Rủi ro về kỹ thuật, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 48 - 51)

Đây là loại rủi ro phổ biến nhất trong tất cả các khâu của quá trình giao dịch theo phương thức TDCT. Phương thức này đòi hỏi rất nghiêm ngặt về tính phù hợp của chứng từ, phù hợp với tiêu chuẩn, tập quán quốc tế nên một sai sót nhỏ cũng có thể tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng.

Thứ nhất, rủi ro tác nghiệp trong L/C XK tại NHNo xảy ra trong các trường hợp sau:

- Do không cẩn thận trong khâu kiểm tra chứng từ, thanh toán viên đã không phát hiện ra lỗi sai sót của bộ chứng từ để thông báo kịp thời cho khách hàng sửa đổi nên khi gửi chứng từ ra nước ngoài thì bị từ chối thanh toán.

- Sau khi gửi bộ chứng từ ra nước ngoài, thanh toán viên không theo dõi để tra soát khoản tiền thanh toán, để tình trạng NHPH quá thời gian cho phép 05 ngày làm việc mà Ngân hàng không có trả lời về bộ chứng từ.

Những sai sót trên của thanh toán viên đều gây ra rủi ro cho khách hàng và gây ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của NHNo.

Minh họa 5: Rủi ro khi NHNo gửi chứng từ đòi tiền chậm trễ

- Ngày 10/06/2010, Công ty Thủy Hải sản Việt Nhật có xuất trình một bộ chứng từ, mặt hàng thủy hải sản, đòi tiền Industrial Bank of Korea, trị giá USD52,488.00. Sau khi kiểm chứng từ xong, không phát hiện có gì sai sót, nhưng nhân viên NHNo chỉ gửi Bộ chứng từ và lệnh đòi tiền đến NHPH là Industrial Bank of Korea, nhưng nhân viên NHNo quên gửi Health of Certificate. Đến ngày 16/06/2010, Industrial Bank of Korea có gửi điện thông báo rằng thiếu chứng từ. Ngay sau đó, NHNo đã gửi Health of Certificate, nhưng ngày 20/06/2010, Ngân hàng Industrial Bank of Korea có gửi điện thông báo rằng chứng từ có sai biệt và trừ phí 150USD (bao gồm cả điện phí), phí handling USD80.00. Đến khi nhận được điện thanh toán, tổng trị giá bộ chứng từ chỉ còn USD52,580.00. Cty Việt Nhật đã không chấp nhận phí trừ USD150.00. Nên cuối cùng nhân viên NHNo phải đứng ra trả số tiền này.

Thứ hai, rủi to tác nghiệp trong L/C NK tại NHNo xảy ra trong các trường hợp sau:

- Rủi ro trong khâu soạn điện mở, sửa đổi, thanh toán L/C: L/C một khi phát hành ra là cam kết của NHPH về việc thanh toán cho một bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Vì vậy, khâu soạn điện, sửa đổi L/C là rất quan trọng. Đã có trường hợp thanh toán viên đánh sai lỗi chính tả phần mô tả hàng hóa trong L/C hay liệt kê

thiếu chứng từ yêu cầu xuất trình, gây tốn kém chi phí sửa đổi và làm giảm uy tín của ngân hàng. Trường hợp khác, có thanh toán viên khi làm điện thanh toán lại đánh sai số tiền là USD92,768.00 thay vì USD92,678.00 và phải làm điện đề nghị Ngân hàng nước ngoài chuyển lại số tiền thừa.

Minh họa 6: Rủi ro do không kiểm tra yêu cầu mở L/C căn cứ trên Hợp đồng. - Ngày 10/06/2010, Công ty TNHH Thiên Nghĩa nhập khẩu mặt hàng hóa chất, có mở L/C tại NHNo trị giá USD1,455,000.00. Người thụ hưởng là P&M Co., Ltd. Ngân hàng thông báo là RZB Singapore. Trên hợp đồng, yêu cầu ngày Latest Date of shipment là ngày 25/07/2010, ngày hết hạn mở L/C là ngày 10/08/2010. Nhưng trên Yêu cầu mở TTD mà Cty Thiên Nghĩa yêu cầu NHNo phát hành L/C thì ngày Latest date of shipment là ngày 25/06/2010, ngày hết hạn mở L/C là ngày 05/07/2010. NHNo đã căn cứ trên yêu cầu mở L/C mà không tư vấn cho khách hàng mở L/C theo hợp đồng. Đến ngày 22/06/2010. Công ty Thiên Nghĩa có thông báo với NHNo rằng P&M Co., Ltd yêu cầu phải tu chỉnh ngày hết hạn và ngày giao hàng chậm nhất là vì không theo yêu cầu như trên hợp đồng giữa hai bên đã ký kết. Do số tiền trị giá L/C tương đối nhiều, và NHNo tính phí sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực (căn cứ trên giá trị TTD kể từ ngày hết hạn hiệu lực cũ đến ngày hiệu lực mới), nên phí tu chỉnh và điện phí lên đến 555.50USD. Và Công ty Thiên Nghĩa chịu trách nhiệm với phần phí tu chỉnh này do phía Cty không am hiểu về nghiệp vụ và nhân viên của ngân hàng cũng thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra chặt chẽ chứng từ. Nhưng đây cũng là bài học kinh nghiệm để cho tất cả thanh toán viên phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng và yêu cầu mở L/C của khách hàng, tư vấn cho khách hàng những điều khoản có lợi nhất vì không phải Doanh nghiệp nào cũng am hiểu về thông lệ thanh toán quốc tế.

Thứ ba, rủi ro tác nghiệp còn xảy ra giữa các phòng ban, giữa Chi nhánh và Hội sở, khi quy trình thanh toán quốc tế chưa tách bạch trách nhiệm của Phòng Tín dụng và Phòng Thanh toán quốc tế, cách tác nghiệp giữa các phòng ban nên gây ra rủi ro trong quá trình thực hiện.

Việt nam, nhưng những rủi ro ấy đã gây ra tổn thất thiệt hại không mấy đáng kể đối với ngân hàng trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 48 - 51)