Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 59 - 60)

Thực trạng rủi ro trong phương thức TDCT tại NHNo đã cho thấy rằng rủi ro xảy ra từ nhiều góc độ khác nhau, muôn hình muôn vẻ, luôn tồn tại và đồng hành với mọi hoạt động của ngân hàng. Song NHNo đã đạt được những thành tựu đáng kể, hạn chế được phần nào thiệt hại và ngăn chặn kịp thời những rủi ro tiềm ẩn trong phương thức thanh toán này. Công tác quản lý, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức TDCT của NHNo đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau:

Thứ nhất, hạn chế được rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo trong phương thức TDCT.

Rủi ro trong phương thức TDCT đã cải thiện rất nhiều. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay XNK đã giảm nhiều, từ chỗ trên 0.3% trong năm 2006 xuống còn 0.005% trong cuối năm 2009. NHNo đã thu hồi được 0.14 triệu USD mà trước đây đã trả nợ thay khách hàng.

Hạn chế rủi ro trong cả hai phương thức: L/C trả ngay và trả chậm đạt được nhiều thành tích đáng kể là do Ban lãnh đạo ngân hàng đã yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ rà soát, đánh giá lại toàn bộ khách hàng và chỉ mở L/C cho những khách hàng truyền thống, những khách hàng có uy tín, các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh chứ không mở L/C tràn lan, trừ những doanh nghiệp ký quỹ 100%.

Thứ hai, nâng cao được uy tín của mình trên thị trường quốc tế.

Tỷ lệ L/C bị từ chối, xác nhận trong tổng số L/C phát hành giảm hơn nhiều, từ 6.51% năm 2006 xuống còn 0.17% trong năm 2009. Lúc đầu, có rất nhiều L/C người XK đã yêu cầu xác nhận, nhưng sau khi đàm phán với NHNo, người XK đã đồng ý mở L/C không cần xác nhận. NHNo đã mở những L/C trị giá lên tới hàng triệu USD mà không phải xác nhận.

Thứ ba, giảm thiểu được các loại rủi ro

NHNo đã giảm thiểu được rủi ro tác nghiệp, rủi ro ngoại hối, rủi ro năng lực cán bộ và trình độ công nghệ. Ngân hàng cũng đã áp dụng được các biện pháp rào

chắn rủi ro ngoại hối như: mua bán kỳ hạn, hoán đổi,… NHNo đã tham gia vào hệ thống Swift và đưa một số cán bộ đi đào tạo ở các ngân hàng nước ngoài.

Thứ tư, NHNo đã chủ động trước những thay đổi của UCP600

NHNo đã trang bị tương đối kỹ càng cho nhân viên về mặt kiến thức, nghiệp vụ, lường trước một một số tình huống để khi áp dụng UCP600, phương thức TDCT không có nhiều xáo trộn. Các kế hoạch đều được cụ thể hóa với thời hạn rõ ràng, có trọng tâm trọng điểm tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 59 - 60)