Giáo án bài thứ tư: PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH-PHẢN ỨNG NHIỆT

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 123 - 128)

Mục tiêu bài học

Mục tiêu về kiến thức:

- Nêu được phản ứng phân hạch là gì.

- Nêu được phản ứng dây chuyền là gì và nêu được các điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra.

- Nêu được phản ứng nhiệt hạch là gì và nêu được điều kiện để phản ứng kết hợp hạt nhân xảy ra.

- Nêu được những ưu việt của năng lượng phản ứng nhiệt hạch.

Mục tiêu về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin. - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm

Mục tiêu về thái độ:

- Rèn luyện tính tích cực, hăng hái trong học tập.

- Rèn luyện ý thức và trách nhiệm khi làm việc hợp tác với các bạn khác trong nhóm.

- Nâng cao nhận thức cho HS về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường năng lực, kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi của HS về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn cầu, khu vực và trong nước.

Chuẩn bị

Giáo viên:

- Tổ chức cho các nhóm hoạt động ngoài giờ lên lớp và mỗi nhóm hoàn thành một bài tiểu luận.

- Phòng học, máy chiếu, bút viết.

Học sinh:

Hoạt động 1: Nêu vấn đề, giới thiệu nhiệm vụ, chia nhóm (làm việc chung cả lớp trước buổi báo cáo 2 tuần)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nêu vấn đề: Như đã giới thiệu ở phần đầu của chương, năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường, việc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng mới, trong đó có năng lượng hạt nhân, cụ thể hơn là sử dụng năng lượng từ phản ứng phân hạch và nhiệt hạch. Vậy năng lượng phân hạch và nhiệt hạch là gì? cơ chế phản ứng như thế nào? và kiểm soát chúng ra sao? - Giới thiệu nhiệm vụ:Để trả lời được các câu hỏi vừa nêu GV sẽ chia lớp thành các nhóm để tìm hiểu các vấn đề vừa nêu dưới dạng các bài tiểu luận. Các nhóm sẽ cùng nhau chuẩn bị bài tiểu luận ngoài giờ lên lớp, sau khi hoàn thành sẽ cử đại diện báo cáo trước lớp.

- Chia nhóm: Tiến hành chia nhóm, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 9HS với năng lực học tập khác nhau và để các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký. Sau đó cho các nhóm tự chọn một trong các đề tài sau đây:

- Tiếp nhận vấn đề - Tiếp nhận nhiệm vụ - Chia nhóm, bầu nhóm trưởng và thư CHỦ ĐỀ PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH ĐỀ TÀI 1: TÌM HIỂU VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

NỘI DUNG

TIỂU LUẬN CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN

Nhà máy điện hạt nhân

•Cấu tạo của nhà máy điện hạt nhân

•Nguyên tắc hoạt động

(giải thích rõ vai trò của từng bộ phận, nguồn năng lượng nào được sử dụng trong nhà máy để chuyển hóa thành điện năng, nguồn năng lượng đó xuất hiện ở trong bộ phận nào của nhà máy)

•Cách ứng phó của các nhà máy điện nguyên tử trước những trận động đất, sóng thần.

• Ảnh hưởng của phóng xạ trong phản ứng phân hạch đến môi trường.

ĐỀ TÀI 2: TÌM HIỂU VỀ BOM HẠT NHÂN NỘI DUNG

TIỂU LUẬN CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN

BOM HẠT NHÂN

•Cấu tạo của bom hạt nhân

•Nguyên tắc hoạt động

(giải thích rõ vai trò của từng bộ phận, nguồn năng lượng nào được sử dụng trong bom hạt nhân để tạo ra sức công phá khủng khiếp của bom, nguồn năng lượng đó thu được từ đâu)

• Ảnh hưởng của phóng xạ trong phản ứng phân hạch đến môi trường.

• Vụ thả bom nguyên tử tại thành phố Hirosima và Nagasaki (Nhật Bản)

CHỦ ĐỀ PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH

ĐỀ TÀI 3: TÌM HIỂU PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH NGOÀI VŨ TRỤ NỘI DUNG

TIỂU LUẬN CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN

Phản ứng nhiệt hạch ngoài vũ trụ

•Năng lượng nhiệt hạch - Phản ứng nhiệt hạch

- Năng lượng phản ứng nhiệt hạch

•Những lợi ích mà năng lượng nhiệt hạch đem lại

•Phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ

(tìm hiểu rõ phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở Mặt Trời)

ĐỀ TÀI 4: TÌM HIỂU PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH Ở TRÁI ĐẤT NỘI DUNG

TIỂU LUẬN CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN

Phản ứng nhiệt hạch ở Trái Đất

•Năng lượng nhiệt hạch - Phản ứng nhiệt hạch

- Năng lượng phản ứng nhiệt hạch

•Nguồn nhiên liệu vô tận trong phản ứng nhiệt hạch

•Phản ứng nhiệt hạch ở Trái Đất

(tìm hiểu rõ phản ứng nhiệt hạch được con người tạo ra bằng cách nào và kiểm soát như thế nào)

Hoạt động 2: Giới thiệu hình thức báo cáo tiểu luận (làm việc chung cả lớp trước buổi báo cáo 2 tuần)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Báo cáo kết quả bài tiểu luận: + Một bài báo cáo bằng giấy.

+ Một bài báo cáo trước lớp bằng powerpoint (một người đại diện nhóm thuyết trình có sử dụng máy chiếu)

- Thời gian trình bày mỗi nhóm khoảng từ 10 phút

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi và trao đổi ý kiến - Giáo viên và các nhóm khác cho điểm

- Lắng nghe và nêu thắc mắc

Hoạt động 3: Giới thiệu hình thức đánh giá và yêu cầu đối với hoạt động nhóm (làm việc chung cả lớp trước buổi báo cáo 2 tuần)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hình thức đánh giá

- Giáo viên sẽ cho điểm (hệ số 2) bài tiểu luận của nhóm trình bày dựa vào các tiêu chí trong phiếu đánh giá bài tiểu luận của nhóm (phụ lục 6)

- Các nhóm khác sẽ cho điểm (hệ số 1) bài tiểu luận của nhóm trình bày dựa vào các tiêu chí trong phiếu đánh giá bài tiểu luận của nhóm (phụ lục 6)

- Điểm cuối cùng của bài tiểu luận là điểm trung bình của GV và của các nhóm. Điểm điểm trung bình này sẽ tính vào một điểm của HS.

- Lắng nghe và nêu thắc mắc

Yêu cầu đối với hoạt động nhóm

- Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và một thư ký.

+ Nhóm trưởng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ, nhắc nhở và kiểm tra công việc của các thành viên.

+ Thư ký là người chịu trách nhiệm ghi chép lại các kết quả hoạt động của nhóm trong mỗi buổi làm việc và ghi chép lại nhận xét của nhóm đối với công việc đang thực hiện.

- Tất cả các thành viên trong nhóm phải tham gia bài tiểu luận,

- Lắng nghe và nêu thắc mắc

có ghi lại công việc mình thực hiện và đánh giá nhận xét mặt được và chưa được của mình.

- Khi đặt câu hỏi, GV và các nhóm có thể mời bất kỳ thành viên nào của nhóm để giải đáp.

Hoạt động 4: Các nhóm làm việc ngoài giờ lên lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV nhắc nhở và động viên các nhóm làm việc: + Các nhóm phải lập kế hoạch công việc rõ ràng. + Phân công công việc phù hợp với khả năng của mỗi thành viên.

+ Nhóm trưởng kiểm tra tiến độ làm việc của các thành viên, thư ký ghi lại các hoạt động của nhóm.

YC: Nhóm trưởng thường xuyên liên lạc với GV để trình bày đề cương của bài tiểu luận cũng như trao đổi những khó khăn để nhờ GV hỗ trợ.

YC: Các nhóm nộp bài tiểu luận (bằng giấy và file powerpoint) cho GV trước buổi báo cáo 2 ngày.

- Lập kế hoạch làm việc và phân công công việc cho mỗi thành viên. - Các thành viên làm việc theo phân công.

- Nhóm trưởng kiểm tra tiến độ làm việc của các thành viên, thư ký ghi lại các hoạt động của nhóm.

- Gặp gỡ GV để nhờ sự hỗ trợ và góp ý.

- Chỉnh sửa và gửi bài tiểu luận cho GV đúng thời gian.

- Chuẩn bị báo cáo

Hoạt động 5: Tổ chức báo cáo

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Chuẩn bị địa điểm và các phương tiện: phòng học, máy chiếu, máy vi tính, phiếu đánh giá…

- YC: Các nhóm báo cáo

- Lắng nghe báo cáo, ghi nhận, và đánh giá - Yêu cầu các nhóm nhận xét và đặt câu hỏi

- Tổng kết các ý kiến, nhận xét và kết luận các kiến thức trọng tâm của bài học.

- Tiến hành báo cáo - Lắng nghe báo cáo - Nhận xét và đặt câu hỏi

- Ghi nhận các kiến thức của bài học.

Hoạt động 6: Tổng kết buổi báo cáo

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nhận xét buổi báo cáo, chấm điểm và yêu cầu HS

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “hạt nhân nguyên tử” vật lý 12 ban cơ bản (Trang 123 - 128)