Đề ra nhiệm vụ - Thành lập nhóm - Quan sát lớp - Khuyến khích HS tích cực hoạt động nhóm - Điều chỉnh và hỗ trợ kịp thời

- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả

- Tóm tắt các vấn đề, nhiệm vụ, nội dung. - Nêu nhận xét, đánh giá

các nhóm

- Cho HS làm bài kiểm tra cá nhân - Rút kinh nghiệm - Xây dựng kế hoạch và

nội dung ôn tập.

- Nhận nhiệm vụ - Tham gia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm - Đọc tài liệu, nhận định và phát hiện tri thức - Hợp tác với các HS khác để giải quyết nhiệm

vụ của nhóm - Lắng nghe và bảo vệ

quan điểm cá nhân - Đại diện nhóm trình bày. - Lắng nghe và bổ sung ý kiến - Ghi nhận ý kiến phản hồi. - So sánh kết quả với các nhóm khác và tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm

- Đánh giá kết quả hoạt động bản thân và của

nhóm.

- Lắng nghe GV nhận xét

- Làm bài kiểm tra - Ôn tập, hệ thống hóa tri

thức. Tiến trình dạy học Kiểm tra, đánh giá và rút kinh Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 63 - 67)