Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực phục vụ việc quản lý chất lượng dạy học

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 58 - 60)

phục vụ việc quản lý chất lượng dạy học

Đối với sự nghiệp giáo dục, vấn đề xã hội hóa giáo dục cũng được nghị quyết TW 2 khóa VIII chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời”. Hoặc xã hội hóa giáo dục cũng có thể hiểu một cách đơn giản đó là quá trình tạo ra một xã hội học tập và khi mọi người được hưởng thụ giáo dục thì mọi người, mọi gia đình, toàn xã hội phải có trách nhiệm về tinh thần và vật chất đối với giáo dục.

Luật giáo dục 2005, tại điều 12, về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là: Phát triển giáo dục, xây dựng XHHT là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, theo nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa chúng ta có thể hiểu xã hội hóa giáo dục là:

- Vận động và tổ chức tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội và sự nghiệp giáo dục đào tạo.

- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.

- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động GD&ĐT, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động đó.

- Mở rộng các nguồn đầu tư khai thác các tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội để tạo điều kiện cho các hoạt động GD&ĐT phát triển nhanh và có chất lượng cao hơn.

Phát triển GDTX cũng phải thực hiện triệt để quan điểm này. Bời vì GDTX là nhằm mục đích thực hiện giáo dục cho mọi người, giáo dục suốt đời, xây dựng một xã hội học tập mà ở đó mọi người trong xã hội đều bình đẳng với nhau về quyền lợi học tập để nâng cao trình độ học vấn, nâng cao chất lượng cuộc sống, tham gia phát triển cộng đồng. Một trong những cách làm cho hệ thống giáo dục mở như nhà nước ta chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục theo tinh thần “giáo dục cho mọi người” và “mọi người cho giáo dục” [15; tr.44].

Vì vậy, việc quản lý xã hội hóa giáo dục với hệ thống GDTX cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

- Bằng mọi hình thức các nhà quản lý giáo dục phải tạo môi trường cho nhân dân thực sự làm chủ sự nghiệp giáo dục trên tất cả các mặt.

- Phải tiến hành xã hội hóa giáo dục trong mối quan hệ với dân chủ hóa giáo dục.

- Thực hiện tốt chủ trương giáo dục cho mọi người, từng bước phổ cập giáo dục từ thấp đến cao, từng bước mở rộng quy mô, phát triển mạng lưới trường lớp, tạo cơ hội học tập cho mọi người, đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.

- Quản lý việc thực hiện đa dạng hóa phát triển giáo dục với việc liên kết mở rộng nhiều hình thức học tập cho người học.

- Tổ chức đại hội giáo dục ở địa phương: Xã, thị trấn, quận, huyện để người dân tham gia và góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tham gia quản lý theo nguyên tắc “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.

Công tác xã hội hóa giáo dục trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã góp một phần nhỏ trong việc quản lý chất lượng dạy và học, góp phần vào việc xây dựng trung tâm, đưa trung tâm phát triển hơn trong các năm qua, tuy nhiên kế hoạch chỉ đạo công tác này còn nhiều vấn đề phải

xem xét để tận dụng cao hơn nữa các nguồn lực cho sự phát triển trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 58 - 60)