Một số biện pháp để phát huy tính tích cực học tập

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 29 - 31)

Về nội dung kiến thức

- Kiến thức phải mới, nhưng không qúa xa lạ với HS mà cái mới phải liên hệ, phát triển cái cũ và có khả năng áp dụng trong thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS.

- Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau, tập trung vào những vấn đề then chốt, có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ. Điều này sẽ kích thích nhu cầu và khơi gợi hứng thú của HS.

Về phương pháp dạy học: Phải dùng các phương pháp đa dạng như: đàm thoại, tổ chức thảo luận nhóm, xemina, nêu và giải quyết vấn đề…và phối hợp chúng một cách linh hoạt với nhau trong tất cả các giai đoạn của tiết dạy.

Về hình thức tổ chức dạy học: Phải sử dụng các hình thức tổ chức DH khác nhau như: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan ngoại khoá, làm việc trong khuôn viên trường, trong phòng thí nghiệm, tổ chức các câu lạc bộ học tập. Đặc biệt Vật lí là môn khoa học thực nghiệm do đó cần tăng cường các tiết học thực hành làm cho môn học gần gũi và thiết thực đối với HS.

Về phương tiện dạy học: Cần tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho việc dạy và học, thư viện cần có đầy đủ và đa dạng các loại sách, tài liệu tham khảo cho HS. Điều này sẽ kích thích nhu cầu tự học của HS.

Về kiểm tra đánh giá học tập: Muốn phát huy được tính tích cực học tập của HS thì một điều quan trọng không kém là phải có các hình thức kiểm tra đánh giá được tính tích cực của HS. Đặc biệt là có các điểm số riêng dành cho HS tích cực. Chẳng hạn như dùng điểm khuyến khích, điểm cộng, điểm trừ cho các yêu cầu:

 Số lần thuộc bài, số lần làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới.

 Số lần giơ tay phát biểu, số lần đặt ra câu hỏi với giáo viên, với các bạn học sinh khác.

 Số lần nhận xét và đóng góp ý kiến khi nghe bạn, giáo viên trình bày.

Có chú ý và ghi chép bài đầy đủ hay không?

 Có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không?

 Có đưa ra phần mở rộng về kiến thức hay không?

Có đưa ra cách giải mới cho một dạng bài tập hay không?

Có đặt ra câu hỏi về phần kiến thức mà mình chưa rõ hay không?

 Có tiến bộ trong quá trình học tập hay không?

- Phải tạo được môi trường lành mạnh và tích cực, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những HS có thành tích học tập tốt.

- Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động xã hội.

- Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình.

Về phía giáo viên: thường xuyên nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. - Nâng cao các kỹ năng thí nghiệm, các kỹ năng giải bài tập, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, cập nhật các công nghệ và kỹ thuật mới gắn liền với Vật lí…

- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt.

- Biết khéo léo đưa vào bài giảng những thí nghiệm vui, lý thú, hấp dẫn, thực tế, hay những câu chuyện Vật lí hóm hĩnh thì học sinh sẽ dễ dàng tham gia vào bài học một cách hứng thú, tò mò. Điều này sẽ kích thích HS hoạt động, suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo.

- Cần tạo ra tình huống có vấn đề sao cho HS thấy rõ được lợi ích về mặt nhận thức hay về mặt thực tế của việc cần giải quyết nó nhưng đồng thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết, nhưng sự thiếu sót này có thể khắc phục được nhờ một số nỗ lực nhận thức gần tầm với của HS.

- Sử dụng câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh. Câu hỏi phát huy tính tích cực không có sẵn nội dung trả lời mà buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi giải quyết các vấn đề.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức. - Cần nhiệt tình quan tâm, tư vấn cho HS, giúp HS giải quyết những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.

- Tạo không khí lành mạnh trong lớp, trong trường, là một tấm gương sáng về tinh thần tự học cho HS noi theo.

1.2.7. Phương pháp dạy học tích cực 1.2.7.1. Dạy học

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)