Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 88 - 89)

NHNo cần hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của mình nhằm quản lý, hạn chế được tối đa rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Cần thành lập các Ủy ban quản trị rủi ro. Các ủy ban này sẽ giúp NHNo giám sát chặt chẽ hơn và quản lý được các yếu tố rủi ro.

- Thành lập Phòng pháp chế trên cơ sở tách ra từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp – Pháp chế: Phòng pháp chế có trách nhiệm rà soát, xây dựng lại tất cả các mẫu biểu trong TTQT trong phương thức TDCT theo hướng rào chắn các rủi ro.

- Tách Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Chính sách tín dụng trong Khối Quản lý tín dụng nhằm giải quyết hồ sơ nhanh và giám sát chặt chẽ các đơn vị kinh doanh, tránh được rủi ro đạo đức của nhân viên ngân hàng, tránh được việc thanh toán thông đồng với khách hàng để mở L/C khi không có đủ các điều kiện cần thiết.

- Xây dựng hệ thống phân loại cho điểm theo độ rủi ro không chỉ đối với khách hàng nội mà còn đối với hàng hóa, đối với NHPH:

+ Đối với hàng hóa; Ví dụ: Hàng hóa có biến động lớn về giá cả, hệ số rủi ro = 1; Hàng hóa dễ thay đổi chất lượng như hàng nông sản, hệ số rủi ro = 0.8

+ Đối với NHPH: Xây dựng hệ thống các ngân hàng phân loại theo độ rủi ro, ví dụ: Các ngân hàng thuộc các nước thứ 3, các khu vực có khủng hoảng tài chính, hệ số rủi ro = 1; Các ngân hàng nằm trong danh sách 100 ngân hàng hàng đầu thế giới của tạp chí Adamas, hệ số rủi ro = 0.

- Xây dựng quy định về các biện pháp rào chắn rủi ro:

+ Quy định về điều kiện mở L/C đối với khách hàng có phương án thanh toán bằng nguồn tự có, nộp tiếp khi bộ chứng từ về: Quy định bắt buộc phải ký hợp đồng tín dụng dự phòng.

L/C phòng ngừa rủi ro ngân hàng không thu xếp được ngoại tệ để hỗ trợ khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)