Châu, tỉnh Nghệ An
* Dân cưvà sự phân bố dân cư
Qua di vật tìm được ở Thẩm Ồm, nằm ở cuối bản Thắm, một phụ lưu của sông Hiếu, các nhà khảo cổ học Việt Nam cho rằng, người nguyên thủy ở Thẩm Ồm, Quỳ Châu đã sống cách chúng ta khoảng 20 vạn năm, vào giai đoạn tiến hóa cuối cùng của người vượn đang chuyển hóa thành người vượn hiện đại.
Hiện nay, huyện Quỳ Châu với các đơn vị hành chính có nhiều thay đổi và thành phần tộc người cũng không như trước, cùng với quá trình di cư thì hiện nay huyện Quỳ Châu có người Thái chiếm 80% dân số, người Kinh và tộc khác 20% dân số (trong đó chủ yếu là người Kinh).
Theo thống kê dân số năm 2010, mật độ dân số trung bình ở Quỳ Châu là 51 người/ km2. Dân số Quỳ Châu là 53.910 người, trong đó dân tộc Thái là 40.125 người (chiếm 74.43%), dân tộc Kinh là 13.623 người (chiếm 25.27%), còn lại là các dân tộc khác như Thổ, Mường...Người Thái sinh sống ở tất cả 11 xã và 1 thị trấn của Quỳ Châu [30; 9]
Người Kinh có mặt ở Quỳ Châu khá sớm, giao lưu buôn bán với các đồng bào dân tộc. Số lượng người Kinh tăng lên chủ yếu từ khi Đảng và Nhà nước ta có chính sách di dân đồng bào miền xuôi lên miền núi phía Tây xây dựng nông thôn, lâm trường quốc doanh và các khu kinh tế mới. Họ sống tập trung ở thị trấn, vùng trung tâm một bộ phận sống đan xen với đồng bào dân tộc Thái trong các bản. Những tài liệu gần đây thống kê ở Quỳ Châu có hai dân tộc anh em Thái, Kinh
cùng chung sống. Các dân tộc cùng sinh sống, hòa hợp, cùng chung sức phát triển huyện Quỳ Châu, thể hiện rõ ở hệ thống quần cư của các dân tộc này.
* Tên gọi và lịch sử cư trú
Nhìn vào sự phân bố cư dân Thái ở miền núi Bắc Trung Bộ ở nước ta thì dễ dàng nhận thấy cộng đồng người Thái sinh sống ở Nghệ An thành một vùng khá tập trung. Vùng này, có những yếu tố truyền thống vừa mang tính thống nhất của văn hóa Thái vừa mang tính đặc thù địa phương do những tác động điều kiện sống và quá trình giao tiếp văn hóa với các văn hóa cư dân cận kề.
Hầu hết các nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và các nhà Thái học nói riêng thì người Thái ở huyện Quỳ Châu cũng như người Thái miền Tây Nghệ An đều có nguồn gốc xa với người Thái Tây Bắc Việt Nam.
Lịch sử cư trú: từ buổi đầu bình minh của lịch sử cho đến hiện tại vùng đất này đã trải qua nhiều biến cố. Nơi đây, đã có nhiều thay đổi về địa vực, về nơi cư trú. Do tình trạng du canh, du cư trước đây của đồng bào Thái, nên việc nghiên cứu về lịch sử của người Thái Quỳ Châu gắn với lịch sử vùng đất này. Lịch sử cư trú của người Thái trước đây, đã được nhiều nhà khoa học dân tộc học nghiên cứu. Cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Sổ tay về các dân tộc Việt Nam do Viện dân tộc học biên soạn. Người Thái ở Nghệ An nói chung, người Thái ở Quỳ Châu nói riêng có ba nhóm chủ yếu: nhóm Tày Mường còn gọi là Tày Chiềng hay Hàng Tổng, nhóm Tày Mười, nhóm Tày Thanh còn gọi là Man Thanh. Các nhóm Thái với những nguồn gốc khác nhau đã vào Nghệ An sớm muộn khác nhau nhưng theo nguồn tài liệu thông sử có được thì sự có mặt các nhóm Thái ở vùng núi Nghệ An rõ rệt nhất vào thời Trần và thời Minh thế kỷ XIII – XV.