Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 48 - 51)

2.1.1.1. Về tự nhiên

Quỳ Châu cũ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, trung tâm huyện lị cách thành phố Vinh khoảng 150 km. Có diện tích tự nhiên khoảng 1.198 km2. Phía Đông và Đông Bắc Quỳ Châu có ranh giới giáp với hai huyện Thường Xuân và Như Xuân tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp huyện Sầm Tớ tỉnh Sầm Nưa của nước bạn Lào với đường biên giới hơn 85km; phía Tây Nam giáp huyện Tương Dương, Đông Nam giáp huyện Nghĩa Đàn.

Đất trồng ở Quỳ Châu thường có 3 loại: đất fe – ra –lit nâu đỏ, phát triển trên đá bazan (đá bazan, đá vôi...) có diện tích rất nhỏ, mặc dù đây là loại đất tốt nhất. Đất fe-ra-lit vàng đỏ, phát triển trên đá biến chất, chiếm diện tích nhiều hơn cả, nếu cải tạo tốt sẽ là loại đất tốt cho cây lâu năm và cây công nghiệp. Loại thứ 3 là đất trồng lúa ở các thung lũng hay bãi cát ven sông. Loại đất này thực ra không nhiều chất dinh dưỡng, song đây là loại đất canh tác chủ yếu của người Thái ở Quỳ Châu. Diện tích đất lâm nghiệp Quỳ Châu chiếm 86% diện tích đất tự nhiên. Riêng đất có rừng hơn 248.200 hécta, chiếm 62% diện tích đất toàn huyện.

Rừng Quỳ Châu có một thảm thực vật vô cùng phong phú về chủng loại. Ngoài các khu rừng già thì ở đây còn có bãi cỏ tự nhiên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc. Tài nguyên rừng Quỳ Châu rất phong phú, đa dạng. Cây rừng có

80 họ, hơn 500 loài, trong đó có gần 400 loài có giá trị kế cao và “có đầy đủ đặc điểm cảnh quan của rừng nhiệt đới” [17; 2]. Quỳ Châu có trữ lượng gỗ lớn, cứ bình quân một hécta có hơn 180m2. Rừng có đủ các loại gỗ quý: lim, gụ, sến, vàng tâm, kim giao…chiếm 23% diện tích rừng. Nhiều động vật vô cùng quý hiếm như voi, hổ, bò tót...và nhiều loại động vật thông thường khác.Thửa xa xưa, ở đây còn có voi răng kiếm, gấu...Lòng đất Quỳ Châu có nhiều khoáng sản như thiếc, antinmon, vàng...riêng núi đá vôi có diện tích hơn 5.000 hécta, các khoáng sản đều có trữ lượng lớn.

Khí hậu Quỳ Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp của miền khí hậu sông Mê Kông. Trên những vùng cao, thường có khí hậu á nhiệt đới. Quỳ Châu có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Các mùa so với Vinh và lưu vực sông Lam thường đến sớm và kết thúc muộn hơn từ 15 đến 20 ngày; nhiệt độ và lượng mưa đều khác nhau. Mùa mưa hàng năm ở đây thường từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa bình quân trong mùa là 1.829,2ml. Mưa thường tập trung vào tháng 9, có năm lên tới 40oC. Nhiệt độ trung bình trong mùa chỉ 26,9 độ C. Từ tháng 7 trở đi, thường có gió Đông Nam, hơi nước từ sông cùng với hơi nước của con suối làm cho Quỳ Châu thấm mát dễ chịu.

Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng chế độ nhiệt ẩm của Quỳ Châu không giống khí hậu của cả nước. Nhiệt độ trung bình của cả huyện mà chỉ vào khoảng 20,5 đến 21 độ C. Quỳ Châu cũng là huyện có mật độ dòng chảy khá dày đặc, bên dòng Nậm Hạt, nơi đây lũ đến nhanh và nước rút cũng nhanh.

Như vậy, về mặt tự nhiên thì Quỳ Châu có nhiều mặt khó khăn song thuận lợi cũng không ít. Vì vậy, có thể dựa vào đó để phát triển kinh tế và trên thực tế cư dân Quỳ Châu nói chung và người Thái nói riêng, đã biết vận dụng khí hậu, địa

hình và những thuận lợi từ thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình đặc biệt là trong canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp.

2.1.1.2. Về địa lí – hành chính

Vùng đất thuộc ba huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp ngày nay, vốn là một đơn vị hành chính được hình thành từ thưở xa xưa. Từ năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1415), được gọi là Châu Quý. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông sáp nhập cả Châu Hoan và Châu Diễn (thuộc vùng đất Nghệ Tĩnh ngày nay). Lập ra thừa tuyên Nghệ An chia làm 9 phủ, 25 huyện và 2 châu. Vùng đất Châu Quý lập thành huyện Quỳ Châu...gồm có hai huyện là Trung Sơn và Thúy Vân. Đến triều Nguyễn (1837), tổ chức hành chính nước ta lại được sắp xếp lại: cả nước chia thành 20 tỉnh, dưới tỉnh chia ra phủ và huyện. Phủ Quỳ Châu lúc này chia làm 3 huyện: huyện Quế Phong, huyện Thúy Vân và huyện Nghĩa Đàn. Đến thời cai trị của thực dân Pháp, đơn vị hành chính của Phủ Quỳ lại có sự thay đổi. Ngày 22 tháng 10 năm 1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định chia phủ Quỳ Châu ra làm hai đơn vị hành chính ngang nhau: phủ Quỳ Châu và huyện Nghĩa Đàn.

Địa dư phủ Quỳ Châu lúc này bao gồm phần đất của hai huyện Quế Phong và Thúy Vân và hai tổng thượng huyện Nghĩa Đàn với diện tích 5.000 km2, chiều dài từ phà Dinh đến Huồi Ho là 120 km, chiều rộng từ Bù Quế thuộc xã Châu Nga đến xã Châu Sơn là 80 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp hai huyện Thường Xuân và Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Sầm Nưa của nước bạn Lào với đường biên giới hơn 85 km, phía Tây Nam giáp huyện Tương Dương, phía Đông Nam giáp huyện Nghĩa Đàn [17; 1].

Hiện nay, Quỳ Châu gồm có 1 thị trấn và 11 xã gồm: Thị trấn Tân Lạc (trước ngày 12/05/2010 gọi là thị trấn Quỳ Châu), Châu Bình, Châu Hội, Châu Hạnh,

Châu Nga, Châu Bính, Châu Tiến, Châu Thắng, Châu Hoàn, Châu Phong, Châu Thuận, Diên Lãm.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w