bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh
Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực giáo dục chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Trong các nhà trường nước ta hiện nay luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người.
Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó có giáo dục. Đảng ta chủ trương xây dựng con người mới, năng động, sáng tạo, tạo điều kiện cho con người phát triển đầy đủ, toàn diện về cả “đức – trí – thể - mỹ”. Việc phát triển con người không có nghĩa là con người chung chung, trìu tượng, thiếu bản sắc riêng, mà con người với tư cách là chủ thể năng động, sáng tạo, bản lĩnh, trí tuệ, có đạo đức.
Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm…
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, với những thời cơ, vận hội lớn, đan xen những thách thức không nhỏ, chúng ta càng phải quan tâm đến nguồn lực con người, nhất là đối với HS – một nhân tố vô cùng quan trọng, bảo đảm đất nước phát triển nhanh, bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam…bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” [15; 98]. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã và đang gây ra nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam. Ngành giáo dục cũng không ngoại lệ, hiện nay việc giáo dục, giữ gìn và phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cho HS đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đã có rất nhiều ý kiến mang nặng sự lo lắng, trăn trở về những khó khăn hiện nay mà ngành giáo dục đang phải đối mặt, đó là tình trạng HS vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cô giáo, nói tục, không trung thực, ham chơi, bạo lực học đường … đang gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận
xã hội, ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục đạo đức cho HS…Đặc biệt hiện nay trong học đường còn diễn ra một hiện tượng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của HS đó là tình trạng mê tín dị đoan. Đã có rất nhiều hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong nhà trường cũng chỉ vì xuất phát từ tệ nạn mê tín dị đoan. Nhiều em học sinh trước khi đi thi phải đi xem bói nên ăn gì, làm gì, mặc gì, xuất hành giờ nào để có thể đem lại kết quả cao.
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông thì môn GDCD có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh. Vị trí của môn GDCD ở trường phổ thông đã được xác định trong Chỉ thị số 30/1998/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20 tháng 5 năm 1998: Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức - nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại.
Chính vì thế, môn GDCD có vai trò trực tiếp trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách cho học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản có giá trị về thế giới quan và nhân sinh quan. Tri thức tự nó chưa phải là thế giới quan, tri thức phải kết hợp với niềm tin mới trở thành một thành tố của thế giới quan. Chỉ khi biến thành niềm tin, tri thức mới trở nên sâu sắc và bền vững, mới trở thành cơ sở cho hành động. Do đó, việc hình thành thế giới quan là yêu cầu quan trọng, bởi vì chính thế giới quan sẽ giúp con người xem xét, nhìn nhận thế giới một cách đúng đắn. Từ đó, tạo chuẩn mực sống và định hướng cuộc sống, chi phối nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Chính vì thế, thực chất của
quá trình dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng là kết hợp giữa “dạy chữ” và “dạy nhân cách” để hình thành đạo đức của mỗi người. Do đó, môn GDCD có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn cho học sinh hình thành niềm tin và tình cảm tốt đẹp.
Hiện nay, với thực trạng báo động về đạo đức, về lối sống lệch lạc trong tư tưởng, thiếu niềm tin khoa học…của học sinh thì vô hình trung môn GDCD trong nhà trường trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Nhiều người đặt câu hỏi rằng: Tại sao môn học này chưa thực sự phát huy hiệu quả là giáo dục học sinh thành người tốt, người có đạo đức, có ích cho xã hội?
GDCD là một môn học rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhưng một thực trạng đáng buồn hiện nay là môn học này không được coi trọng so với các môn học khác, bị xem là môn học “phụ’’, môn học “khô khan’’...Tuy nhiên có một thực tế, cứ sau mỗi một sự kiện được dư luận xã hội xôn xao, bàn tán, lên án thì ngay lập tức, môn GDCD lại có dịp được “quan tâm” đặc biệt và cho “lồng ghép” thêm nội dung mới, nhằm “tăng cường” vai trò“giáo dục công dân”- giáo dục ý thức con người để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Nếu như giai đoạn trước là yêu cầu lồng ghép các vấn đề giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong trường học thông qua việc thực hiện công văn liên Bộ GD&ĐT, Bộ Giao thông vận tải, kế tiếp là lồng ghép các môn học về giáo dục quốc phòng, giáo dục giới tính, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống, và gần đây là việc lồng ghép giáo dục chương trình phòng chống tham nhũng, phòng chống tác hại game online có nội dung bạo lực, không lành mạnh cũng được Bộ GD&ĐT “gửi gắm” vào bộ môn GDCD. Vô hình trung, môn GDCD đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận xã hội, và trở thành môn “chính” chứ không còn
là môn “phụ” như suy nghĩ của không ít bậc phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, từ trước đến nay có một vấn đề cũng không kém mang tính thời sự diễn ra trong học sinh nhưng chưa được quan tâm, chưa được “lồng ghép” nhiều vào trong các bài học GDCD, đó là vấn đề mê tín dị đoan trong môi trường học đường. Vì tệ nạn này đã tác động không nhỏ tới sự phát triển tâm sinh lý của học sinh.
Một trong những mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục hiện nay đó là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các cấp học, môn GDCD là một trong những môn học góp phần hết sức quan trọng trong vấn đề này. Cho nên việc lồng ghép các vấn đề xã hội như giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan là một trong những việc làm để góp phần nâng cao kỹ năng sống cho các em học sinh. Và hơn bao giờ hết môn GDCD lại một lần nữa phát huy vai trò của mình trong việc bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học cho học sinh.
“Quá trình dạy học môn GDCD là quá trình khai thác tiềm năng và phát triển tâm lực của học sinh, phát triển tính tích cực hoạt động nhận thức và năng lực tự hoàn thiện của học sinh” [7; 24]. Hơn nữa, “môn GDCD trường THPT không những trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh (về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống) mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, những hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học; giúp học sinh có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi” [7;
25]. Đặc biệt, những tri thức ở phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 là nhằm trang bị cho người học thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng và nhân sinh quan đúng đắn, từ đó giúp người học có nhận thức đúng, thái độ đúng và phương pháp đúng trong hoạt động nhận thức, trong học tập và trong hoạt động thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải làm như thế nào để khai thác tối đa năng lực của học sinh, vận dụng những kiến thức các em đã học vào cuộc sống, đồng thời áp
dụng những kinh nghiệm, kiến thức mà các em đã có trong cuộc sống và được học từ các môn học khác để hiểu bài dễ dàng hơn và khắc sâu kiến thức đã học.
Như đã nói ở trên, môn GDCD có vị trí, vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Chính vì vậy, việc “lồng ghép’’ các nội dung trong bài học để thông qua đó giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh hiện nay là một việc làm thiết thực. Tuy nhiên, cách “lồng ghép’’ như thế nào để đem lại hiệu quả cao lại là một việc làm không dễ đối với giáo viên.
Kết luận chương 1
Môn GDCD là một trong những môn học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận biện chứng hiện nay đối với học sinh. Đối với các môn khoa học xã hội nói chung, môn GDCD nói riêng, việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn vào nội dung bài học có nhiều ưu điểm phát huy được tính tích cực của học sinh và thực hiện được mục tiêu của giáo dục là lí luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành. Trong đó việc vận dụng môn GDCD để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh là hành động cụ thể hóa chủ trương đổi mới PPDH của ngành. Thông qua việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh những tri thức từ sách vở đến vận dụng nó vào trong thực tiễn giúp cho học sinh ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn và hình thành cho các em kỹ năng sống để từ đó các em vững tin hơn trong cuộc sống sau này.
Để phát huy tốt vai trò của môn GDCD lớp 10 trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan ra khỏi môi trường học đường và qua đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng như chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT – DTNT Quỳ Châu, cần nhận thức đúng thực chất, vai trò của việc phát huy môn GDCD lớp 10 trong việc phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan để vận dụng nó một cách chủ động, hiệu quả hơn nữa.
CHƯƠNG 2