Về phía giáo viên

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 86 - 87)

8 Thầy (cô) có thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm không?

3.1.2.Về phía giáo viên

Để có thể giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan ra khỏi môi trường học đường thì người GV giữ một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là GV dạy GDCD. Người GV phải là tấm gương sáng để học trò nhìn vào mà noi theo. Không thể thầy cô đứng trước HS thao thao giảng về những tác hại của tệ nạn mê tín dị đoan trong khi đó thầy cô lại tin vào bói toán, thần linh... Nhà Sư phạm người Nga - Usinxki đã nói rằng, nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác.

Nhằm phát huy hiệu quả môn GDCD 10 trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho HS, GV trường THPT – DTNT Quỳ Châu cần thực hiện tốt các yêu cầu như sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động bám sát kế hoạch biên chế năm học và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn; nội dung sinh hoạt chuyên môn cần quan tâm tập trung trao đổi sâu vấn đề đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá đối với môn học.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, hỗ trợ nhau trong công tác soạn giảng, thực hiện phương châm “người đã biết chỉ cho người chưa biết”; tổ chức thao giảng và dự giờ lẫn nhau, nhất là các tiết dạy học có yêu cầu lồng ghép các vấn đề thực tiễn xã hội như mê tín dị đoan..., để giáo viên trong tổ học tập kinh nghiệm, phát hiện các khiếm khuyết, hạn chế của nhau để cùng đóng góp, xây dựng tiết dạy tiếp sau đạt kết quả cao hơn.

- Tổ chuyên môn các trường THPT trong huyện cần tăng cường sự phối giao lưu trao đổi nghiệp vụ chuyên môn lẫn nhau. Đặc biệt là trong điều kiện cả huyện chỉ có mỗi một trường cấp 3 với 4 giáo viên dạy môn GDCD thì việc trao đổi kinh nghiệm chuyên môn môn học sẽ rất hạn chế, do vậy tổ chuyên môn của trường cần tích cực tham mưu đề xuất cho Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện để giáo viên dạy GDCD các trường ở địa bàn khác định kỳ gặp gỡ nhau để trao đổi nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm hay trong thực hiện các PPDH môn học GDCD lớp 10.

- Tổ chuyên môn phải theo dõi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của các giáo viên các môn trong tổ; thực hiện đánh giá đúng đắn, khách quan và mạnh dạn đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 86 - 87)