Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 70 - 72)

Có thể nói nếu yếu tố con người được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu thì yếu tố công nghệ sẽ đứng ở vị trí thứ hai, quyết định sự thành công của một ngân hàng. Trong thời kỳ bùng nổ thông tin ngày nay, hiện đại hóa công nghệ thông tin của NHNo có một ý nghĩa rất quan trọng, giúp ngân hàng có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác và hạn chế được rủi ro trong TTQT. Nếu NHNo không quan tâm đúng mức đến vấn đề đổi mới công nghệ thì sẽ dễ dàng bị đào thải hoặc bị nhấn chìm bởi những đợt sóng cách mạng công nghệ diễn ra dồn dập, liên tiếp. Vì vậy, NHNo phải cần có những giải pháp thích hợp, nếu không thì không thể nào đủ sức cạnh tranh khi mà sức mạnh công nghệ đã và đang làm thay đổi từng ngày hệ thống NHTM Việt nam, nó là công cụ hỗ trợ tạo sức bật tốt nhất cho ngân hàng nào muốn vượt lên trên những ngân hàng khác, đặc biệt là những ngân hàng mới mở thì đây là giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường sức cạnh tranh so với các ngân hàng đã hoạt động trước đó.

Cần phát huy thế mạnh của phần mềm mới IPCAS, tìm tòi, đạo tạo để mọi cán bộ trong ngân hàng đều có thể làm chủ công nghệ này, phục vụ hiệu quả cho công việc, giao dịch thường ngày, nhất là vấn đề hoàn thiện chức năng báo cáo, tra soát dữ liệu trên hệ thống IPCAS. Bổ sung chức năng phát hiện lỗi tự động cho phần mềm soạn thảo điện MT707, MT202, . . .

Cần gấp rút thực hiện phần mềm lưu trữ, tra cứu thông tin nội bộ về khách hàng, ngân hàng, . . . Phần mềm này sẽ giúp thanh toán viên nhanh chóng nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp, uy tín của NHPH, phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn và hạn chế được rủi ro do thiếu thông tin.

Hoàn thiện chương trình mạng nội bộ đáp ứng việc truyền điện thông suốt từ Chi nhánh đến Hội sở và ngược lại, tránh tình trạng mạng IPCAS hay bị tắt nghẽn như hiện nay.

Trang bị thêm máy tính và các thiết bị khác do Phòng TTQT, thuê đường truyền riêng cho việc truyền tin TTQT. Có như vậy mới đẩy nhanh giao dịch, loại trừ rủi ro, sai sót của đường truyền mà NHNo phải gánh chịu. Bổ sung máy chủ dự phòng tránh tình trạng một máy chủ như hiện nay, rất dễ dẫn đến rủi ro mất dữ liệu hay không phát được điện đi nước ngoài do máy chủ hỏng.

Hiện nay, NHNo đã nối mạng với phần mềm của Trung tâm CIC, tuy nhiên Phòng TTQT của từng Chi nhánh vẫn chưa được truy cập vào mạng này. NHNo cần cho phép Phòng TTQT truy cập để lấy thông tin phục vụ cho công tác thẩm định hồ sơ, như thông tin về: Dư nợ, nợ xấu của khách hàng, lịch sử hoạt động của khách hàng tại các ngân hàng.

Cần liên tục cập nhật website ngân hàng, tránh tình trạng để website tĩnh như hiện nay để tạo ra một kênh phân phối mới, tiếp cận khách hàng trong và ngoài nước, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng, từng bước giúp họ làm quen với dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Về lâu dài website sẽ là công cụ đắc lực thực hiện hoạt động thanh toán phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử.

Triển khai hệ thống quản trị nội dung doanh nghiệp e-CRM (Electronic Customers Relationship Management) đã bắt đầu lan rộng và phổ biến trong hệ thống công nghệ các ngân hàng hiện nay, nó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng (hỗ trợ scan, quản lý, lưu trữ hồ sơ điện tử, quản lý luồng công việc …) đảm bảo tính sẳn sàng, bảo mật, hỗ trợ mô hình phê duyệt tập trung tại Trụ sở chính, áp dụng mô hình TTQT tập trung. Một trong những điểm mạnh mà e-CRM mang lại là đảm bảo sự tương tác giữa ngân hàng và khách hàng, ví dụ như e-CRM cho phép khách hàng có thể theo dõi trạng thái của các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn … theo thời gian thực, qua đó ngân hàng có thể tiếp nhận phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng về chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, e-CRM còn giúp ngân hàng tạo dựng được một cơ sở dữ liệu về

khách hàng nhằm hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách Marketing, chính sách xây dựng và duy trì hiệu quả mối quan hệ với khách hàng và có thể nói e-CRM là sự kết hợp chặt chẽ giữa CRM (quản trị quan hệ khách hàng) và Thương mại điện tử. Ngoài ra, nghiên cứu công nghệ, tổ chức đào tạo chuẩn bị hỗ trợ xây dựng các hệ thống: Hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kho dữ liệu (Data warehouse); Triển khai hệ thống Data Warehouse quản lý thông tin của NHNo&PTNT Việt nam.

Với những tiện ích như vậy thì thiết nghĩ Trung tâm công nghệ thông tin của NHNo nên đầu tư nghiên cứu để có thể áp dụng trong tương lai, nếu làm được như vậy thì đây là một bước tiến lớn về công nghệ ngân hàng đối với NHNo vì nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chiến lược Marketing của chính ngân hàng, đưa sức cạnh tranh của ngân hàng mình lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)