Tăng cường vận dụng những nội dung của môn GDCD 10 có liên quan trực tiếp đến việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 100 - 104)

8 Thầy (cô) có thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm không?

3.3.Tăng cường vận dụng những nội dung của môn GDCD 10 có liên quan trực tiếp đến việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh

trực tiếp đến việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái

Những tri thức của môn GDCD luôn gắn chặt với đời sống thực tiễn của xã hội. Dường như bất kì tri thức nào của nó cũng liên hệ với các hiện tượng của đời sống hàng ngày của con người, kể cả cuộc sống của học sinh. Song, nếu chỉ truyền thụ tri thức lí luận sẽ làm cho học sinh không tiếp thu nổi do mức độ trìu tượng và khái quát cao của nó. Nhưng nếu vận dụng một cách vụng về, thô thiển sẽ hạ thấp giá trị của lí luận, không khái quát hóa thực tiễn phục vụ lí luận.

Từ năm học 2006 – 2007 cùng với các môn học khác, nội dung và chương trình sách giáo khoa môn GDCD được cải cách. Trước thời điểm này chỉ có Tài liệu GDCD chứ chưa được công nhận là SGK. Về nội dung, chương trình SGK mới cũng đổi mới phong phú, đa dạng, hợp lí, khoa học và lôi cuốn học sinh hơn. Chương trình mới bao gồm một số nội dung lớn như: Khái quát về Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Đạo đức học, Chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật. Ngoài ra còn lồng ghép một số nội dung khác có liên quan thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống, tệ nạn mê tín dị đoan...đã góp phần làm cho môn học trở nên hấp dẫn hơn với học sinh.

Có một thực tế dễ nhận thấy, đó là nếu như nhìn vào điểm số thì có thể thấy kết quả của môn GDCD tương đối cao, nhưng nếu đánh giá dựa vào hành vi, thái độ của học sinh, kỹ năng vận dụng của học sinh trong thực tiễn cuộc sống thì chưa được như mong muốn. Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực xảy ra trong học sinh như bạo lực học đường, mê tín dị

đoan, yêu đương quá sớm...Câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không phải là mới, nhưng là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Bên cạnh những học sinh biết vượt lên số phận, thì vẫn còn một bộ phận học sinh ham chơi, vi phạm pháp luật, thiếu kĩ năng sống, không tự tin làm chủ bản thân. Vì sao lại còn tồn tại những vấn đề đó? Trong nhiều nguyên nhân quan trọng do bản thân học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu những kiến thức, suy nghĩ nông cạn, thiếu hiểu biết để giải quyết đúng đắn các vấn đề trong cuộc sống. Chính vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ muốn nâng cao được chất lượng thực sự sâu rộng cần phải tích hợp các vấn đề xã hội (như tệ nạn mê tín dị đoan) vào một số nội dung của chương trình GDCD.

Thông qua chương trình GDCD lớp 10, giáo viên có thể tích hợp giáo dục, phòng chống bài trừ mê tín dị đoan trong một số bài ở phần 1 "Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận" và phần 2 “Công dân với đạo đức’’. Tùy vào nội dung kiến thức của từng bài giáo viên có thể lựa chọn tích hợp các tình huống, câu chuyện chống mê tín dị đoan cho phù hợp.

Ở phần 1 “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’, giáo viên có thể lồng ghép các tình huống, câu chuyện liên quan tới giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh vào cụ thể các bài sau:

Bài 1: “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng”: Trong bài học này giáo viên có thể lồng ghép các tình huống, câu chuyện chống mê tín dị đoan như câu chuyện :

“Năm thầy bói xem voi” ở phần củng cố bài học, để từ đó giúp học sinh hình thành được thế giới quan duy vật biện chứng và có phương pháp luận của biện chứng duy vật.

Bài 4: “Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng” mục 2b, giáo viên có thể lồng ghép các tình huống, câu chuyện chống mê tín dị đoan để học sinh rút ra được bài học cho bản thân đó là phải biết đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực...

Bài 5: “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, giáo viên lồng ghép tình huống, câu chuyện chống mê tín dị đoan vào mục 3: Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

Qua những câu chuyện đó HS sẽ hiểu được rõ hơn và rút ra được bài học cho bản thân đó là để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ; mọi hành động nôn nóng hoặc nửa vời đều không đem lại kết quả như mong muốn. Ở đây GV có thể đưa câu chuyện về những HS đi xem bói cầu kết quả cao trong các kỳ thi...để minh họa cho bài học.

Bài 6: “Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng”, giáo viên lồng ghép vào mục 1b Phủ định biện chứng.

Giáo viên có thể đưa ra một vài câu chuyện liên quan tới tục lệ ma chay, cưới xin ở địa phương các em sinh sống còn mang tính chất lạc hậu, hủ tục cần phải loại bỏ nhưng cũng cần phải giữ lại những gì gọi là thuần phong mỹ tục. Qua câu chuyện đó để chứng minh rằng trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới không ra đời từ hư vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Bởi vậy, nó không phủ định “sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới.

Bài 9: “Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội”, giáo viên lồng ghép vào mục 1 Con người là chủ thể của lịch sử.

GV có thể lồng câu chuyện về những người trong xã hội lười lao động nhưng thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung sướng để HS rút ra bài học cho bản thân.

Ở phần 2 “Công dân với đạo đức” để phát huy vai trò môn GDCD trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh, giáo viên lồng ghép vào những bài sau:

Bài 10 “Quan niệm về đạo đức” giáo viên lồng ghép vào mục 1b Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.

GV lồng vào mục này để HS thấy được, tại một thời điểm xác định, có những phong tục tập quán không còn phù hợp và trở nên lỗi thời, trái với đạo đức và bị coi là hủ tục, cần phải thay đổi hoặc loại trừ (cho HS nêu một số phong tục tập quán ở địa phương).

Bài 11: “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” giáo viên có thể lồng ghép vào cuối bài để củng cố bài học.

Ở bài này GV có thể đưa ra câu hỏi: Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?

Bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” giáo viên có thể lồng ghép vào mục 1b Thế nào là tình yêu chân chính của tiết 1 hoặc mục 3c: Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên trong tiết 2.

Ở mục 1b: Thế nào là tình yêu chân chính GV có thể đưa ra tình huống sau: Tân là một chàng trai nhanh nhẹn, giỏi giang, tốt bụng. Biết Tân đã có người yêu

nhưng Xuân vẫn quyết tâm tìm cách giành bằng được tình yêu của Tân. Sau nhiều lần bị Tân từ chối, Xuân để đi gặp thầy bói để xin bùa yêu về bỏ bùa quyết giành bằng được Tân về mình.

Việc giáo viên đưa ra tình huống, câu chuyện có liên quan chống mê tín dị đoan một cách phù hợp vào bài học, giúp giảm lối học thụ động, sách vở, tăng cường khả năng vận dụng vào thực tế, khuyến khích học sinh tích cực xem xét, thảo luận về một tình huống, một câu chuyện, một nhân vật thực tế. Với những tình huống giáo viên đưa ra, học sinh tiếp nhận lý thuyết bằng cách giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ đó tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, kiên định khi tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ, tăng cường tính sáng tạo để tìm giải pháp cho vấn đề, kỹ năng đánh giải pháp đã lựa chọn. Tuy nhiên giáo viên cần phải biết lồng ghép một cách khéo léo, phù hợp vào từng kiến thức bài dạy, tránh biến giờ dạy thành một buổi tuyên truyền chống mê tín dị đoan mà không làm nổi bật được trọng tâm kiến thức của bài học. Làm sao qua những câu chuyện, tình huống đó học sinh vừa nắm được nội dung bài học vừa nâng cao được nhận thức của mình và vận dụng nó vào trong thực tiễn đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 100 - 104)