8 Thầy (cô) có thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm không?
3.1.1. Về phía Ban Giám Hiệu nhà trường
Những năm gần đây, ngành giáo dục đã rất quan tâm tới đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh nhưng việc lồng ghép các vấn đề xã hội vào trong bài giảng của môn GDCD, đặc biệt là vận dụng môn GDCD trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa được chỉ đạo sâu sát, mặc dù đây là phần kiến thức rất quan trọng trong hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS nhằm giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho HS. Trong khi đó việc lồng ghép một cách ôm đồm vô hình chung lại tạo ra sự “quá tải” đối với môn học này.
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GD & ĐT về đổi mới PPDH, Sở GD & ĐT tỉnh Nghệ An đã tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới PPDH đối với môn GDCD nói riêng và các bộ môn khác ở trường THPT nói chung để triển khai những kiến thức cơ bản về đổi mới theo quan điểm của Bộ GD & ĐT, giúp giáo viên thực hiện tốt
việc đổi mới PPDH phù hợp với từng đơn vị mình công tác; tuy nhiên, khi được hỏi về hiệu quả các lớp tập huấn chuyên đề thì đa số các giáo viên trả lời là nhìn chung các lớp tập huấn về đổi mới PPDH chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, còn mang tính lí thuyết chung chung chưa đi sâu hướng dẫn giáo viên cách thức đổi mới sao cho phù hợp với từng phần, từng bài đặc biệt là phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10. Đây là nguyên nhân làm cho việc đổi mới PPDH bộ môn nói chung, phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” nói riêng chưa đi vào chiều sâu, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Chính vì vậy, nhà trường và các đoàn thể cần phải phối hợp với bộ phận chuyên môn thực hiện các chuyên đề chuyên sâu, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các loại hình câu lạc bộ, các trò chơi dân gian… để tăng cường thời lượng cho các em được tranh luận, thảo luận, đóng góp ý kiến của mình vào các vấn đề chung của đất nước, của xã hội, hướng các em tìm về cội nguồn dân tộc, về tổ tông, về nòi giống con rồng, cháu tiên, qua đó rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các bạn cùng trang lứa. Nếu có điều kiện, nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên, công đoàn, nữ công cũng có thể phối hợp mời các đại diện lãnh đạo cấp trên, các ban ngành đoàn thể, các bác cựu chiến binh, Hội phụ nữ, các điển hình tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh về nói chuyện chuyên đề, tọa đàm.v..v.. tạo ra một kênh thông tin, một sân chơi lành mành để các em được học tập khẳng định mình, để nhà trường thật sự là chỗ dựa vững chắc cho các em, là nơi dạy chữ, dạy người cho các em, để cho
“trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD & ĐT đã phát động.
Một việc làm không kém phần quan trọng đó của nhà trường là cần phải giáo dục và xử lí nghiêm minh những người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm điều xấu. Đây cũng là một biện pháp rất cần thiết để ngăn chặn những kẻ truyền bá mê
tín dị đoan trong nhà trường. Thỉnh thoảng trong các trường THPT chúng ta thấy xuất hiện những tờ rơi, tờ truyền đơn không lành mạnh. Nhà trường phải có trách nhiệm giúp cho học sinh thấy được tính chất bịp bợm và phản động của nội dung những tờ rơi đó. Đặc biệt phải xử lí nghiêm minh những người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc mê tín dị đoan. Đã có 2,6% học sinh chọn biện pháp “Giáo dục và xử lí nghiêm minh những người lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm điều xấu”.