Đối với học sinh

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 77 - 84)

8 Thầy (cô) có thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm không?

2.3.2.Đối với học sinh

Bảng 2.8. Bảng tổng hợp ý kiến của học sinh

TT Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Đồng ý

Số lượng Tỉ lệ% 1 Theo các em học tập bộ môn GDCD ở trường THPT là: Rất bổ ích Bổ ích Không bổ ích 165 34,23% 300 62,24% 17 3,52% 2 Môn GDCD có vị trí như thế

nào trong các môn học mà em được học? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 98 20,33% 123 25,51% 261 54,14%

3 Kiến thức trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan - phương pháp luận khoa học” là:

Trìu tượng, khó hiểu Dễ hiểu, dễ tiếp thu Gắn liền với thực tiễn

410 85,06%17 3,52% 17 3,52% 55 11,41% 3 Kiến thức trong phần “Công

dân với đạo đức” là:

Trừu tượng

Dễ hiểu, dễ tiếp thu Gắn liền với thực tiễn

17 3,52%55 11,41% 55 11,41% 410 85,06% 4 Theo em, đưa vấn đề giáo

dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan vào bài dạy môn GDCD có quan trọng không? - Rất quan trọng - Quan trọng - Bình thường 123 25,51% 261 54,14% 98 20,33%

(Nguồn: Tác giả điều tra tại trường THPT - DTNT Quỳ Châu)

Theo kết quả điều tra, thăm dò ý kiến của 482 HS dân tộc Thái lớp 10 ở trường THPT - DTNT Quỳ Châu thì có đến 96,47% HS trả lời rằng học tập môn GDCD ở trường THPT là bổ ích và rất bổ ích. Có 25,51% HS xác định môn GDCD có vị trí quan trọng trong các môn được học và các em cũng thấy được những kiến thức ở phần “Công dân với đạo đức” gắn liền với thực tiễn cuộc sống, chiếm tỉ lệ 85.06% [số liệu ở bảng 2.8] nhưng cũng với số lượng học sinh đó lại cho rằng kiến thức ở phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan khoa học – phương pháp luận: là quá trìu tượng, khó hiểu. Và một điều đễ nhận thấy là vẫn còn có tới 20,33% HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy vai trò môn GDCD trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan.

Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra một số hình thức biểu hiện của mê tín dị đoan và khảo sát lớp 10C3 (Đây là lớp 100% học sinh thuộc dân tộc thiểu số

hưởng chế độ học bổng của Nhà nước – các em là nguồn cán bộ tương lai của các bản, làng huyện Quỳ Châu) gồm 45 học sinh về sự cần thiết của việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan trong học sinh, và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9.Ý kiến của học sinh về việc lồng ghép các kiến thức lớp 10 với các vấn đề xã hội để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan của HS hiện nay:

Giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị

đoan Tỷ lệ %

Rất cần thiết 82,2

Cần thiết 13,3

Có cũng được, không cũng được 4,5

Không cần thiết 0

(Nguồn: Tác giả điều tra tại trường THPT – DTNT Quỳ Châu)

Từ kết quả điều tra trên cho ta thấy phần lớn học sinh (82,2%) thấy được sự cần thiết của việc lồng ghép những vấn đề từ thực tiễn xã hội vào nội dung GDCD lớp 10 để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho chính mình và cuộc sống của cộng đồng. Do vậy chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh hiện nay một cách thiết thực.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về tác dụng của việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan của học sinh:

TT Tác dụng Kết quả

SL Tỉ lệ%

1 Hiểu bài nhanh hơn 815 95,9

2 Có được sự hứng thú trong học tập 798 93,9 3 Nâng cao nhận thức, bản lĩnh, kỹ năng sống của

mình trước các tệ nạn xã hội. 665 78,2 4 Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực tiễn cuộc sống 546 67,4

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tác dụng của việc sử dụng lồng ghép các vấn đề thực tiễn xã hội vào nội dung kiến thức lớp 10 để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan đối với HS, kết quả cho thấy, khi GV sử dụng phương pháp dạy học này thì có 815 ý kiến HS cho rằng hiểu bài nhanh hơn (chiếm tỉ lệ 95,9%); Phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập (78,2%); Nâng cao nhận thức, bản lĩnh, kỹ năng sống của mình trước các tệ nạn xã hội (67,4%) và rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống (67,4%). Như vậy, việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan là điều cần thiết trong quá trình dạy học đối với mỗi GV khi đứng trên bục giảng.

Bảng 2.11. Khảo sát sự hứng thú của HS khi GV lồng ghép các vấn đề thực tiễn trong giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho HS:

TT Mức độ Kết quả SL Tỉ lệ% 1 Rất hứng thú 378 44,5 2 Hứng thú 348 40,9 3 Bình thường 124 14,6 4 Không hứng thú 0 0

(Nguồn: Tác giả điều tra tại trường THPT – DTNT Quỳ Châu)

Qua kết quả điều tra cho thấy, khi GV sử dụng phương pháp lồng ghép các vấn đề thực tiễn trong giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan thì đa số HS đều rất hứng thú và hứng thú khi học tập (chiếm tỉ lệ 85,4%), mức độ bình thường chỉ chiếm 14,6%, không hứng thú 0%. Như vậy, từ việc tác dụng của phương pháp này mang lại đã kích thích HS hào hứng học tập, đó cũng là mục đích mà dạy học hướng đến trong việc giáo dục kỹ năng sống cho HS.

Tóm lại, GV và HS đều nhận thức được tầm quan trọng của việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn xã hội vào nội dung kiến thức lớp 10 trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho HS, tuy nhiên trong quá trình vận dụng

phương pháp này họ cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: thời gian để lồng ghép không nhiều, phải lựa chọn nội dung bài học phù hợp có liên quan tới vấn đề cần giải quyết, lựa chọn vấn đề thực tiễn có liên quan tới nội dung bài học ... Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng hiệu quả của phương pháp là rất tích cực, nếu HS nhận thức được tác dụng của nó và biết khắc phục những khó khăn trên và GV biết tìm ra giải pháp phù hợp để vận dụng phương pháp này một cách thường xuyên, phù hợp trong giảng dạy, thì chắc chắn sẽ có kết quả cao trong học tập.

Kết luận chương 2

Môn học “Giáo dục công dân” tự tên gọi đã nói lên vị trí quan trọng của nó trong nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường, góp phần tích cực vào việc hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội. Và hiện nay để góp phần vào việc đổi mới PPDH của Bộ GD & ĐT, chương trình môn GDCD cũng đang ngày càng đổi mới để nâng cao hứng thú học tập của học sinh đối với môn học này.

Giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc góp phần đổi mới dạy học trong giáo dục. Cùng với việc lồng ghép các vấn đề như môi trường, bạo lực học đường, an toàn giao thông... thì hiện nay việc lồng ghép hiện tượng mê tín dị đoan vào giảng dạy trong môn GDCD cũng là hoạt động hết sức cần thiết, góp phần giáo dục quét sạch các hiện tượng này ra khỏi môi trường học đường và nâng cao nhận thức của học sinh.

Qua khảo sát ở trường THPT – DTNT Qùy Châu luận văn đi đến nhận xét: hiện tượng mê tín dị đoan là một thực trạng tồn tại phổ biến ở lứa tuổi học sinh THPT Quỳ Châu nói chung và học sinh dân tộc Thái Quỳ Châu nói riêng. Đây là một điều đáng lo ngại và nó diễn ra ngày càng phức tạp do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Bên cạnh những học sinh có lý tưởng, hoài bão cao đẹp, siêng năng học hỏi, năng động, sáng tạo, tích cực làm việc làm giàu cho bản thân và tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội thì một bộ phận học

sinh có biểu hiện suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, xa hoa, lãng phí, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước, sống trông chờ, ỷ lại vào số phận. Đi sâu nghiên cứu để hiểu rõ thực trạng này và phân tích nguyên nhân sâu xa của nó mới có thể làm chuyển biến tình hình theo hướng tích cực.

Sự phân tích những nguyên nhân thực trạng mê tín dị đoan trong học sinh dân tộc Thái ở trường THPT – DTNT Quỳ Châu tạo cơ sở để đề xuất những phương hướng đúng đắn và giải pháp phù hợp nhằm xây dựng một môi trường học đường an toàn và lành mạnh.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 77 - 84)