Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên GDC Dở trường THPT – DTNT Quỳ Châu trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 104 - 109)

8 Thầy (cô) có thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm không?

3.4. Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên GDC Dở trường THPT – DTNT Quỳ Châu trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học

Quỳ Châu trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái

Nằm trong chương trình các môn học ở bậc phổ thông, bộ môn GDCD trong những năm vừa qua đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, đánh giá tầm quan trọng của bộ môn trong hệ thống giáo dục. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên đang nỗ lực không ngừng trong qua trình công tác nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao tỷ lệ học sinh khá giỏi. Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục bộ môn, giáo viên cần nhận thức rõ được thực trạng của quá trình giáo dục, đưa ra những cách

thức khác nhau phù hợp với đặc điểm từng môn học, đặc điểm của từng học sinh, điều kiện của từng lớp. Trong đó việc lồng ghép các vấn đề từ thực tiễn xã hội được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đây cũng là một khía cạnh trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Nhà giáo dục học vĩ đại Cô-men-xki đã từng nói rằng, dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục thì không có cán bộ, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá.

Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là thế hệ tương lai của dân tộc, vì vậy, không được phép tạo ra “phế phẩm”. Một người công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình, nhưng, một người giáo viên tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau. Vì vậy, Bác Hồ nhận định: Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục, đạo đức người giáo viên...đang đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ.

Nhiều thầy cô giáo bằng lòng với kiến thức đã học trong các trường cao đẳng, đại học. Họ tôn sùng sách giáo khoa, khăng khăng bảo thủ cho rằng kiến thức trong sách giáo khoa là duy nhất đúng. Phương pháp dạy khô cứng, đơn điệu, đọc sách giáo khoa bắt học sinh chép hoặc chỉ tóm tắt sách giáo khoa. Đó là cách dạy không phù hợp với nền giáo dục hiện nay, không sáng tạo, kiến thức của thầy cũ kỹ, không đảm bảo chất lượng chuyên môn của tiết dạy.

Nghề dạy học có đặc thù riêng, sản phẩm là con người trong mối tổng hòa xã hội. Thầy giáo, ngoài tiết dạy trên lớp phải quan tâm tới hoạt động ngoại khóa, bạn bè, cuộc sống ngoài xã hội của trò, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, kịp thời

nắm bắt diễn biến tình cảm, tư tưởng của học sinh, sinh viên. Người thầy không chỉ quản lý học sinh trong giờ học, mà phải quản chặt học sinh do mình chủ nhiệm, phụ trách khi chúng về nhà và hành vi của các em ngoài xã hội. Tiếc rằng, chính sự vô tâm của một số thầy cô giáo đã làm cho quan hệ giữa thầy và trò có cả một khoảng cách lạnh lùng, trò không hiểu thầy, thầy không hiểu trò. Đã không hiểu nhau thì cộng tác với nhau khó đem lại hiệu quả tốt.

Nếu giáo viên đạo đức không chuẩn mực, chuyên môn không vững vàng, không biết mình, biết người, bảo thủ đứng trên bục giảng thì làm ảnh hưởng lớn các thế hệ học trò. Ở ngành khác, người ta có thể mặc quần jean, áo thun khi đi làm nhưng giáo viên không thể diễn chiếc quần jean bạc trắng đứng trước học sinh thao thao giảng về cái đẹp trong ăn mặc. Thầy không thể vừa hút thuốc, vừa giảng bài. Cô không thể suốt ngày đi xem bói toán, hầu đồng...trong khi đứng trên bục giảng giáo dục chống mê tín dị đoan cho học sinh. Giáo viên phải biết giữ mình, tránh xa mọi cám dỗ tầm thường, giữ cho tâm hồn trong sáng, mọi hành vi phải nâng lên thành văn hóa trong đối nhân xử thế, từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất.

Chúng ta đều biết rằng, tuổi học trò luôn có tâm hồn trong trắng, ngây thơ, các em là những mầm non, tương lai của đất nước. Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia. Đó thật sự là một việc làm vừa hợp ý Đảng và Nhà nước lại vừa hợp lòng dân, mà trọng trách lớn được đặt trên vai những nhà giáo. Vì vậy, thầy cô giáo chính là tấm gương để học sinh soi vào. Khi tấm gương ấy thực trong sáng, thì những tiêu cực sẽ hạn chế và sớm bị loại trừ.

Nhà Sư phạm người Nga- Usinxki đã nói rằng, nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác.

Trong số các môn học ở trường THPT, môn GDCD có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, đây là môn học nhằm giáo dục, đào tạo cho đất nước những công dân hoàn thiện, chuẩn mực, những công dân có thể đảm đương trọng trách cao cả, gánh vác những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề của Tổ quốc, của dân tộc trong tương lai. Nhiệm vụ cơ bản của môn học này là giáo dục một cách trực tiếp và toàn diện tư tưởng chính trị trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, cũng như trang bị những chuẩn mực đạo đức và pháp luật của xã hội hiện tại cho học sinh để sau khi tốt nghiệp THPT các em có thể thực sự thể hiện một cách tốt nhất tư cách công dân của mình.

Giáo dục công dân là môn học “xương sống” trong việc rèn đạo đức cũng như lồng ghép các hoạt động kỹ năng sống.

Với vai trò, vị trí như thế, rõ ràng môn GDCD đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên tốt, được đào tạo một cách bài bản để có thể đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy một cách thuyết phục, có hiệu quả cao. Người giáo viên giảng dạy môn GDCD trước hết phải là những công dân mẫu mực, đồng thời phải là những nhà giáo, nhà sư phạm tài năng, có hiểu biết sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực từ khoa học, văn hóa đến chính trị, luật pháp, đạo đức. Không những thế, họ còn phải là những người chiến sỹ kiên cường trên mặt trận tư tưởng, phải có lập trường kiên định, vững vàng, phải có lý tưởng trong sáng, có tình yêu chân thành, mãnh liệt với Tổ quốc, nhân dân.

Với những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe có tính chuẩn mực như thế, một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên đảm nhận công việc giảng dạy môn GDCD.

Hiện nay ở trường THPT – DTNT những giáo viên dạy GDCD đa số còn trẻ, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, là đặc trưng của một trường đào tạo chủ yếu là học sinh thuộc dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp

nên giáo viên gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là giáo viên dạy môn GDCD.

Là một người tâm huyết với nghề và đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hút học sinh, cô Sầm Thị Nhung – một giáo viên dạy GDCD của trường đã chia sẻ: “Học sinh không mặn mà với môn GDCD vì các lí do khác nhau. Đầu tiên là ở các em quan niệm đây là môn phụ dạng vô thưởng vô phạt mà không thi nên chỉ học cho có. Tiếp nữa là do chương trình học tích hợp quá nhiều thứ khiến các em mệt mỏi trong khi tiếp cận. Đối với các em, những vấn đề càng đơn giản càng tốt, còn kiến thức mang tầm vĩ mô quá thì các em rất khó tiếp thu và nhớ được”

Qua nghiên cứu tình hình vận dụng môn GDCD lớp 10 của giáo viên các trường THPT – DTNT Quỳ Châu trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh, chúng tôi nhận thấy, để vận dụng có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, giáo viên cần nắm vững và hiện tốt một số biện pháp, yêu cầu sau:

- Nhằm thực hiện đổi mới PPDH nói chung, tích hợp vấn đề mê tín dị đoan trong giáo dục cho học sinh nói riêng một cách có hiệu quả, bản thân mỗi giáo viên cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với môn học và người học. Thực tế cho thấy ở phần I môn GDCD lớp 10 các bài học là kiến thức triết học, điều này làm cho giờ học dễ bị khô cứng, không lôi cuốn sự yêu thích của học sinh đối với môn học. Khắc phục thực trạng đó, giáo viên GDCD trường THPT – DTNT Quỳ Châu, cần phải có sự quyết tâm, khắc phục những khó khăn về điều kiện dạy học, đầu tư trí tuệ và công sức thay đổi cách dạy, cách học để làm cho giờ học GDCD sinh động, phát huy được hứng thú và sự tích cực học sinh.

- Giáo viên dạy GDCD trường THPT – DTNT Quỳ Châu cần phải quan tâm tiếp tục thực hiện tốt việc bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng từng chương, từng bài

học cụ thể và đối tượng học sinh để sử dụng việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn nói chung và vấn đề mê tín dị đoan nói riêng một cách đúng mức thì mới đạt hiệu quả cao trong dạy và học..v.v.. để không khí học tập luôn mới mẻ, gây sự hứng phấn và tích cực của học sinh trong giờ.

Thực tế qua quá trình giảng dạy, qua thăm lớp dự giờ của các đồng nghiệp, chúng tôi cũng đã rút ra được một bài học đáng quý cho bản thân là, khi nào và ở đâu, thầy cô khéo léo vận dụng được các nội dụng kiến thức kỹ năng lồng ghép vào các bài giảng một cách phù hợp thì tiết học đó học sinh sôi nổi hào hứng và đạt chất lượng cao, và ngược lại nếu nhà giáo lúng túng trong việc lồng ghép thì hiệu quả không như mong muốn.

Để thực hiện nhiệm vụ “dạy chữ” và “dạy người” trong nhà trường phổ thông, môn GDCD gánh vác nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong tình hình môi trường xã hội còn nhiều tiêu cực, nhiệm vụ “dạy người” càng nặng nề mà môn GDCD có vai trò chính yếu.

Hiệu quả của môn học này chủ yếu phụ thuộc vào trình độ và tâm huyết của giáo viên. Nếu biết lồng ghép những nội dung có tính thời sự và đang là vấn đề nổi cộm trong xã hội thì giờ học sẽ trở nên hấp dẫn có sức thu hút và cảm hóa học sinh.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w