Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học một cách khoa học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 69 - 73)

tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa một cách khoa học để Quản lý CLDH nhằm đào tạo ra học sinh có đạo đức tốt, có sức khoẻ, có kiến thức và có đủ năng lực học cao hơn nữa hoặc tham gia học các nghề.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Các tổ chuyên môn, đề xuất ý kiến giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo quản lý và thực hiện các công tác sau :

Lập kế hoạch giảng dạy, học tập, bồi dưỡng thường xuyên, sáng kiến kinh nghiệm.

Điều tiết kế hoạch giảng dạy, học tập.

Tổ chức hướng dẫn và theo dõi việc soạn giáo án, tập bài giảng ở các tổ chuyên môn, tổ chức thực hiện các quy chế đảm bảo chất lượng đào tạo và bồi dưỡng tại trung tâm.

Tổ chức chỉ đạo các tổ chuyên môn, các giaó viên và nhân viên phục vụ giảng dạy trong việc quản lý, hướng dẫn hoc sinh , học viên học tập và rèn luyện trong mọi hoạt động: Học tập trên lớp, đi thực tế và các hoạt động chuyên môn khác.

Phối hợp với các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong trung tâm và các tổ chức ngoài trung tâm để điều hoà, cân đối các mặt hoạt động như: Giảng dạy học tập, lao động sản xuất, sinh hoạt tập thể, thực tế, tham gia các hoạt động xã hội, . . . của giáo viên và học sinh đồng thời phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm quản lý việc học sinh tham gia các hoạt động ngoài trung tâm.

Tổ chức hướng dẫn các tổ chuyên môn, các GV và học sinh đăng ký sáng kiến kinh nghiệm

Tổ chức việc, đánh giá và xếp loại các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị trong giảng dạy và học tập.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Tổ chức thực hiện quá trình dạy học, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trung tâm. Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trung tâm.

Tổ chức hoạt động làm các sáng kiến kinh nghiệm.

Quản lý giáo viên, cán bộ hành chính, học sinh thuộc tổ , lớp theo phân cấp của Giám đốc. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện kế hoạch giảng dạy, kế hoạch làm các sáng kiến kinh nghiệm do tổ phụ trách và giáo dục học sinh, học viên. Tổ chức và theo dõi giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.

Quản lý kế hoạch công tác, chế độ làm việc của từng giáo viên, đánh giá kết quả giảng dạy và công tác của giáo viên trong tổ. Xem xét các giáo án, dự giờ giảng bài,. . . của giáo viên trong tổ.

Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ nhân viên trung tâm. Triển khai kế hoạch giảng dạy, học tập hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị. Cải tiến phương pháp giảng dạy một cách khoa học.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy, kế hoạch làm sáng kiến kinh nghiệm và các hoạt chuyên môn khác.

Tổ chức quản lý và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, . . . của học sinh trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm. Quản lý các hoạt động của GVCN các lớp.

Tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học bao giờ cũng tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, phát huy được tính tích cực trong học tập và mang lại được trạng thái hoạt động sinh động, nên việc học tập trở nên nhẹ nhàng mà kết quả học tập lại cao.

Đổi mới PPDH nhằm làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, tự giác và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống thực. Đổi mới PPDH nhằm khơi dậy, kích thích động cơ thái độ học tập đúng đắn và ý chí quyết tâm vươn lên trong học tập của học sinh, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ GV tự bồi dưỡng kiến thức về bộ môn, phương pháp dạy học và kỹ năng sư phạm trên lớp.

Lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng dạy học là đội ngũ các thầy cô giáo. Phương pháp dạy của thầy quyết định phương pháp học của trò. Vì vậy, cần thiết phải giáo dục cho đội ngũ ý thức rõ về việc đổi mới phương pháp dạy học mà họ nhất thiết phải làm, phải đổi mới dạy học thì dạy học mới

tồn tại và phát triển. Nếu đội ngũ này chưa thấy rõ và chưa ý thức đó là công việc bức xúc, là nhiệm vụ của mình thì việc hô hào lý luận vẫn chỉ là dự định, có phát mà không có động, có khởi mà không có hành.

Ai đã từng đứng lớp đều phải công nhận rằng: quyết định linh động, sáng tạo, uyển chuyển nhất ở mỗi giáo án giảng dạy và việc giảng dạy chính là ở phương pháp dạy học. Những thầy giáo có trách nhiệm luôn có ý thức về sự chuyển đổi cách thức truyền thụ. Ban giám đốc cần phải ghi nhận biểu dương những cố gắng dù nhỏ trong việc tìm kiếm giải pháp mới để dạy học và cần có thái độ nghiêm khắc trước lối dạy không chú ý đến cải tiến phương pháp. Yêu cầu bắt buộc của mỗi giáo án của giáo viên. Vì vậy, cần thực hiện:

Những dự định cần thực hiện (cả về nội dung và PPDH để đạt được mục đích giờ dạy).

Những tính toán về năng lực sở trường cá nhân của người dạy (luôn được bổ sung), của người học (luôn thay đổi).

Những chuẩn bị phương tiện bổ sung cho hoạt động của thầy và trò. Vì vậy, giáo án cần phải có như một yêu cầu có tính kỷ luật.

Với tầm nhìn chiến lược, giám đốc cần phải làm cho đội ngũ thầy, cô giáo nhận thức được rằng đổi mới phương pháp dạy học còn là để đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình dạy học. Khi lượng kiến thức mà con người thu nhận được gia tăng với cấp số nhân và lực lượng kiến thức mà mỗi người cần có ở giai đoạn trước mắt, ở thời đại mà quyền lực thuộc về tri thức không ngừng được bổ sung thì việc học sẽ được tiến hành ngay cả khi họ hành nghề kiếm sống, không còn ở tuổi cắp sách tới trường, tức là phải tự học. Vì vậy, ở phạm vi trung tâm GDTX các thầy, cô giáo có nhiệm vụ nặng nề nữa là phải dạy học sinh cách tự học. Đổi mới dạy học là đổi mới cả dạy và học là một lôgic biện chứng.

Tăng cường tổ chức hội thảo, đánh giá, tổng kết về đổi mới PPDH. Chỉ đạo các tổ thường xuyên rút kinh nghiệm việc đổi mới PPDH làm cơ sở cho việc cải tiến cách soạn, giảng theo tinh thần đổi mới PPDH, lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với bài học, môn học và đối tượng học sinh, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH, viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH hiệu quả.

Tạo được ý thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học ở đội ngũ giáo viên là biện pháp mà chúng tôi đề xuất để kích thích giáo viên có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp cho quá trình dạy học. Có như vậy, chúng ta mới có thể hy vọng một quang cảnh lạc quan của nền giáo dục nước nhà.

3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Ban Giám đốc tạo điều kiện cho tổ chuyên môn từ việc xây dựng kế hoạch dạy học, thực hiện sát so với thực tế và điều kiện về CSVC của trung tâm đến việc tạo nguồn lực cho cán bộ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Về CSVC đảm bảo trang bị đầy đủ phương tiện dạy học để giáo viên có điều kiện thực hiện tối đa khả năng chuyên môn và phối hợp tốt các phương pháp dạy học bộ môn

Một phần của tài liệu Quản lí chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w