Xây dựng chính sách quản lý rủi ro trong phương thức TDCT

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 82 - 85)

3.2.5.1 NHNo cần có chiến lược quản lý rủi ro tổng thể.

Công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt nam cũng như NHNo nhìn chung đã được quan tâm và thực hiện tương đối tốt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng quyết liệt nhiều biến động lớn xảy ra rất khó lường trước thì vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động phải được nâng lên một bước cho phù hợp với đòi hỏi thực tiễn của kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, NHNo cần phải có một chính sách quản lý rủi ro tổng thể. Chiến lược này làm nền tảng xây dựng các chính sách quản lý rủi ro theo từng lĩnh vực cụ thể. Chính sách quản lý rủi ro tổng thể trong đó có chính sách quản lý rủi ro hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng. Chính sách này phải được rà soát theo từng

thời kỳ, trong mọi trường hợp phải được điều chỉnh phù hợp với những điều kiện thay đổi với các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong NHNo đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro. NHNo đã có hệ thống thông tin nội bộ, song chất lượng hệ thống thông tin này có nhiều hạn chế. Do vậy, cần phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong ngân hàng đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro.

- Tiếp tục thực hiện hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng trong từng ngân hàng, làm cho các thông tin đó được đa dạng và phong phú hơn.

- Các thông tin kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động của các NHTM cần được phát triển, nâng cao được khả năng phân tích các thông tin đó gắn với hoạt động ngân hàng là điều cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.

3.2.5.2 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro trong phương thức TDCT

Trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia thanh toán trong phương thức TDCT phải cụ thể, không chung chung.

NHPH thư tín dụng

NHPH giữ vai trò đặc biệt trong thanh toán TDCT bởi tính chất thay thế người mua trả tiền cho người bán. Rủi ro của NHPH chiếm tỷ lệ khá cao trong rủi ro TTQT và không chỉ phát sinh thuần túy ở khâu thanh toán mà còn được bắt nguồn từ khâu phát hành TTD.

Rủi ro đối với NHPH TTD là rất lớn và phụ thuộc vào nhiều chủ thể như nhà XK, nhà NK, NHXN, NHCK… vì thế ngân hàng cần đặc biệt coi trọng công tác thu nhập thông tin kinh tế, chính trị, xã hội của các đối tác tham gia.

Trước khi chấp nhận phát hành L/C, NHNo cần áp dụng một quy trình thẩm định chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng cho khách hàng (đối với khách hàng ký quỹ < 100%) nhằm kiểm soát được khả năng hoàn trả khi ngân hàng đã thanh toán cho bộ chứng từ hoàn hảo. Đây là việc rất quan trọng và là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa rủi ro. Tất cả TTD gửi đến NHTB đều phải phát hành theo định dạng điện MT700 truyền đi trên mạng Swift. Trong số các nhân tố NHPH cần phải xem xét khi quyết định phát hành L/C đó là:

-Làm cho người NK nhận thức rõ nghĩa vụ hoàn trả tiền cho NHPH và tính độc lập của TDCT với hợp đồng.

-Phải mở L/C theo đúng như đơn xin mở L/C.

-Khống chế đầy đủ bộ chứng từ để có thể yêu cầu người mua hoàn trả tiền. -Kết hợp với người mua trong việc kiểm tra bộ chứng từ.

-Nâng cao khả năng phát hiện chứng từ giả mạo. -Đảm bảo nguồn nguồn ngoại tệ thanh toán.

-Khi có căn cứ thì có thể từ chối bộ chứng từ. Tuy nhiên, cần tiếp nhận khi sai sót có thể bỏ qua.

Ngân hàng thông báo

Thông báo TTD là một trong những nghiệp vụ đơn giản và tạo điều kiện thu phí cao cho các ngân hàng. Thực hiện tốt vai trò của NHTB sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động tài trợ XK của NHNo Việt nam.

NHTB tham gia vào phương thức thanh toán TDCT với tư cách là ngân hàng cung ứng dịch vụ thu phí và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán. NHTB kiểm tra tính hợp lệ của các TTD. Khi thông báo phải những TTD giả, sửa đổi TTD giả, đòi hỏi ngân hàng hết sức thận trọng. Từ thực tế rủi ro của một số NHTB Việt nam, đòi hỏi sự thận trọng trong xử lý và thông báo nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kiểm tra, thông báo, yêu cầu tra soát chữ ký, mã khóa, code swift,…

Thực hiện tốt chức năng tư vấn của NHTB giúp người thụ hưởng loại bỏ bớt những điều khoản bất lợi. Đồng thời, cũng cần lưu ý người bán không nên chấp nhận những điều kiện trong TTD ngoài tầm kiểm soát của NHTL và của người bán. Ngoài ra, để giúp khách hàng tiết kiệm chi phí trong những trường hợp không cần thiết mà khách hàng không nắm được đầy đủ nghiệp vụ TTQT.

-Xác nhận L/C trước khi thông báo cho người bán. -Tư vấn cho người XK lập bộ chứng từ phù hợp.

-Kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ trước khi chiết khấu miễn truy đòi.

Xác nhận TTD không chỉ là cơ hội để ngân hàng tăng phí dịch vụ mà còn nâng cao uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xác nhận là một trong những nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao, đặc biệt đối với Việt nam.

Để đảm bảo uy tín và tăng cường việc quản lý rủi ro, NHXN cần nắm chắc những vấn đề sau:

- NHPH có uy tín, đủ năng lực tài chính; trong những trường hợp cần thiết yêu cầu ký quỹ 100% giá trị xác nhận.

- Nắm được khả năng và nghĩa vụ thanh toán của NHPH.

- NHPH thể hiện được khả năng thanh toán của mình như cho phép NHXN ghi nợ tài khoản của mình tại đó.

Đối với quá trình điều vốn ghi nợ, có từ tài khoản Nostro của ngân hàng

Để quá trình đòi tiền hàng xuất theo phương thức TDCT cho khách hàng được thu hồi an toàn, nhanh chóng và hạn chế tối đa mọi khoản phí dịch vụ hoặc điện phí do ngân hàng nước ngoài thu của khách hàng XK góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho họ, trong quá trình kiểm tra chứng từ hàng xuất, bên cạnh việc thận trọng kiểm tra bộ chứng từ đảm bảo phù hợp với các điều khoản và điều kiện của TTD, ngân hàng cần tìm hiểu các tài khoản mà ngân hàng trả tiền mở ở các NHĐL nước ngoài, các mức phí mà ngân hàng nước ngoài sẽ thu trong quá trình thanh toán; từ đó yêu cầu ngân hàng trả tiền thanh toán tiền hàng vào tài khoản Nostro mà cả hai ngân hàng cùng mở tại ngân hàng đó, hoặc điều tiền hàng xuất về các ngân hàng có mức phí thấp nhất. Điều này không những giảm được các khoản điện phí của ngân hàng nước ngoài thu của khách hàng trong nước mà còn hạn chế được quá trình điện thanh toán lòng vòng kéo dài thời gian thanh toán từ tài khoản Nostro của ngân hàng trả tiền đến tài khoản Nostro của ngân hàng thu tiền.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 82 - 85)