Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 73 - 80)

trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Kiểm tra, đánh giá giáo viên trong quá trình dạy học nhằm: Thúc đẩy hoạt động dạy của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học. Giúp người quản lý đánh giá đúng về năng lực, phẩm chất của giáo viên. Đồng thời giúp giáo viên rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong công tác và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thông qua KT-ĐG thường xuyên kết quả học tập, xác định thực trạng chất lượng dạy học để đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, thiếu sót, phấn đấu đạt mục tiêu chất lượng dạy học.

Góp phần đổi mới PPDH, nâng cao tính trung thực, khách quan, chính xác và khoa học trong việc thường xuyên KT-ĐG kết quả chất lượng hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong đào tạo, góp phần nâng cao ý thức tự giác, ngăn ngừa tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Kiểm tra đánh giá giáo viên tập trung vào các nội dung sau: + Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên

+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo án

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch

+ Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại cho điểm của giáo viên đối với học sinh. + Kiểm tra kết quả tự học tự bồi dưỡng của giáo viên

- Cách tiến hành

+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên

Thông qua dự giờ thăm lớp, đánh giá theo tiêu chuẩn xếp loại giờ dạy của Bộ GD-ĐT. Kiểm tra bằng cách báo trước, không báo trước, sau khi kiểm tra phải tiến hành rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại chính xác. Thông qua dự giờ thăm lớp, giám đốc nắm được trình độ chuyên môn của giáo viên và trình độ nhận thức của học sinh trong giờ học, để từ đó có những nhận xét chính xác, khách quan, giúp cho người dạy thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế của mình trong giờ dạy để có hướng tìm ra phương pháp dạy học cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, để học sinh hứng thú với môn học của mình đồng thời cũng nâng cao được trình độ chuyên môn của mình.

Giám đốc , tổ trưởng tổ chuyên môn kiểm tra xem giáo án có soạn đủ các bước của một bài soạn đúng theo yêu cầu của bộ môn hay không ? Xác định được mục tiêu yêu cầu của bài soạn, xác định nội dung cơ bản, xác định được phương pháp dạy học sao cho phù hợp với bài soạn, xác định được đồ dùng dạy học và các phương tiện dạy học phù hợp. Bài soạn phải đảm bảo được yêu cầu: Ghi đầy đủ ngày soạn, ngày giảng, lớp dạy. Bài soạn phải được trình bày rõ ràng khoa học, nội dung bài soạn phải bám sát nội dung sách giáo khoa, đảm bảo tính chính xác khoa học, làm nổi bật được trọng tâm, có liên hệ thực tế, có hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học. Tăng cường sử dụng giáo án điện tử và các phương tiện dạy học hiện đại. Đánh giá bài soạn (chất lượng của giáo án) theo tiêu chuẩn của Bộ GD - ĐT.

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch:

Phải căn cứ vào phân phối chương trình do tổ chuyên môn quy định - nhà trường thông qua, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, của Sở và kế hoạch của cá nhân, sổ báo giảng, sổ đầu bài để kiểm tra xem giáo viên có thực hiện đúng chương trình hay không ? Kiểm tra sổ đầu bài hàng tuần, nhận xét và ký vào sổ đầu bài, kiểm tra việc thực hiện chương trình của tất cả các môn học. Thông qua kiểm tra giám đốc nắm được tình hình thực hiện chương trình kế hoạch có đúng tiến độ hay không ? Nhắc nhở giáo viên thực hiện đúng kế hoạch của trung tâm.

+ Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại cho điểm của giáo viên đối với học sinh: Kiểm tra việc cho điểm, thực hiện chế độ kiểm tra có theo đúng hướng quy định của Bộ GD-ĐT (15 phút, 45 phút, thực hành, học kỳ …). Giám đốc nhắc nhở giáo viên kiểm tra đúng thời gian theo phân phối chương trình , cho đủ cơ số điểm của bộ môn, thực hiện chấm, trả bài đúng quy định, đúng thời gian (bài 15 phút trả sau 1 tuần, bài 45 phút trả sau 2 tuần). Bài kiểm tra phải

có ý kiến đánh giá của giáo viên, khi trả bài giáo viên phải có nhận xét, chỉ rõ những sai sót, chấm bài chính xác, khách quan công bằng, phải có sổ điểm cá nhân, yêu cầu đề kiểm tra phải phù hợp với đối tượng học sinh.

+ Kiểm tra kết quả tự học tự bồi dưỡng của giáo viên

Kiểm tra sổ bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên vào cuối năm học có đánh giá xếp loại: Nội dung ghi chép của sổ BDTX là ghi các nội dung được tập huấn trong năm học, ghi nội dung các buổi báo cáo chuyên đề trong sinh hoạt tổ chuyên môn, ghi những vấn đề tự học tự nghiên cứu được trong năm học.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Đầu năm học, trung tâm xây dựng kế hoạch tổ chức KT-ĐG; kế hoạch phải nêu rõ các nội dung, hình thức, tiêu chuẩn KT-ĐG; phải xác định rõ từng thời điểm, từng nội dung công việc và phân công thực hiện cụ thể trong từng giai đoạn của quá trình dạy học. Kế hoạch tổ chức KT-ĐG phải được thông qua Hội đồng sư phạm của trung tân. Sau khi Hội đồng sư phạm của trung tâm xem xét và thống nhất, kế hoạch sẽ được giám đốc phê duyệt để làm cơ sở pháp lý thực hiện.

Trong tuần đầu tiên của tiến độ năm học,trung tâm phổ biến chi tiết nội quy, quy chế, quy định và các chế độ chính sách có liên quan đến học sinh, học viên đặc biệt là Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và kế hoạch KT-ĐG. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức triển khai hướng dẫn cho toàn thể đội ngũ CB-GV của trung tâm về các quy chế này để đảm bảo việc thực hiện được thông suốt, đồng bộ.

Tiến hành xây dựng và ban hành quy định về công tác chuyên môn để có cơ sở thực hiện, quản lý và KT-ĐG hoạt động chuyên môn của GV.

Hàng tháng, GV chủ nhiệm tổ chức sinh hoạt để đánh giá các mặt hoạt động của lớp, đánh giá xếp loại rèn luyện đạo đức của học sinh - học viên

theo các tiêu chí để làm cơ sở phân loại và đánh giá học sinh - học viên trong từng học kỳ và từng năm học.

Công tác KT-ĐG được thực hiện từ đầu năm học và tập trung vào các khâu của quá trình dạy học. Đó là quản lý các hoạt động KT-ĐG về mục tiêu, nội dung, chương trình, tiến độ dạy học, PPDH; cách thức và hiệu quả sử dụng CSVC, trang thiết bị, phương tiện dạy học ở các tổ chuyên môn và từng CB-GV tham gia giảng dạy.

Tổ chức chỉ đạo công tác KT-ĐG tại đơn vị. Trực tiếp KT-ĐG hoạt động giảng dạy của GV từ khâu lập kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị phương tiện dạy học, lên lớp và tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh , học viên.

Tổ chức kiểm tra toàn diện. Bên cạnh việc tổ chức KT-ĐG công tác dạy học theo kế hoạch, căn cứ tình hình thực tiễn của trung tâm có thể tổ chức kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra từng chuyên đề.

Tiếp tục xây dựng, bổ sung và quản lý chất lượng ngân hàng đề thi 15 phút, 45 phút và cuối học kỳ của các môn.

Từng bước chuyển dần từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan, từ hình thức thi viết sang hình thức thi vấn đáp.

Từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức thi và chấm thi trắc nghiệm. Hiện tại, có thể áp dụng thực hiện đối với một số môn đã có ngân hàng đề thi trắc nghiệm .

Xây dựng quy trình ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi và công bố kết quả thi cuối học kỳ của học sinh một cách kịp thời, chính xác, chặt chẽ, đảm bảo đúng quy chế.

BGĐ phải quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của việc đổi mới hoạt động KT-ĐG nói chung và KT-ĐG kết quả học tập của học sinh nói riêng để mọi đơn vị, mọi cá nhân CB-GV-NV thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc; bên cạnh đó cũng cần phải có sự chỉ đạo kiên quyết và thường xuyên của tổ chuyên môn.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chuyên môn, giữa GV bộ môn và GV chủ nhiệm.

CSVC,trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình đổi mới công tác KT-ĐG cần phải được đầu tư đúng mức.

Cần cương quyết chấn chỉnh những hoạt động KT-ĐG mang tính hình thức, đối phó, chiếu lệ, kém hiệu quả; đồng thời cần xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh đối với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động KT-ĐG.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Giám đốc đưa ra tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cho giáo viên học tập các tiêu chuẩn đó để xếp loại thi đua hàng năm. Chỉ đạo các tổ chuyên môn kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ thăm lớp để đánh giá giáo viên cho chính xác.

3.2.5.Đảm bảo các điều kiện để quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Trong quá trình dạy học để đảm bảo các điều kiện quản lý chất lượng dạy học như: các yếu tố về nội dung, CTDH, PPDH, CSVC, trình độ đội ngũ CB-GV, chất lượng đầu vào, v.v… đều là những thành tố không thể thiếu, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng tác động đến CLDH. Trong đó CSVC, trang thiết bị dạy học là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến việc hình thành kỹ năng thực hành nghề, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Do đó, việc tổ chức thực hiện giải pháp này nhằm đảm bảo các điều kiện về CSVC, phương tiện giảng dạy và học tập phục vụ cho công tác dạy học góp, phần quản lý CLDH của trung tâm.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Giám đốc lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung CSVC - TBDH đảm bảo có đủ phòng học, đủ bàn ghế, đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm,

sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giáo viên và cho học sinh theo yêu cầu của các bộ môn. Giám đốc xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản CSVC - TBDH. Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học. Động viên nhân viên phòng thí nghiệm, phòng thư viện tự học bồi dưỡng và tham gia các khóa bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Quản lý tốt công tác sử dụng, bảo quản CSVC theo tinh thần thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Cuối năm học, sau khi kiểm tra CSVC - TBDH của trung tâm trên cơ sở đó giám đốc xây dựng kế hoạch: Xây dựng, sửa chữa CSVC, mua sắm bổ sung các thiết bị thí nghiệm, TBDH, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, phục vụ cho năm học mới theo yêu cầu của các tổ bộ môn.

Về CSVC: Phòng học phải đúng quy cách đối với loại hình trung tâm GDTX, phòng đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế cho học sinh, bảng đen đúng quy định, tạo điều kiện cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Về TBDH: Đầu tư mua sắm các TBDH, giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy học thường xuyên bổ sung các thiết bị thí nghiệm cho phòng thí nghiệm, các loại sách tham khảo cho thư viện trung tâm, phục vụ cho hoạt động dạy học và học tập của giáo viên và học sinh. Chọn cử giáo viên thực hành cán bộ phụ trách thiết bị, có tính cẩn thận phụ trách việc bảo quản và quản lý các TBDH bộ môn, có sổ theo dõi thường xuyên việc mượn, trả, ghi rõ ngày mượn, ngày trả, người mượn, trên cơ sở đó giám đốc kiểm tra được giáo viên trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trong quá tình dạy học.

Xây dựng nội quy chi tiết tới các phòng chức năng: Thí nghiệm, thư viện, có sổ sách theo dõi cụ thể, tổ chức bồi dưỡng hoặc cử giáo viên có khả năng sử dụng TBDH tham gia các lớp tập huấn về sử dụng và bảo quản

TBDH. Sử dụng kinh phí để mua sắm TBDH cho đúng, có hiệu quả trong việc mua thêm sách tham khảo.

Vận động các cơ quan, các tập thể, cá nhân trên địa bàn tham gia xây dựng CSVC nhà trường. Sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có, khai thác và sử dụng nó một cách hợp lý, đồng thời động viên giáo viên làm đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, tuyên truyền và vận động giáo viên và học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ CSVC - TBDH trong trung tâm. Yêu cầu giáo viên và học sinh phải thực hiện tốt các nội quy phòng thí nghiệm và phòng thư viện. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra thường xuyên về CSVC - TBDH để có kế hoạch mua sắm và bổ sung kịp thời. Tạo điều kiện tối đa về tài chính hiện có của nhà trường để trang bị CSVC - TBDH.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, Sở GD - ĐT, Sở Tài chính, UBND huyện về kinh phí cho việc tăng cường CSVC - TBDH. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các tổ chức xã hội hỗ trợ trung tâm về các nguồn lực giúp tăng cường CSVC của trung tâm theo tinh thần xã hội hóa giáo dục. Sự quản lý chặt chẽ của giám đốc trung tâm và các giáo viên được phân công trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 73 - 80)