Mặc dầu chất lượng, kết quả dạy học đã từng bước được nâng lên, song vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn không mạnh mẽ, chưa chủ động trong công việc, việc tổ chức các hoạt động chuyên môn chưa nhiều, nội dung, hình thức còn nghèo nàn, không có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy.
Công tác quản lí còn có biểu hiện lúng túng, bị động. Xây dựng kế hoạch đầy đủ, cụ thể song, công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện chưa thật sát sao. Chất lượng một vài giáo viên còn yếu, một bộ phận không nhỏ học viên
chưa chịu học nhưng trung tâm chưa tìm ra được những giải pháp để khắc phục một cách hiệu quả nhất.
Việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học chưa có hiệu quả.
Cơ sở vật chất đã có nhiều cố gắng song, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trung tâm chưa được sự quan tâm đúng mức của cấp trên về việc đầu tư nhân lực cũng như vật lực. Chưa có chính sách thoả đáng để thu hút đội ngũ có năng lực thực sự về công tác tại trung tâm.
Chất lượng đầu vào quá thấp. Không có được sự ủng hộ của địa phương, phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con, em, đặc biệt có những trường hợp phụ huynh bất lực trong việc giáo dục con cái, còn phó mặc cho trung tâm.
Đội ngũ giáo viên thiếu sự ổn định, không đồng bộ về cơ cấu, giáo viên cốt cán chuyên môn ít nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn. Cuộc sống của nhiều giáo viên đang còn khó khăn, thu nhập thấp nên chưa thể toàn tâm, toàn lực tập trung cho công tác giảng dạy.
Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, nản chí khi gặp khó khăn nhất là giảng dạy cho đối tượng học viên có năng lực yếu, chây lười.
Đội ngũ tổ trưởng thiếu năng động, chủ yếu quản lí tổ về mặt hành chính, không chịu suy nghĩ để đẩy mạnh hoạt động chuyên môn.
Đội ngũ cán bộ quản lí còn non kinh nghiệm, không được sự kế thừa, học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, do cán bộ quản lí trước đây nghỉ hưu cùng một lúc.
Kết luận chương 2
Công tác quản lý trường học mà trọng tâm là quản lý chất lượng dạy học, nhằm đáp ứng được với yêu cầu của thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vấn đề được xã hội quan tâm. Về công tác quản lý chất lượng dạy học trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã có sự quan tâm của cán bộ quản lý và giáo viên. Chất lượng dạy học trên địa bàn đã có bước đi vào ổn định song về thực hiện các giải pháp quản lí chất lượng dạy học trên thực tế chưa đạt kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chính là chưa có giải pháp kiên quyết thiết thực, trung tâm chưa quan tâm đúng mức cho việc đột phá vào việc tăng cường quản lý chất lượng dạy và học.
Để góp phần tháo gỡ những khó khăn, đáp ứng những yêu cầu cấp bách trong việc quản lí chất lượng dạy học cũng như khắc phục những hạn chế đã thể hiện trong kết quả khảo sát thực trạng, tôi xin mạnh dạn nêu ra các giải pháp nhằm quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp GD - ĐT của tỉnh nói chung và của trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Chương 3