a. Hình thức “cặp đôi chia sẻ”
- Cách thức tổ chức:
+ Bước 1: HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ trong một vài phút, để có nhận định riêng của mình về vấn đề GV nêu ra.
+ Bước 2: Hai HS ngồi gần nhau ghép lại thành một cặp trao đổi những suy nghĩ của cá nhân, thảo luận và đưa ra câu trả lời (trên bảng con, giấy…)
+ Bước 3: GV thống kê câu trả lời của các nhóm và nhận xét.
- Ưu điểm
+ Hình thức này thực hiện tương đối đơn giản và dễ áp dụng.
+ Việc lập nhóm nhanh chóng, không mất thời gian di chuyển và tập hợp. + HS rèn được khả năng tư duy nhạy bén trước câu hỏi của GV, họ cũng có cơ hội chia sẻ suy nghĩ với người khác, thể hiện vai trò của cá nhân trong quyết định của nhóm, đồng thời HS cũng học được nhiều ở người cùng nhóm.
+ Có thể giúp HS hình thành được tình bạn bổ ích và HS khá giỏi kèm cặp cho HS yếu kém.
- Hạn chế
+ Việc thống kê kết quả của các nhóm làm tốn nhiều thời gian. + Cách chia nhóm có thể dẫn đến sự mất cân đối giữa các nhóm.
+ Có thể xảy ra tình trạng HS yếu bị lung lay bởi ý kiến của HS khá giỏi và không tự tin với ý kiến của mình khi tranh luận dù có thể ý kiến của mình là đúng.
- Chú ý: GV nên cung cấp hay gợi ý để HS định hướng nhanh hơn trong mỗi bước hoạt động, nên đặt thời gian nhất định cho mỗi hoạt động nhóm. Hình thức này thường được áp dụng cho các hoạt động so sánh, tìm điểm khác và giống nhau giữa hai hay nhiều vấn đề, tìm ưu và khuyết điểm về một nhận định hay quyết định nào đó, hỏi đáp theo một đề tài cụ thể… hoặc để bắt đầu một giờ học hay một vấn đề mới
[12].
b. Hình thức “xây dựng kim tự tháp”
Đây là hình thức mở rộng của nhóm “cặp đôi chia sẻ”.
- Cách thức tổ chức
+ Sau khi thảo luận theo cặp, hai cặp sẽ kết hợp thành nhóm 4 người để hoàn thành nhiệm vụ có liên quan. Nếu cần thiết thì 4 người này sẽ ghép tiếp với 4 người khác để thành nhóm 8 người…
+ Tùy theo nội dung học tập cuối cùng cần giải quyết mà GV xác định cần bao nhiêu thành viên trong một nhóm.
- Ưu điểm
+Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ. Cách học này giúp HS nhận ra rằng: ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân, HS có thể học được nhiều điều hay từ các bạn.
+ Rèn luyện cho HS kỹ năng lập luận logic để thuyết phục hay bác bỏ ý kiến của người khác trong tranh luận, đó là một kĩ năng quan trọng quyết định sự thành công trong công việc sau này.
- Hạn chế
+ Mất nhiều thời gian thảo luận để đi đến kết quả.
+ Có thể có tình trạng các HS khá giỏi chi phối kết quả thảo luận.
- Chú ý: GV cần khuyến khích các HS yếu suy nghĩ đưa ra ý kiến riêng và tìm các lập luận thích hợp để lí giải nguyên nhân đưa ra ý kiến đó, việc này giúp HS yếu tự tin hơn khi tranh luận với các HS khá giỏi, đồng thời các HS khá giỏi cũng phải đưa
ra được những lập luận có tính thuyết phục nếu muốn bác bỏ các ý kiến đó. Hình thức này rất thích hợp với các giờ ôn tập, luyện tập khi HS phải nhớ và vận dụng các định nghĩa, khái niệm, công thức…[12].
c. Hình thức “gánh xiếc”
- Cách thức tổ chức
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
+ GV phân công cho mỗi nhóm tiến hành giải quyết một số bài tập hay số TN như nhau, nhưng theo thứ tự khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định.
+ Các nhóm tiến hành các nhiệm vụ được giao theo thứ tự, lần lượt hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác. Như vậy, bất cứ thời điểm nào ta cũng có các nhóm tiến hành các hoạt động khác nhau, nhưng cuối giờ thì các nhóm đều kết thúc nhiệm vụ.
+ Các nhóm báo cáo kết quả. + GV đánh giá kết quả hoạt động. - Ưu điểm
+ Không cần chuẩn bị nhiều dụng cụ TN, tài liệu học tập. + Rèn luyện được cho HS tính kỷ luật khi làm việc.
- Hạn chế: tổ chức không tốt sẽ gây ra tình trạng lộn xộn trong lớp học.
Khi áp dụng hình thức này, GV cần lập ma trận cụ thể cho giờ học với các dự định thời gian cần để giải quyết từng nội dung học tập cụ thể.
Ví dụ: Một tiết học mỗi nhóm phải làm 3 TN, mỗi TN cần 15 phút thì ta có thể lập ma trận như bảng sau:
Nhóm Thí nghiệm
A 1 2 3
B 2 3 1
C 3 1 2
Thời điểm hoàn thành
Ví dụ: Nếu có thí nghiệm hay bài tập cần thời gian giải quyết dài hơn các thí nghiệm hay bài tập khác thì ta vẫn có thể áp dụng được hình thức này. Mỗi nhóm phải giải quyết 5 thí nghiệm, nhưng từ TN 1 - 4 mỗi TN cần thời gian 5 phút, riêng TN 5 cần thời gian 10 phút thì ta có thể lập ma trận như bảng sau:
Nhóm Thí nghiệm
A 1 2 3 4 5 5
B 3 4 5 5 1 2
C 5 5 1 2 3 4
Thời điểm hoàn thành
(Phút thứ) 5 10 15 20 25 30
- Chú ý
+ Hình thức này thường được áp dụng cho những giờ học cần đồ dùng thí nghiệm, tài liệu tham khảo… nhưng tại cơ sở giảng dạy không đủ đáp ứng cho các nhóm.
+ GV cần dự kiến vị trí làm việc của các nhóm thuận tiện cho việc thay đổi các nhiệm vụ học tập [12].
d. Hình thức nhóm chuyên gia (hình thức Jigsaw) của Elliot Aronson
- Cách thức tổ chức
+ Chia HS thành từng nhóm với số lượng 4-5HS/1 nhóm, gọi là nhóm hợp tác.
+ Chia cắt nội dung bài học thành 4-5 chủ đề, ứng với số HS trong nhóm. + Chọn một HS làm nhóm trưởng để lãnh đạo nhóm, thường chọn HS ưu tú nhất trong nhóm.
+ Mỗi HS của nhóm được giao một phần của bài học và có một khoảng thời gian để nắm bắt và hiểu được vấn đề.
+ Trong một khoảng thời gian xác định, các HS cùng chủ đề thảo luận với nhau trong một nhóm gọi là “nhóm chuyên gia”.
+ Các HS của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác, giảng lại cho cả nhóm về phần bài của mình, đảm bảo mọi HS trong nhóm nắm vững nội dung toàn bài học.
+ Các HS làm bài kiểm tra cá nhân, nội dung kiểm tra gồm tất cả các phần của bài học.
+ Kết quả kiểm tra là kết quả cá nhân và tính điểm nhóm.
Bảng 1.2. Tóm tắt các bước hoạt động nhóm theo hình thức nhóm chuyên gia Bước
làm việc Phân công Bước 1: công việc Bước 2: Nhóm chuyên gia Bước 3: Nhóm hợp tác Bước 4: Cá nhân làm kiểm tra Bước 5: Đánh giá HS trong nhóm Chịu trách nhiệm công việc được giao Thảo luận cùng chủ đề
Giảng bài cho
nhau Kiểm tra Điểm nhóm kết hợp điểm cá nhân HS số 1 HS số 2 HS số 3 HS số 4 Phần bài A Phần bài B Phần bài C Phần bài D Các HS cùng chủ đề của từng nhóm thảo luận HS nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác và giảng bài cho nhau để từng HS hiểu hết các phần A,B, C,D của bài học. Cá nhân làm kiểm tra. Nội dung bài KT gồm tất cả các phần A, B, C, D của bài học. Từng HS không những hiểu kĩ phần bài của mình mà còn hiểu được toàn bộ bài học. - Ưu điểm:
+ Tạo cơ hội cho HS hình thành và rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, trình bày một vấn đề, kỹ năng lắng nghe, thảo luận…
+ Phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. HS có nhiều cơ hội hoạt động, học hỏi và thể hiện vai trò của cá nhân, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Với tư cách là thành viên của nhóm chuyên gia, HS được bình đẳng, tự do trao đổi với nhau về cùng một vấn đề nhằm hiểu tường tận thấu đáo phần kiến thức được giao. Với tư cách là thành viên của nhóm hợp tác, HS ở vị trí thay thế cho người thầy truyền đạt lại nội dung do mình phụ trách, đồng thời lắng nghe và được quyền thắc mắc về nội dung của thành viên khác.
+ Đề cao tính tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm, thấy được sự phụ thuộc tích cực giữa các cá nhân.
+ Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.
+ HS tham gia vào hoạt động học có nhiều cơ hội học hỏi và thể hiện vai trò của cá nhân.
- Hạn chế:
+ Mất nhiều thời gian vì phải tổ chức hoạt động nhóm hai lần: một lần của nhóm chuyên gia và một lần của nhóm hợp tác. Trong quá trình ghép nhóm dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự và tốn thời gian để ổn định.
+ Có thể có hiện tượng HS chỉ quan tâm đến nội dung kiến thức mà mình tìm hiểu chứ không quan tâm đến nội dung của thành viên khác, do đó HS sẽ không có kiến thức của toàn bộ nội dung bài học.
+ Nếu trong nhóm chuyên gia có HS yếu, có thể HS yếu không thể đảm bảo được nội dung kiến thức được giao, hoặc các HS khác trong nhóm hợp tác không tin tưởng vào phần nội dung kiến thức mà HS yếu trình bày.
- Chú ý:
+ Hình thức nhóm chuyên gia nên áp dụng cho các bài học có nội dung độc lập nhau hoặc các bài học dễ chia thành các đơn vị kiến thức tương đương.
+ GV nên chọn bài học có thời lượng 2 tiết, đặc biệt là hai tiết học kế tiếp nhau để làm tăng hiệu quả của hoạt động nhóm. Để tiết kiệm thời gian thì việc chia nhóm và giao nhiệm vụ nên thực hiện ở tiết học trước.
+ GV phải đi đến từng nhóm để theo dõi, kịp thời hỗ trợ HS khi cần thiết. + Cần kết hợp kiểm tra, đánh giá kết quả của nhóm và của cá nhân để HS ý thức được vai trò của mình trong sự thành công của nhóm, đồng thời đảm bảo HS phải quan tâm đến tất cả các phần nội dung kiến thức của bài học [12].
e. Hình thức nhóm chia sẻ kết quả học tập - Hình thức Stad (Student Teams Achievement Divisions)
- Cách thức tổ chức: Stad được phát triển bởi Robert Slavin tại trường đại học Hopkins. Cấu trúc Stad được tổ chức theo các bước sau:
+ Bước 1: Giới thiệu mục đích của bài học, giới thiệu thông tin tới HS thông tin qua bài giảng, SGK hay các tài liệu mở rộng khác.
+ Bước 2: Chia HS thành các nhóm hợp tác với số lượng 4 - 5 HS trong một nhóm. Một nhóm gồm các HS có năng lực học tập khác nhau.
+ Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Bước 4: Tổ chức cho HS cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học, HS khá giỏi đã nắm vững tài liệu giúp các bạn chậm hơn nghiên cứu tài liệu, sao cho mỗi HS đều phải nắm được kiến thức bài học một cách tốt nhất. Lúc này GV di chuyển trong lớp để quan sát và hướng dẫn HS.
+ Bước 5: Tiến hành kiểm tra cá nhân lần 1.
+ Bước 6: Tổ chức cho HS chấm chéo bài kiểm tra của nhau, sau đó HS trong nhóm tiếp tục thảo luận, giải thích với nhau nhằm khắc phục các phần kiến thức nắm chưa nắm tốt.
+ Bước 7: Tiến hành kiểm tra cá nhân lần 2.
+ Bước 8: Đánh giá, nhận xét mức độ hợp tác và cố gắng của mỗi TV và nhóm. Chủ yếu là dựa vào điểm trung bình và điểm tiến bộ của cả nhóm, biểu dương sự cố gắng của HS, đặc biệt các HS yếu, để HS thấy được sự cố gắng của họ sẽ góp phần đáng kể trong kết quả chung của nhóm. Có thể xét tiêu chí lấy điểm như sau:
• Điểm cá nhân = điểm kiểm tra lần 1 của mỗi HS.
• Điểm trung bình của nhóm = Trung bình cộng điểm kiểm tra lần 1 của các HS trong nhóm.
• Điểm tích lũy cá nhân = điểm KT lần 2 – điểm KT lần 1
• Điểm tích lũy nhóm = Trung bình cộng điểm tích lũy của các HS trong nhóm.
- Ưu điểm:
+ Stad là cấu trúc tổ chức hoạt động nhóm, đề cao tinh thần hợp tác giữa các HS, tạo cơ hội cho HS yếu kém sửa sai kiến thức, nhấn mạnh sự nỗ lực của bản thân có ý nghĩa đối với thành công của nhóm.
+ Cấu trúc Stad cũng hạn chế được phần lớn tình trạng ăn theo, chi phối và tách nhóm. Cho HS thấy được vai trò của mình trong nhóm, sự cố gắng và nỗ lực của mình sẽ đem lại kết quả tốt cho nhóm.
+ Cấu trúc Stad dễ áp dụng cho các bài truyền thụ kiến thức mới đơn giản. HS có thể tự học, các bài luyện tập và ôn tập. HS có thể tự ôn lại kiến thức và nhờ các thành viên trong nhóm kiểm tra lại.
+ HS không cần phải di chuyển vị trí làm việc trong nhóm như trong hình thức Jigsaw.
- Hạn chế: Tốn nhiều thời gian, nhất là thời gian soạn đề và tổ chức kiểm tra đánh giá vì phải tiến hành hai lần kiểm tra và đánh giá.
-Chú ý:
+ GV cần chú ý đến năng lực của HS khi chia nhóm, đảm bảo mỗi nhóm phải có HS khá giỏi để giúp đỡ HS yếu. Sau nhiều tuần thì nên có sự thay đổi thành phần HS của các nhóm để HS có cơ hội làm việc với các bạn khác.
+ Câu hỏi trong đề kiểm tra không quá khó cũng không được quá dễ. Sao cho sau lần kiểm tra thứ nhất thì HS khá giỏi đạt điểm tốt để các HS này tự tin giúp đỡ các HS yếu kém trước lần kiểm tra thứ hai.
+ Để đánh giá được sự tiến bộ của HS thì đề kiểm tra lần hai phải có độ khó tương đương như lần đầu [12].
f. Hình thức điều tra theo nhóm - Hình thức GI (Group Investigation)
- Cách thức tổ chức: Ở mô hình này HS được tham gia vào việc chọn chủ đề học, tự họ thiết lập lên kế hoạch học tập cũng như cách tiến hành giải quyết công việc, chính vì điều này đã yêu cầu cách tổ chức và tiêu chuẩn lớp học phải đồng bộ và tốt hơn. Hình thức điều tra theo nhóm được tổ chức theo các bước sau:
+ Bước 1: Chia nhóm. Thường phân lớp học thành các nhóm hỗn tạp có đầy đủ thành phần từ 4 – 6 HS để hỗ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động, tuy nhiên có một số trường hợp nhóm được hình thành từ nhóm bạn có cùng sở thích, có cùng mối quan tâm đến một chủ đề.
+ Bước 2: Lựa chọn chủ đề. Nhóm HS có thể tự do lựa chọn chủ đề, tổ chức bốc thăm hay do GV chỉ định, điều này tuỳ thuộc vào mỗi GV. Nhưng cho các nhóm tự lựa chọn thì sẽ tạo được sự hứng khởi.
+ Bước 3: Lập kế hoạch hoạt động nhóm hợp tác. Nhóm HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề được giao, với những kế hoạch giải quyết từng giai đoạn cụ thể với từng mục tiêu cụ thể. GV có thể hướng dẫn HS nếu như nhóm chưa có được kĩ năng tổ chức công việc, GV cần cung cấp cho nhóm một số tư liệu, các trang web cần thiết.
+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch. Nhóm hoạt động theo kế hoạch đã đề ra, các TV trong nhóm tập hợp tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó phân tích các thông tin, kiến thức thu được để từ đó có các ý tưởng hay cho bài thuyết trình của nhóm. Giai đoạn này, các TV thường xuyên trao đổi với nhau và với GV nếu gặp khó khăn, GV cần hỏi thăm, đôn đốc tiến trình hoạt động