- Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá một cách khách quan về tính cần thiết và khả thi đồng thời phát huy tối đa hiệu quả của các giải pháp quản lý đã đề ra trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là GV và CBQL của trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa
- Nội dung khảo sát: Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính: Thứ nhất: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc quản lý CLDH ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hay không?
Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với việc quản lý CLDH ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hay không?
- Phương pháp khảo sát:
Sử dụng phương pháp điều tra qua phiếu hỏi
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp kết quả khảo sát. - Kết quả khảo sát:
Để đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo sát xin ý kiến của các thành viên trong BGĐ, tổ trưởng chuyên môn và một số GV có kinh nghiệm giảng dạy của trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Với số phiếu phát ra là 80 phiếu, số phiếu thu về là 74 phiếu, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý CLDH ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa
Stt Tên giải pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết phải quản lý CLDH ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa
60 14 0 54 20 0
81.08% 18.92% 0.00% 72.97% 27,03% 0.00%
trình, quy định quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa 87.84% 12.16% 0.00% 83.78% 13.51% 2.71% 3 Tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa 66 8 0 52 22 0 89.19% 10.81% 0.00% 70.27% 29.73% 0.00% 4 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa 64 8 2 54 16 4 86.48% 10.81% 2.71% 72.97% 21.62% 5.41% 5 Đảm bảo các điều kiện để quản lý CLDH ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa
55 19 0 56 18 0
74.32% 25.68% 0.00% 75.67% 24.33% 0.00%
Trong số 74 người được trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, điều đáng mừng là các giải pháp mà chúng tôi đề xuất đều nhận được sự đồng tình và ủng hộ cao. Theo điều tra chung ở bảng 3.1 thì thấy tính rất cần thiết và rất khả thi đạt 70.27% trở lên. Như vậy, việc đề ra và thực hiện các giải pháp trên là cần thiết.
Các giải pháp nêu ra trong đề tài là kết quả nghiên cứu và tổng hợp kinh nghiệm thực tế của trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Qua phân tích trên thì những giải pháp quản lý chất lượng dạy học được đề xuất trong đề tài là cần thiết và phù hợp với việc quản lý của trung tâm GDTX các huyện miền tỉnh Thanh Hóa.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1 và chương 2 chúng tôi đề xuất 5 giải pháp nhằm quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa . Các giải pháp tập trung vào các vấn đề: Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết phải quản lý chất lượng dạy học, Xây dựng quy trình, quy định quản lý chất lượng dạy học; Tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa một cách khoa học; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động dạy học, Đảm bảo các điều kiện để quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa . Có thể các giải pháp trên chưa phải là một hệ thống giải pháp đầy đủ nhưng là các giải pháp chủ yếu có tính cấp thiết cho hệ thống giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hiện nay.