KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 85 - 86)

1. Kết luận

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ở phần mở đầu của luận văn. Kết quả nghiên cứu đã cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận chủ yếu sau:

- Chất lượng dạy học trong các trung tâm GDTX phụ thuộc vào nhiều thành tố cơ bản trong cấu trúc của quá trình dạy học như đội ngũ giáo viên, sinh hoạt tổ chuyên môn, quy chế chuyên môn của giáo viên, cơ sở vật chất và công tác quản lý hoạt động dạy và học của Giám đốc trung tâm GDTX.

Thực trạng của trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh hóa có mốt số điểm sau :

Điểm mạnh : Hầu hết trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đều được đầu tư cơ sở vật chất khang trang theo nguồn vốn 30a của chính phủ , có đầy đủ phòng học , khu hiệu bộ , khu ký túc xá, nhà ở công vụ cho giáo viên

Đội ngũ cán bộ giáo viên ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đều chuẩn và có một số cán bộ ,giáo viên trên chuẩn , đa phần cán bộ giáo viên còn trẻ nên có tinh thần hăng say nhiệt tình trong giảng dạy và trong công việc.

Tuy nhiên còn một số hạn chế sau : Một số giáo viên con hay vi phạm quy chế chuyên môn và một số giờ dạy của giáo viên có chất lượng thấp. Đầu vào của học sinh trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa thấp

Nguyên nhân hạn chế trên là do công tác quản lý của trung tâm chưa có các hệ thống giải pháp . Vì vậy, để quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm

GDTX. Chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa là:

1. Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết phải quản lý CLDH ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

2. Xây dựng quy trình, quy định quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

3. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa một cách khoa học.

4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

5. Đảm bảo các điều kiện để quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa .

Để thấy rõ sự cần thiết và tính khả thi của giải pháp đề tài đã thăm dò ý kiến của CBQL và một số giáo viên của trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa và kết quả là tính rất cần thiết và tính rất khả thi đạt 70.27% trở lên , khẳng định tính khả thi và sự cần thiết của các giải pháp đề xuất.

Như vậy, các nhiệm vụ đề ra để đạt được mục đích nghiên cứu đã được thực hiện và giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh. Có thể vận dụng một cách đồng bộ các giải pháp quản lý trên để quản chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w