Phương pháp quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 27 - 29)

cấp huyện

- Quản lí trực tiếp: Giám đốc trực tiếp quản lí chất lượng dạy học bằng các hình thức: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá,..

- Quản lí gián tiếp: Giám đốc quản lí chất lượng dạy học thông qua các các tổ chức trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm ...

Hình thức quản lí chủ yếu là bằng thông tin hai chiều và các kênh thông tin khác.

Có hình thức khen thưởng kỷ luật kịp thời đối với giáo viên và học sinh: Có như vậy mới động viên giáo viên và học sinh thực hiện dạy tốt, học tốt, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Quản lý chất lượng dạy học nói chung và quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX chính là quản lý các hoạt động toàn diện trong nhà trường, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở trung tâm GDTX, đó là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ, nếu thực hiện tốt ba nhiệm vụ dạy học nói trên thì chất lượng dạy học sẽ được nâng lên.

Quản lý để nâng cao chất lượng dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường nói chung và trung tâm GDTX nói riêng. Vì nó là con đường giúp cho học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH. Để làm được điều đó trước hết bồi dưỡng tư tưởng chính trị,

phẩm chất đạo đức cho giáo viên, làm cho họ yêu nghề, hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn của mình.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản về quản lý; quản chất lượng dạy học; chất lượng; chất lượng dạy học; giải pháp và giải pháp quản lý chất lượng dạy học.Đây là những lý luận cơ bản, là những nội dung thiết yếu mà người quản lí trung tâm cần phải thấm nhuần một sách sâu sắc trong quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của trung tâm nói chung và quản lí hoạt động dạy học nói riêng. Đồng thời, những nội dung trên là cơ sở để tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học, công tác quản lý hoạt động dạy học và tìm các giải pháp phù hợp nhất nhằm quản lí hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w