8 Thầy (cô) có thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm không?
3.5. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại để nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD 10 theo hướng giáo dục, phòng chống, bà
cao chất lượng dạy học môn GDCD 10 theo hướng giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái
Để đạt hiệu quả cao trong dạy học, mỗi bài dạy cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp thảo luận, đóng vai và giải quyết vấn đề là chủ yếu nhất. Điều đặc biệt quan trọng để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDCD là phải đưa kiến thức học sinh đã học trở về thành vấn đề
gần gũi gắn bó với học sinh, để mỗi bài học đều là những vấn đề bổ ích, cần thiết với học sinh, chứ không phải là những vấn đề mơ hồ, xa vời.
Qua các bài học phải giáo dục cho tất cả các em học sinh thấy được cần phải chú ý rèn luyện bản thân từ nhận thức đến từng cử chỉ, hành vi rất cụ thể và dù rất nhỏ. Ví dụ như rèn luyện tính tự chủ, tính siêng năng, kiên trì phải thể hiện trong mọi lĩnh vực, mọi hoàn cảnh.... Khi thực hiện giải pháp này, điều đáng lưu ý là giáo viên cần phải phát hiện được những tình huống, những hành vi cụ thể của học sinh trong lớp, xử lý tốt các tình huống, biến nó thành bài học giáo dục, uốn nắn học sinh.
Rèn kỹ năng phân tích các vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Rèn kỹ năng tìm kiếm, thu thập thông tin từ sách giáo khoa, tài liệu, thực tiễn cuộc sống, hướng dẫn học sinh xác định, lựa chọn, tập hợp các thông tin để giải quyết được nhiệm vụ học tập. Rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp các thông tin, hệ thống hóa, biểu đạt thành kết quả. Phân tích các thông tin thu thập được để tìm ra dấu hiệu bản chất, mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên khái niệm, mối liên hệ giữa các khái niệm với nhau.
Rèn luyện kỹ năng kiểm tra, điều chỉnh, ghi nhớ và vận dụng. Thông qua kiểm tra vấn đáp, trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống để kiểm tra những kiến thức cần nắm vững, những kỹ năng cần rèn luyện, thái độ cần đạt được của học sinh khi tiến hành xong một thao tác, hoàn thành một hoạt động học một số nội dung của bài học.
Trong thảo luận nhóm, hoặc tình huống đóng vai, giáo viên cần tổ chức, sắp xếp để tất cả học sinh đều tích cực tìm tòi, suy nghĩ và cùng tham gia vào bài, đồng thời trên cơ sở thảo luận, từng cá nhân bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao của nhóm. Từ việc bố trí, sắp xếp chỗ ngồi
của nhóm để thảo luận; bố trí nhóm trưởng các nhóm; giao kịch bản cần chú ý để phát huy cao nhất sự tham gia của từng cá nhân và từng tập thể.
Khi đưa các câu chuyện liên quan tới mê tín dị đoan GV phải biết lựa chọn PPDH phù hợp để truyền tải được thông điệp mà câu chuyện kia muốn hướng tới. Bên cạnh đó GV phải lồng ghép câu chuyện đó phù hợp với từng nội dung bài học, tránh biến giờ học thành một tiết tuyên truyền chống mê tín dị đoan mà lơ là việc truyền đạt kiến thức trọng tâm của bài học.
Một việc làm không kém phần quan trọng là xây dựng đời sống văn hóa, môi trường học đường lành mạnh.
Đây là một biện pháp cần thiết cả trước mắt và lâu dài để góp phần vào việc nâng cao đời sống tinh thần của xã hội nhằm khắc phục dần và tiến tới loại bỏ các hiện tượng mê tín dị đoan cũng như các tệ nạn xã hội khác ra khỏi đời sống xã hội.
Qua điều tra thì có 2,6% học sinh chọn biện pháp “Xây dựng đời sống văn hóa, môi trường học đường lành mạnh” để khắc phục hiện tượng mê tín dị đoan. Muốn vậy nhà trường phải tạo cho học sinh nhiều sân chơi bổ ích, đề ra những biện pháp và những hình thức xử lí thích đáng đối với hiện tượng mê tín dị đoan làm cho nó không “có đất” để tồn tại và phát triển.
Bên cạnh đó nhà trường nên phát động, tổ chức nhiều hoạt động, phong trào văn nghệ, tuyên truyền chống mê tín dị đoan.
Đây là một biện pháp rất dễ thực hiện nhưng lại đem lại hiệu quả cao mà trường THPT – DTNT Quỳ Châu đang triển khai một cách có hiệu quả.
Hàng năm trường đã tổ chức rất nhiều các cuộc thi với sự tham gia đầy đủ của các em theo các chủ đề về chống các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, sức khỏe sinh sản vị thành niên...trong đó có cả hiện tượng mê tín dị đoan nhằm tuyên truyền giáo dục cho học sinh có những hiểu biết nhất định về các vấn đề này. Bên
cạnh đó nên tổ chức các hoạt động văn nghệ trong đó có tổ chức những vở kịch, những tình huống nêu rõ việc làm bịp bợm của những người hành nghề mê tín dị đoan.
Đã có 2,4% học sinh chọn biện pháp “Phát động tổ chức nhiều hoạt động, phong trào văn nghệ, tuyên truyền chống mê tín dị đoan” để bài trừ mê tín dị đoan.
Ngoài các biện pháp trên đây còn có một số biện pháp khác như: cần phải quan tâm, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp cho các em lấy lại được niềm tin của mình trong cuộc sống đừng để cho các em phó mặc cho cái gọi là “số phận”. Nếu làm được như vậy sẽ giúp cho học sinh thoát được sự lôi cuốn của mê tín dị đoan.
3.6. Phát huy vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái
Bên cạnh vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội cũng không kém phần quan trọng trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho HS. Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người xác lập các quan hệ xã hội ban đầu của mình, là cái nôi hình thành nhân cách của con người. Chức năng quan trọng nhất của gia đình là giáo dục hình thành nền tảng đạo lý ở con người: lẽ phải, tình thương yêu, đạo làm người, làm cha, làm mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm anh, làm chị, làm em,... So với giáo dục của nhà trường và xã hội thì giáo dục của gia đình có thế mạnh là quan hệ tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, giữa những người thân trong gia đình với nhau, tạo nên sức mạnh cảm hóa to lớn mà nhà trường và xã hội không có được. Ý kiến của Tiến sĩ Tạ Ngọc Thanh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng khẳng định: trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên, không yếu tố nào có tác động mạnh bằng yếu tố gia đình. Trong gia đình, các em học được ngôn ngữ, các kỹ năng sống, giá trị văn hóa và đạo đức. Hoàn cảnh gia đình không thuận lợi dễ có
tác động tiêu cực tới quan niệm, nhận thức và hành vi của các em. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý điều chỉnh cách nuôi dạy con. Nhà giáo dục nổi tiếng V.A.Xukhomlinxki đã khuyên các bậc cha, mẹ: “Hãy biết tỏ ra thản nhiên trước những nỗi đau đớn, khó khăn, thiếu thốn của trẻ. Hãy để đứa trẻ cảm thấy xấu hổ khi nó nói rằng bị đau. Hãy để đứa trẻ từ bé đã học được cách dũng cảm chịu đựng khó khăn. Hãy để cho đứa trẻ rơi nước mắt khi đứng trước nỗi buồn của người khác, chứ không phải nỗi đau của chính mình. Can đảm, gan dạ trong việc nhỏ là mầm mống của tính cương nghị và vững vàng của công dân” [3; 2]. Rõ ràng, tác động từ phía gia đình, cụ thể là cha, mẹ, người thân có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của các em, họ cần có thái độ đúng mực đối với tình yêu, hôn nhân, gia đình của con.
Bên cạnh đó, vai trò của xã hội hết sức quan trọng. Trong điều kiện kinh tế - xã hội thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, bên cạnh vai trò điều chỉnh đạo đức của các thiết chế xã hội cổ truyền như làng xã, xóm làng, láng giềng họ tộc thì vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội là hết sức quan trọng trong việc giáo dục HS.
Các tổ chức chính trị - xã hội cũng cần chú trọng phát huy vai trò đối với việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho HS.
Kết luận chương 3
Quá trình giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh là quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố môi trường điều kiện trực tiếp và gián tiếp, yếu tố chủ quan và khách quan đan xen. Vì vậy, việc xây dựng một thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh trong nền kinh tế thị trường cần thực hiện một cách đồng bộ, kết hợp một cách hợp lý các loại hình giáo dục và phối hợp chặt chẽ các chủ thể của quá trình giáo dục. Để đạt yêu cầu đó, việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh phải được định hướng đúng đắn trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan của học sinh hiện nay. Theo đó, việc xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan khoa học của học sinh cần tuân thủ các phương hướng cơ bản như: quán triệt quan điểm của Đảng về đổi mới nhận thức về việc giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, xây dựng đạo đức của học sinh dựa trên cơ sở nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; tăng cường vận dụng các môn học có liên quan theo chương trình đổi mới của Bộ GD & ĐT; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và các tổ chức chính trị, xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, điều cần chú trọng nhất là nội dung, phương pháp giáo dục và các biện pháp tác động để xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho học sinh.
Chú trọng xây dựng những phẩm chất, giá trị đạo đức truyền thống của học sinh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế thị trường hiện nay, không quá xa vời, lý thuyết suông. Nếu không thực hiện được điều này, chúng ta mắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí, do đó không những không thể phát huy mặt tích cực của các giá trị đạo đức truyền thống trong nhận thức của học sinh mà còn làm cho học sinh ngày càng rơi vào những tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn mê tín dị đoan.
C. KẾT LUẬN
Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế đòi hỏi cần có những con người phát triển một cách toàn diện cả về tri thức lẫn nhân cách, có tư duy năng động, sáng tạo, có bản lĩnh và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Điều đó đòi hỏi giáo dục cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, trong đó đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học là một yêu cầu tất yếu.
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng, cần đổi mới đồng bộ, toàn diện các khâu của quá trình dạy học như: nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, cách thức tổ chức, quản lý dạy học... Trong đó, đổi mới PPDH có ý nghĩa rất quan trọng. Thực chất của đổi mới PPDH là chuyển từ cách dạy học thụ động sang cách dạy học chủ động, chấm dứt tình trạng đọc chép trên bục giảng, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay, các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là lồng ghép các vấn đề thực tiễn vào nội dung kiến thức môn GDCD như vấn đề mê tín dị đoan trong môi trường học đường. Việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn vào nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng sống cho HS là một nhiệm vụ của các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng ở trường
THPT là một xu hướng góp phần đổi mới PPDH của Bộ GD & ĐT. Vận dụng tốt phương pháp này sẽ tạo ra sự liên kết của nguyên lí giáo dục là “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” .
Môn GDCD lớp 10 có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học để học sinh nhận thức hiểu biết và vận dụng giải quyết đúng đắn các vấn đề trong học tập và đời sống. Thực tế cho thấy, việc dạy và học môn GDCD lớp 10 tại trường THPT – DTNT Quỳ Châu hiệu quả còn hạn chế, học sinh chưa thật sự thích thú với môn học, nhất là phần triết học. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân như: học sinh cho rằng đây là môn học phụ; kiến thức chương trình chưa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh,... Song nguyên nhân cơ bản nhất là do giáo viên chưa tích cực đổi mới PPDH, sử dụng phương pháp thuyết trình, chưa liên hệ thực tiễn nhiều, mới mang tính chất lí thuyết suông là chủ yếu. Việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn mang tính thời sự như mê tín dị đoan thì hầu như còn ít.
Qua thực tế khảo sát tại trường THPT – DTNT Quỳ Châu cho thấy: Đại đa số học sinh có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác này, do đó dẫn đến vi phạm những chuẩn mực về đạo đức, một bộ phận học sinh xa rời đạo đức truyền thống của dân tộc, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, ích kỷ, trái với thuần phong mỹ tục, sa vào các tệ nạn xã hội… làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho HS trong điều kiện hiện nay là giúp cho học sinh hình thành và hoàn thiện ở họ những chuẩn mực đạo đức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trên cơ sở kinh tế hiện thực ở Việt
Nam hiện nay, đồng thời không xa rời truyền thống đạo đức dân tộc và đạo đức xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tin dị đoan cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu trên cần thực hiện đồng bộ những giải pháp như: nâng cao vai trò của BGH, của GV, của Đoàn thanh niên...trong công tác giáo dục đạo đức của học sinh; đổi mới phương pháp giảng dạy GDCD theo hướng phát huy tính tích cực của người học; xây dựng đội ngũ giáo viên trở thành tấm gương về đạo đức cho học sinh học tập; phát huy vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức của học sinh; phát huy vai trò tự giáo dục và rèn luyện đạo đức của học sinh…Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây, chúng ta tin chắc rằng công tác giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan trong môi trường học đường sẽ đem lại kết quả cao.