Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 68 - 71)

Bảng 2.1. Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học Vật lí ở trường THPT. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Chưa từng

Thuyết trình 64,28% 21,43% 14,29% 0% Đàm thoại (Phỏng vấn) 57,14% 35,71% 0% 7,15% Ngoại khoá 0% 14,29% 28,57% 57,14% Nêu và giải quyết vấn đề 57,14% 21,43% 21,43% 0% Dạy học theo dự án 0% 7,15% 35,71% 57,14% Tổ chức dạy học theo nhóm 28,57% 28,57% 35,71% 7,15%

- Qua kết quả thu được ở bảng 2.1, ta nhận thấy các PPDH truyền thống được sử dụng thường xuyên, tổ chức dạy học theo nhóm đã được GV quan tâm, nhưng tỉ lệ sử dụng thường xuyên còn thấp.

Bảng 2.2. Mức độ hiểu biết của GV về tổ chức dạy học theo nhóm.

Mức độ hiểu biết Số lượng Phần trăm

Chưa từng nghe 0 0%

Có nghe qua nhưng chưa áp dụng 5 20,83% Đã vận dụng nhưng chưa hiệu quả 12 50,00% Đã vận dụng và đạt hiệu quả 7 29,17%

- Qua kết quả điều tra ở bảng 2.2, ta nhận thấy đa số GV đều biết và vận dụng việc tổ chức dạy học nhóm, nhưng mức độ hiểu rõ và vận dụng hiệu quả PP này là không nhiều, chứng tỏ GV biết về dạy học nhóm thông qua các nguồn tài liệu tham khảo nhưng có thể chưa áp dụng đúng quy trình.

Bảng 2.3. Mức độ sử dụng các hình thức hoạt động khi GV tổ chức dạy học nhóm

HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG Thường Mức độ sử dụng

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Chưa từng

- Cả nhóm cùng giải quyết chung một

nhiệm vụ học tập 64,28% 28,57% 7,15% 0% - Mỗi nhóm chuẩn bị nhiệm vụ học tập

ở nhà, sau đó đại diện lên báo cáo trước lớp

50,00% 35,71% 14,29% 0%

- Sử dụng phiếu học tập cho mỗi nhóm 28,57% 28,57% 35,71% 7,15% - Tổ chức trò chơi có nội dung về học

tập giữa các nhóm 21,43% 14,29% 42,85% 21,43% - Mỗi học sinh tìm hiểu một nội dung

rồi truyền đạt lại cho nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập

35,71% 14,29% 21,43% 28,57%

- Với kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy GV tổ chức hoạt động nhóm thường có hình thức đơn giản là sử dụng phiếu học tập và tất cả HS đều giải quyết chung một nội dung. Các hình thức hoạt động phức tạp ít được GV sử dụng, điều này dẫn đến việc áp dụng tổ chức dạy học nhóm dễ gây nhàm chán cho HS và hiện tượng “ăn theo” của HS.

Bảng 2.4. Những hạn chế GV thường gặp khi tổ chức dạy học nhóm

Khó khăn Phần trăm

- Giáo viên tốn nhiều công sức và thời gian chuẩn bị 42,85% - Lớp học dễ mất trật tự, học sinh không tập trung làm việc nhóm 64,28% - Học sinh không thích học tập theo nhóm 7,15% - Lớp học có số lượng đông, khó khăn khi sắp xếp chỗ ngồi cho các

nhóm 57,14%

- Trình độ và sự tích cực của học sinh trong nhóm không đồng đều nhau 92,85% - Học sinh khá giỏi có những suy nghĩ chệch hướng bài học mà giáo

viên chưa chuẩn bị 7,15%

Dễ gây mâu thuẫn, phân biệt giữa học sinh trong quá trình làm việc

nhóm 21,43%

Tiết học phải kéo dài hơn ảnh hưởng đến phân phối chương trình 71,43% - Hầu hết GV đều cho rằng khó khăn nhất khi áp dụng PPDH hợp tác là trình độ và sự tích cực của học sinh trong nhóm không đồng đều nhau, tiếp theo là thời gian tiết học không đủ để thực hiện hết các hoạt động. Việc bố trí bàn ghế lớp học là một trở ngại lớn, cũng như sĩ số lớp học đông khi HS phải di chuyển trong giờ học.

Bảng 2.5. Ý kiến của GV về hiệu quả của dạy học nhóm đem lại cho HS HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

Mức độ hiệu quả Không

Ít

Trung

Bình Nhiều

Rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử 0% 0% 28,57% 71,43% Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích 0% 21,43% 21,43% 57,14% Rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề 0% 0% 14,29% 85,71% Phát triển năng lực, tư duy sáng tạo 0% 7,15% 35,71% 57,14% Rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác 0% 0% 7,15% 92,85% Nâng cao tính tích cực trong học tập 0% 0% 28,57% 71,43% Phát triển năng lực xã hội

(tự tin hơn, biết giúp đỡ nhau,…) 0% 0% 35,71% 64,29% Nâng cao kết quả trong học tập 0% 21,43% 21,43% 57,14%

- Với số liệu ở bảng 2.5, ta nhận thấy đa số GV đều đánh giá cao hiệu quả mà dạy học nhóm mang lại cho HS, ngoài hiệu quả mang đến tính tích cực trong học tập, PP còn tạo điều kiện cho HS hình thành và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng làm việc hợp tác, phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Kết luận: Dựa vào kết quả của quá trình điều tra tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học nhóm đều được các GV công nhận là PPDH có nhiều ưu điểm, mang lại hiệu quả giáo dục. Ngoài việc truyền thụ kiến thức cho HS, PP này còn giúp cho HS hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Khi được hỏi, các GV đều đồng ý muốn và tiếp tục sử dụng dạy học nhóm trong quá trình dạy học của mình trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chương trình còn nặng về lí thuyết, thời gian tiết học và nội dung chương trình chưa hợp lý với nhau, việc dạy học còn nặng nề về tính thi cử nên việc sử dụng dạy học nhóm còn hạn chế và nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 68 - 71)