núi tỉnh Thanh Hóa
Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa tiền thân là trường Bồi dưỡng - Bổ túc văn hoá được thành lập từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.
Giai đoạn trước , nhiệm vụ của trường là công tác bổ túc văn hoá cấp 2,3 và bồi dưỡng giáo viên. Đối tượng bổ túc văn hoá trong giai đoạn này chủ yếu là đội ngũ cán bộ các ban ngành cấp huyện, cấp xã và người lao động lớn tuổi. Ngoài công tác bổ túc văn hoá, trường còn làm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở.
Từ năm 1993, do đòi hỏi ngày càng cao trong thời kỳ đổi mới về lực lượng lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng nhiều của mọi tầng lớp nhân dân.trường bổ túc văn hóa các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa lần lượt có quyết định chuyển thành trung tâm GDTX. Từ nay, trường được nâng lên một tầm cao mới, gánh vác trọng trách, nhiệm vụ nặng nề hơn, ngoài công tác bổ túc văn hoá và bồi dưỡng giáo viên, trung tâm còn phải thực hiện các nhiệm vụ:
Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ;
Liên kết đào tạo nhằm chuẩn hoá, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành;
Cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu người học.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trung tâm chỉ thực hiện được hai nhiệm vụ cơ bản đó là bổ túc THPT và liên kết đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học.
Công tác bổ túc THPT: trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa những năm đầu của thập niên 90 tới năm 2002 số lượng lớp học viên trên một trường là 2 đến 3 lớp trên một trung tâm , thì giai đoạn 2004-2010 các trường đều đạt trên 10 lớp . Trong giai đoạn 2011 đến nay số lượng học sinh trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa lại có chiều hướng giảm . Công tác đào tạo: Trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa trong những năm mới thành lập có số lượng CB- GV thiếu về số lượng dẫn đến quá trình giảng dạy của nhà trường phải hợp đồng thêm giáo viên bên các trường THPT. Trong giai đoạn những năm 2004-2008 cán bộ giáo viên được bổ sung về cho trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng và đảm bảo về cơ cấu. Trong giai đoạn này số lượng đến học với trung tâm cũng tăng cao.
Về cơ sở vật chất:
Khi còn là trường bổ túc văn hóa cơ sở vật chất trường hầu hết là tranh tre nứa lá. Trong giai đoạn chuyển đổi thành trung tâm GDTX , trung tâm đã được nhà nước đầu tư xây dựng các nhà cấp 4. Trong giai đoạn 2009 đến nay trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa được đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất khang trang , như : Trung tâm GDTX – DN Lang Chánh được nhà nước đầu tư trên 20 tỷ với 7 dãy nhà gồm : 1 dãy nhà 2 tầng ( Khu phòng học lý thuyết ) , 2 dãy nhà 2 tầng ( chủ yếu là phòng thí
nghiệm , thư viện , thực hành ), một dãy nhà 2 tầng là khu hiệu bộ , một nhà ăn , một khu ký túc 3 tầng , một khu nhà công vụ . Các trung tâm GDTX Các huyện như : Ba Thước , Quan Sơn , Quan Hóa ... cũng được nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất khang trang.