Tình hình kinh tế xã hội và văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 34)

11 huyện miền núi tây bắc chiếm hơn ba phần tư tổng diện tích tỉnh Thanh Hoá (11.000 km2), trong đó có năm huyện vùng cao. Số dân miền Tây

là 1 triệu 43 nghìn người, gồm 7 dân tộc anh em: Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơmú, Kinh. Miền tây Thanh Hoá là một dải đất núi rừng trùng điệp, từ huyện Thạch Thành giáp ranh rừng Cúc Phương (Ninh Bình) lên huyện cuối cùng Mường Lát giáp tỉnh Sơn La và Hoà Bình, có đường biên giới với Lào dài 192 km, địa thế núi non hiểm trở, sông ngòi đa dạng. Các huyện miền núi có 222 xã, trong đó 102 xã đặc biệt khó khăn (diện chương trình 135), hai huyện vùng cao biên giới Mường Lát, Quan Sơn có 23 xã thì 100% số xã trong diện Chương trình 135. Nhiều xã, làng, bản, khu miền tây thuộc 5 huyện vùng cao từ Bá Thước, Quan Hoá trở lên, cách trung tâm xã từ 30 đến 72 km. Đường dân sinh phần lớn là lối mòn, ngựa đi còn khó, gồng gánh, mang vác càng khó khăn hơn. Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thanh Hoá hơn 130 km, thì có 86 km nối với 5 huyện miền núi phía tây. Quốc lộ 217 và 15A xuyên qua các huyện miền tây có tổng chiều dài 194 km. Trong khi đó, tổng chiều dài đường nông thôn của 11 huyện miền núi là 6.608 km. Hiện còn 14 xã vùng cao chưa có đường ô tô vào trung tâm xã. Cầu, cống qua các khe, ngòi chưa có, vào mùa mưa, lũ, dân nhiều bản hai, ba ngày liền bị nước phong toả.

Ở miền tây Thanh Hoá, khoảng 65% số dân đã được xem truyền hình, 80- 90% số dân được nghe đài bán dẫn, tám huyện đã được phủ sóng truyền hình; báo chí về được trung tâm các xã hàng kỳ, không ít nơi đã có báo ngày. Ba năm gần đây, thực hiện chỉ thị 08 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá, các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh đứng ra nhận đỡ đầu 51 xã diện Chương trình 135; tư vấn giúp các xã về giống cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, triệt phá cây thuốc phiện, xây dựng làng bản văn hoá, xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân... Vận động nhân dân giúp ngày công xây dựng 5.400 nhà đoàn kết, thay nhà mục nát bằng nhà xây dựng từ nguồn vốn 134 của Chính phủ, làm cho bộ mặt thôn bản vùng cao thêm sáng sủa, đời sống đồng bào được cải thiện hơn. Tuy nhiên, thu

nhập bình quân đầu người tại khu vực này còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói của 11 huyện còn tới 50%, các huyện vùng cao lên tới 70 - 85%.

Nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa có lối thoát cho sản xuất. Nông nghiệp vẫn còn quanh quẩn theo phương thức làm ăn cũ. Cây lúa, cây màu năng suất thấp, kiến thức sản xuất của số đông nông dân chưa được mở mang. Trong khi đó, các công trình thuỷ lợi tưới tiêu lớn phải chờ đồng vốn Chương trình 135. Chăn nuôi còn ở mức tự túc, tự cấp, quanh quẩn con lợn và vài con gà thả rông, nhiều hộ không biết vay tiền ngân hàng về để làm gì. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không phát triển, đến nay 11 huyện miền núi mới có một số cơ sở nhỏ chế biến luồng, trong khi mỗi năm khai thác gần chục triệu cây luồng, tre, nứa bán cho các tỉnh bạn làm hàng xuất khẩu. Lao động dôi dư không có việc làm, diện hộ nghèo thu hẹp rất chậm.

Hòa theo ánh sáng các văn bản, nghị quyết là đồng bộ các chương trình, dự án, các nhóm chính sách và các chính sách lớn như - Nhóm Chính sách về phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn: Chương trình 135 giai đoạn I, thực hiện trên địa bàn 102 xã, đã đầu tư và đưa vào sử dụng 675 công trình hạ tầng thiết yếu các loại với tổng số vốn đầu tư: trên 500 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư về giao thông, thủy lợi, trường học, điện nước sinh hoạt. Giai đoạn II - có 178 xã/843 thôn bản, với 67.819 hộ/351.302 người dân hưởng lợi từ nguồn kinh phí thực hiện 5 năm là 901.038 triệu đồng. Thực hiện 784 công trình thiết yếu các loại. Chương trình 134 CP và các chính sách theo các Quyết định 32 CP và 102 CP với tổng kinh phí trên 400 tỷ đồng, đã giải quyết những khó khăn, bức xúc cho trên 80 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, sau 2 năm thực hiện, tổng kinh phí cho các chính sách đã được Trung ương phân bổ là 388.984 triệu đồng (bình quân 54,4 tỷ

đồng/huyện), làm nhà 167 cho 12.954 hộ; đầu tư các công trình giao thông liên huyện, xã là 43 công trình và các chính sách cấp trực tiếp cho hộ dân tộc thiểu số nghèo. Nhóm chính sách phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo và việc làm thực hiện lồng ghép cùng với các chương trình, dự án và chính sách dân tộc; chính sách vay vốn tín dụng đã thực hiện hỗ trợ cho trên 48.000 lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ là 390.521 triệu đồng. Tạo việc làm cho 2.634 lượt người, với tổng kinh phí 21.438 triệu đồng. Và rất nhiều những chính sách lớn khác đã trực tiếp đi vào cuộc sống vùng đồng bào miền Tây trong nhiều năm lại đây, đó là: Chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất; chính sách về phát triển nông - lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm; chính sách hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn; chính sách quy hoạch sắp xếp lại dân cư; chính sách về di dân tái định cư vùng kinh tế mới; chính sách bảo đảm an sinh xã hội theo quyết định 174/CP; chính sách về y tế thực hiện theo Nghị định số 95/CP và Quyết định số 139/CP của Chính phủ; chính sách về cấp không thu tiền 21 loại báo và tạp chí cho vùng miền núi. Đặc biệt, trong quá trình triển khai Nghị quyết 37/T.Ư và Quyết định 253/TTg của Trung ương, tỉnh đã chỉ đạo cơ quan công tác dân tộc và các ngành cấp tỉnh lập và phê duyệt nhiều dự án lớn về quy hoạch phát triển đối với vùng miền Tây như: Dự án tổng phát triển miền Tây đến 2020, dự án ổn định phát triển KTXH vùng đồng bào Mông, dự án quy hoạch sắp xếp dân cư 15 xã biên giới, đề án 51 bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào Mông, Dao, Khơ Mú,v.v…

Thông qua các chính sách và dưới tác động tổng hòa của các chính sách, chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước và của tỉnh, vùng dân tộc miền núi từng ngày thay da đổi thịt. Đã thực sự tạo ra những cơ hội lớn cho miền Tây phát triển mạnh mẽ, toàn diện về KTXH cũng như giữ vững quốc phòng - an ninh.

Đến nay, cơ cấu kinh tế khu vực miền núi đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; tốc độ phát triển kinh tế (GDP) năm 2006 - 2010 ước đạt 13,5%. Trong đó, năm 2010 tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 38,3%; công nghiệp - xây dựng 31,6%, dịch vụ 30,1% (năm 2009, cơ cấu tương ứng là 40,5%, 29,5%, 30%). Lương thực bình quân đầu người đạt 370 kg. Tỷ lệ đói nghèo từ 39,42% năm 2001 xuống còn dưới 25% vào cuối năm 2005 (theo tiêu chí cũ); từ 53,38% năm 2006 giảm xuống 44,79% năm 2008; 39,6% năm 2009 và 32,29% năm 2010 (theo tiêu chí mới); bình quân giảm nghèo hàng năm là 4,018%.

Cơ sở hạ tầng được ưu tiên tăng cường, chiếm gần 50% cơ cấu vốn đầu tư. Các tuyến đường giao thông chính nối miền núi với miền xuôi; các cầu qua sông lớn cơ bản được xây dựng và phát huy hiệu quả; hệ thống giao thông nông thôn miền núi cơ bản được đầu tư ngay cả những xã vùng sâu, vùng xa; 11 thị trấn huyện lỵ ở 11 huyện miền núi và 20 trung tâm cụm xã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình 135 đã được hình thành và bước đầu phát triển; Công trình Thủy lợi – Thủy điện và Hồ chứa nước Cửa Đạt đã đi vào hoạt động; các công trình mới - Thủy điện Hồi Xuân, Thành Sơn, Bá Thước I và II đã và đang thi công. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, bản sắc văn hóa các dân tộc được giữ gìn và phát huy. 223 xã miền núi có trường THCS kiên cố, bán kiên cố và mạng lưới y tế được mở rộng đến thôn, bản ...

Tuy nhiên, để hòa nhập với thời kỳ công nghiệp hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vùng miền Tây của tỉnh vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn do điểm xuất phát thấp và các khoảng cách vùng miền vẫn còn nhiều chênh lệch. Cũng đồng nghĩa với việc phát triển KTXH miền Tây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. Để đạt được những mục tiêu nhiệm vụ về phát triển KTXH vùng miền Tây theo nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra, sự cần

thiết phải tập trung một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhận thức của đồng bào dân tộc về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; kết hợp việc đánh giá tổng kết các chính sách; huy động cao nhất mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững và ổn định xã hội, vùng dân tộc miền núi thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập. Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo đảm quốc phòng an - ninh vùng miền Tây tỉnh Thanh - dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w