Quản lý hoạt động dạy của giáo viên là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.
Học viên là trung tâm trong quá trình đào tạo, nhưng quyết định chất lượng dạy học chính là người thầy giáo. Người thầy giáo thông qua quá trình dạy học của mình tác động vào học sinh, biến thành sức mạnh chủ quan của họ, sức mạnh bên trong ấy có thể làm cho cái mà người thầy giáo truyền cho họ được nhân lên, sáng tạo thêm ngày một phong phú. Cũng chính vì tầm quan trọng của người thầy trong quá trình dạy học mà mỗi đầu khóa học, năm học, giám đốc trung tâm GDTX đã chỉ đạo các tổ, nhóm bộ môn căn cứ vào kế hoạch của năm học, tiết học mà từng tổ nhóm bộ môn phải đảm nhận, căn cứ vào giờ giảng, định mức và năng lực, hoàn cảnh của đội ngũ giáo viên. Sau đó, giám đốc căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của từng tổ, nhóm bộ môn, kế hoạch tổng thể của trung tâm, cân đối, điều chỉnh và ra quyết định giao nhiệm vụ giảng dạy cho từng giáo viên phải đảm nhận trong học kỳ và năm học. Hàng ngày, hàng tuần, CBQL, các tổ, nhóm bộ môn có trách nhiệm theo dõi
giờ dạy trực tiếp của giáo viên bộ môn thông qua thời khóa biểu và lịch báo giảng, nếu cần thiết cần trao đổi với giáo viên giảng dạy để thực hiện đúng kế hoạch. Hàng tháng, ban giám đốc trung tâm cùng với tổ, nhóm trưởng bộ môn tổ chức kiểm tra sổ sách của giáo viên ở tổ, trong đó luôn quan tâm chú ý đến việc chuẩn bị giáo án, giáo trình của từng giáo viên và các hoat động giảng dạy của họ.
Để thực hiện được việc quản lý giờ lên lớp của giáo viên, giám đốc trung tâm GDTX tiến hành thực hiện các công đoạn sau:
a. Quản lý việc xây dựng kế hoạch và sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm
Căn cứ vào quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình và nhiệm vụ năm học, tổ trưởng chuyên môn tiến hành xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu giảng dạy của mỗi giáo viên và giúp giáo viên chủ động thực hiện mục tiêu đó.
Giám đốc cần xác định việc sinh hoạt của các tổ nhóm chuyên môn và đòi hỏi người giáo viên thực hiện đúng, đầy đủ kế hoạch chính là cơ sở nâng cao chất lượng dạy học trong trung tâm. Tuy nhiên có những trường hợp đòi hỏi người quản lý phải có sự chỉ đạo linh hoạt trong việc bổ sung hoặc điều chỉnh vài chi tiết trong kế hoạch sao cho không làm thay đổi mục tiêu, mà vẫn phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị.
Qua thống kê ý kiến điều tra từ 26 CBQL và 24 tổ, nhóm trưởng chuyên môn ở 11 trung tâm, kết quả thể hiện ở bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Quản lý việc xây dựng kế hoạch và sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ nhóm
TT Nội dung thực hiện và đánh
giá
Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện % Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Chưa tốt Chưa thực hiện
QL TTr QL TTr QL TTr QL TTr QL TTr QL TTr 1 - Xây dựng nhiệm vụ kế hoạch năm học. -Chỉ tiêu trung tâm tổ, cá nhân 100 100 0 0 0 0 80 70 20 30 0 0 2 - Thực hiện kế hoạch - Thanh kiểm tra - Cơ sở vật chất 80 76 20 24 0 0 76 65 24 35 0 0 3 Điều kiện đảm bảo kế hoạch (GV, trang thiết bị, tài chính) 100 75 25 0 0 85 55 15 45 0 0 4 Chỉ đạo nội dung, sinh hoạt tổ, tiến độ kiểm tra
70 85 30 15 0 0 75 76 25 24 0 0
* Ghi chú
- QL: Cán bộ quản lý (Giám đốc, Phó giám đốc). - TTr: Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.
* Nhận xét
Ở bảng trên, việc quản lý các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học đều có sự nhất trí cao của ban giám đốc và tổ trưởng chuyên môn đạt 100%. Tuy nhiên, khi triển khai các biện pháp để thực hiện kế hoạch thì các tổ trưởng tiến hành không đồng nhất, kết quả thực hiện mức độ chưa tốt cao. Điều này yêu cầu người quản lý cần phải kiểm tra chặt chẽ hơn nữa về việc thực hiện kế hoạch.
Tổ trưởng có sự thống nhất cao hơn ban giám đốc khi chỉ đạo kế hoạch họp tổ. Kết quả trên phản ánh đúng thực trạng ban giám đốc chỉ đạo sinh hoạt tổ chủ yếu về mặt hành chính, do đó cần phải cải tiến, điều chỉnh cho phù hợp, sát sao hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động tổ, đó cũng chính là nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
b. Quản lý việc phân công giảng dạy
Phân công giảng dạy cho giáo viên đòi hỏi người quản lý phải nắm được khả năng, năng lực chuyên môn, biết được mặt mạnh, yếu của từng cá nhân để bố trí công việc phù hợp, bên cạnh đó cũng cần xem xét nguyện vọng, hoàn cảnh để giúp họ thực hiện tốt và qua đó họ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa trong nghề nghiệp, từ đó họ phấn khởi và làm hết sức mình với tinh thần tự giác.
Việc phân công giáo viên giảng dạy sao cho đúng với khả năng, sở trường của họ thì sẽ có kết quả tốt nhất. Ngược lại, nếu phân công theo cảm tính, tính cách cá nhân, sẽ dẫn đến hậu quả xấu đối với hoạt động của trung tâm. Vì thế, giám đốc cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của tập thể giáo viên, cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp để phát huy tốt nhất khả năng của từng giáo viên sao cho việc phân công được hài hòa, hợp lý công việc mỗi người thì kết quả sẽ được khả quan hơn.
c. Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
Như trên đã nói, chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành, là căn cứ pháp lý để tiến hành chỉ đạo, giám sát các hoạt động của nhà trường. Do đó, giám đốc dựa vào quy định này để tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn của từng giáo viên và tổ chuyên môn. Để quản lý tốt hơn, ban giám đốc phải nắm vững chương trình từng môn học, cấp lớp, cấu tạo, đặc trưng, phương pháp và hình thức dạy học của các môn học đó. Cụ thể:
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc những nội dung liên quan đến chương trình giảng dạy, cân đối các hoạt động và theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện chương trình dạy học sao cho có hiệu quả.
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, thảo luận và thống nhất phần trọng tâm kiến thức bài học, từng chương và phương pháp dạy học ở mỗi bài cho phù hợp kiến thức học sinh.
Qua thống kê bằng phương pháp bảng hỏi đối với 26 CBQL và 24 tổ, nhóm trưởng chuyên môn ở 11 trung tâm được khảo sát, cho kết quả sau:
Bảng 2.10. Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
TT
Nội dung thực hiện và
đánh giá
Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện % Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Chưa tốt Chưa thực hiện QL TTr QL TTr QL TTr QL TTr QL TTr QL TTr 1 -Tổ chức đội ngũ giáo viên nắm vững và thực hiện đúng chương trình, kế hoạch dạy học 100 100 00 00 00 00 80 85 20 15 00 00 2 Lập kế hoạch giảng dạy. Duyệt kế hoạch cá nhân. 100 100 00 00 00 00 100 100 00 00 00 00 3
Kiểm tra việc thực hiện PPCT và xử lý đối với Gv vi phạm chuyên môn. 90 85 10 15 00 00 80 65 20 25 00 10 *Nhận xét :
Kết quả điều tra cho thấy, việc tổ chức cho đội ngũ nắm vững phân phối chương trình cũng như lập kế hoạch giảng dạy làm rất tốt (100%). Tuy nhiên việc kiểm tra kết quả thực hiện của tổ trưởng (15%) và của CBQL (20%) về thực hiện đúng chương trình ở các trung tâm thực hiện chưa tốt. Điều này có thể nói vẫn còn một số giáo viên còn tùy tiện trong việc thực hiện chương trình.
Về biện pháp xử lý vi phạm chuyên môn của giáo viên vẫn còn (25%) chưa tốt và (10%) chưa thực hiện. Vấn đề này đòi hỏi giám đốc phải quan tâm sâu sát gắn bó với tổ, nhóm nhiều hơn nữa. Thực tế việc thực hiện quy chế chuyên môn có thể bị buông lỏng.
d. Quản lý giờ lên lớp
Giờ lên lớp của giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học và kiến thức truyền thụ cho học viên, còn việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp đem lại hiệu quả thiết thực khi giáo viên thực hiện tốt tiết dạy trên lớp.
Tuy nhiên giám đốc không giữ vai trò trực tiếp quyết định giờ lên lớp song có tác dụng gián tiếp tới hiệu quả giờ lên lớp. Do vậy giám đốc một mặt phải tạo điều kiện phát huy khả năng, nhiệt tình của đội ngũ, mặt khác cần có những biện pháp tác động sâu sát tới giờ lên lớp. Một số biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên là:
- Phổ biến cho giáo viên nắm vững tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Kiểm tra kế hoạch dạy học đối chiếu sổ báo giảng và thời khóa biểu. - Quy định nề nếp và giờ lên lớp.
- Dự giờ báo trước, đột xuất, định kỳ và phân tích đánh giá tiết dạy. Qua thống kê ý kiến điều tra từ 26 CBQL và 24 tổ, nhóm trưởng chuyên môn ở 11 trung tâm, kết quả thể hiện ở bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11. Quản lý giờ lên lớp
ST T
T Nội dung
Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện % Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Chưa tốt Chưa thực hiện QL TTr QL TTr QL TTr QL TTr QL TTr QL TTr 1 Phổ biến cho 100 100 90 90 10 10
GV tiêu chuẩn giờ dạy của Bộ
2 Thông qua Thông qua TKB, kế hoạch dạy học, sổ báo giảng 100 100 85 87,5 15 12,5 3 Xử lý kịp thời các GV nghỉ dạy, chấp hành các nề nếp về giờ lên lớp không nghiêm túc 85 85 15 15 75 85 25 15 4 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất, phân tích sư phạm tiết dạy
75 87,5 25 12,5 70 70 30 30
Qua khảo sát thực tế giờ lên lớp của giáo viên ở bảng 2.11 ta thấy việc phổ biến cho giáo viên tiêu chuẩn giờ dạy của Bộ GD&ĐT quy định, giờ dạy tốt là cần thiết, thông qua các tiêu chí đánh giá giáo viên cần khắc phục một số hạn chế nhất định để điều chỉnh đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.
Việc xử lý kịp thời các tiết giáo viên nghỉ (có báo trước hoặc đột xuất) và chấp hành các nề nếp về giờ lên lớp không nghiêm túc. Qua trao đổi trực tiếp với các giám đốc, thông thường trong trường hợp giáo viên nghỉ dạy có báo trước hay đột xuất, giám đốc chỉ đạo cho phó giám đốc hoặc tổ trưởng chuyên môn điều động giáo viên khác dạy thay, trong trường hợp không có giáo viên cùng bộ môn thì phó giám đốc nhờ giáo viên khác dạy để hoạt động giảng dạy của trung tâm được bình thường.
- Việc dự giờ, đánh giá, phân tích sư phạm tiết dạy là biện pháp quan trọng hàng đầu trong quản lý giờ lên lớp. Về phía ban giám đốc và tổ trưởng chuyên môn đánh giá tương đối thống nhất kết quả thực hiện ở mức độ chưa tốt 30%. Điều này còn biểu hiện tính hình thức, có chú ý nhiều đến việc đánh giá hơn là dành thời gian để phân tích sư phạm tiết dạy theo các nội dung, yêu cầu cần phải đánh giá.