Quy trình sử dụng câu chuyện chống mê tín dị đoan để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thá

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 90 - 93)

8 Thầy (cô) có thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm không?

3.2.2. Quy trình sử dụng câu chuyện chống mê tín dị đoan để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thá

chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái

Sử dụng câu chuyện chống mê tín dị đoan để dạy học GDCD 10 trong vấn đề giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh, giáo viên phải thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện chống mê tín dị đoan xảy ra trong thực tiễn có nội dung phù hợp với bài học. Sau đó, giáo viên tóm tắt ý chính của câu chuyện cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đưa vào bài học.

Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện.

Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả lời; đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận.

Để làm rõ quy trình lồng ghép câu chuyện để nâng cao nhận thức, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT – DTNT Quỳ Châu, tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ 1: Sau khi truyền đạt kiến thức ở mục 1b: “Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người’’ – Bài 10:

“Quan niệm về đạo đức’’, giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện liên quan đến phong tục, tập quán ở địa phương:

Thu lợi từ bóng ma “đồ độc”

Mới đây Công an huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi đã làm rõ đối tượng Đinh Thị Rết (thôn Tà Pía, xã Sơn Hải) về hành vi lừa đảo giống như Đinh Thị Sí. Thấy tập tục bà con đồng bào hay cúng bái khi đau ốm… Đinh Thị Rết đã bày trò lừa lấy tiền của nhiều cư dân địa phương. Khoảng đầu năm 2012, ông Đinh Văn Đẻ (ở

cùng địa phương) bị đau đầu, đau bụng liền tìm đến nhà Rết xem bói giùm. Rết xem bói bằng hình thức xem tiền, mệnh giá từ 2.000 đến 20.000 đồng. Khi xem bói, Rết nhúng tiền vào chén rượu, cầm lên xem và phán, ông Đẻ bị đau là do ngoài đám ruộng của ông có một túi “đồ độc”. Sau đó, Rết chỉ chỗ cho ông Đẻ đào gói “đồ độc” ngoài đám ruộng nhưng đào mãi vẫn không thấy, khi Rết tự tay đào thì phát hiện ngay một gói “đồ độc” gồm: 1 bọc ni-lông màu đen, trong chứa phân, chén mẻ…

Qua công tác nắm tình hình và nhiều lần xác minh vụ việc, ngày 12/6, Công an huyện Sơn Hà trực tiếp làm việc với Rết. Tại cơ quan điều tra, Rết thừa nhận mục đích xem bói của mình là để kiếm tiền. Rết đã lấy của ông Đẻ 300 ngàn đồng sau khi xem bói và công tìm “đồ độc”. Thực tế, các gói bùa gọi là “đồ độc” là do Rết tự làm, sau đó bỏ vào ống tay áo, khi đào tìm dưới đất thì gói “đồ độc” tự rơi xuống đất. Với chiêu thức này, chỉ có Rết mới tìm được các gói “đồ độc” khi phán nó ở đâu [36; 5].

Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để củng cố phần 1b trong khoảng 2 phút. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:

* Em có nhận xét gì về hành vi của Đinh Thị Rết? * Qua đây em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.

Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung, kết luận: Hành vi của Đinh Thị Rết là vi phạm pháp luật (vi phạm hành chính), với hành vi này Đinh Thị Rết sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hành chính. Qua đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại những hành vi chỉ vì lợi nhuận cá nhân mà chà đạp lên sức khoẻ của con người. Bên cạnh đó chúng ta phải đấu tranh loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại như khi

ốm đau phải đưa đến bệnh viện chứ không nên tin vào cách chữa các thầy mo, thầy lang kẻo “tiền mất tật mang”.

Ví dụ 2: Khi dạy Bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình, để kết thúc tiết 1 phần 1, giáo viên kể một câu chuyện để học sinh suy ngẫm và rút ra bài học:

Công nghệ gieo bùa:

[...]Trong tiếng lách tách của củi cháy và ánh lửa chập chờn, “thầy bùa” Đinh Văn Thành (xóm Cha, xã Toàn Sơn, Đà Bắc, Hòa Bình) nhấp chén rượu rồi cất giọng khà khà: “các chú muốn xin bùa yêu, dễ thôi. Hai ngày tới, các chú quay lại đây mang theo hai con gà, một lít rượu, hai cân gạo nép, thẻ hương tôi sẽ khấn cho. Chỉ mất vài phút thôi”.[...] Người đến xin “bùa yêu” tên là Đinh Văn Định. Hỏi tên tuổi xong, “thầy” đi xuống nhà, một lát sau mang lên một gói muối, một mẩu gừng và một bát nước có chiếc lược đặt bên trên. “Thầy” bảo anh Định cởi chiếc áo đang mặc rồi đặt tất cả những vật đó lên bàn thờ. Thắp xong 3 nén hương, “thầy” vừa khấn, vừa hà hơi từ miệng vào những vật đó. Khấn xong “thầy” nhúng chiếc lược vào bát nước và chải đầu cho anh Định rồi dặn: “Cậu để hai vật này ở túi ngực, tránh mang vào những nơi ô uế. Khi gặp cô bạn thì hãy bỏ gói muối này vào thức ăn hoặc nước uống để hai người cùng nhấp miệng. Còn mẩu gừng thì hãy để ở ngực áo”. “Thầy” tiết lộ thêm: Mùi thơm từ bát nước và mẩu gừng sẽ làm người bị bỏ bùa mê hoặc còn vị muối sẽ khiến họ nóng ruột luôn nghĩ đến người bỏ bùa”

[37; 4].

Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để

củng cố phần 1 trong khoảng 2 phút. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:

1. Suy nghĩ cuả em về hành vi của ông “thầy bói kia?

3. Ở địa phương em hiện nay có hiện tượng này xảy ra không? Nếu em là anh Đinh Văn Định, em có tin vào việc bỏ bùa kia không?

Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu

chuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.

Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời

bổ sung, kết luận:

- Việc làm của ông thầy bói kia mang tính chất mê tín dị đoan.

- Một tình yêu chân chính phải có các biểu hiện (nội dung phần 1b – các biểu hiện của tình yêu chân chính) chứ không phải do những lá bùa kia mang lại.

- Ý kiến của học sinh.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn giáo dục công dân lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w