Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 52 - 54)

Thứ nhất, hoạt động nghiệp vụ TTQT còn hạn chế

Tại NHNo còn nhiều vướng mắc và thiếu sót là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro trong phương thức TDCT. Hiện nay, NHNo đã chú trọng trong việc đa dạng hóa các loại TTD và đã chú ý sử dụng các loại TTD đặc biệt như: TTD điều khoản đỏ TTD giáp lưng,.. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại TTD này tại NHNo vẫn rất ít, nên cán bộ TTQT vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, còn mắc không ít sai sót khi thực hiện.

Công tác thẩm định chưa được coi trọng đúng mức và còn mang tính chất cảm tính. Thực tế hiện nay, việc thẩm định mở L/C còn sơ sài, mang tính chất đối phó. Việc đặt ra tỷ lệ ký quỹ chưa dựa trên cơ sở phân tích khoa học như phân tích thị trường, rủi ro nội tại trong L/C, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp,… mà chủ yếu dựa trên phân tích rủi ro về mặt hồ sơ. Việc quy định tái thẩm định đối với các TTD có giá trị lớn là cần thiết và quản lý rủi ro tín dụng. Song, hiện nay công tác này còn chậm do thiếu người nên cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiêp.

Việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ L/C tại các Chi nhánh còn chưa nghiêm túc. Về nguyên tắc, L/C trả chậm thế chấp lô hàng NK thì hàng hóa phải thuộc sự quản lý của ngân hàng, ngân hàng giữ chìa khóa kho hàng và tiền bán hàng phải nộp vào ngân hàng để quản lý. Nhưng trên thực tế, nhiều Chi nhánh không theo sát quá trình tiêu thụ, hàng hóa lại để trong kho của bên ủy thác nên dễ bị lợi dụng rút hàng ra bán. Khách hàng lợi dụng quay vòng vốn hoặc do quản lý kém rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng như đã cam kết.

Thứ hai, công tác đào tạo tại NHNo chưa được coi trọng đúng mức.

Công tác đào tạo đã có tiến bộ nhưng không mang tính chất hệ thống, đặc biệt là công tác đào tạo nghiệp vụ thẩm định, nghiệp vụ TTQT cho nhân viên mới chưa được chú trọng đúng mức.

Các buổi hội thảo nghiệp vụ không được tiến hành thường xuyên và hiệu quả chưa cao nên chưa phát huy được hết năng lực của từng cán bộ, nhân viên. Chưa có được những sách hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết nên việc đào tạo chỉ mang tính chất truyền miệng kinh nghiệm.

Thứ ba, công tác kiểm tra, kiểm soát kém hiệu quả.

Công tác kiểm tra, kiểm soát chỉ mang tính chất hình thức, không phát hiện kịp thời vi phạm và những rủi ro tiềm ẩn. Một số chi nhánh không quan tâm đúng mức tới công tác này, vai trò của nó bị lu mờ, thậm chí có nơi phát hiện sai sót không có biện pháp xử lý hữu hiệu.

Thứ tư, công nghệ thông tin lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ.

Hiện nay, NHNo đang sử dụng chương trình IPCAS, nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Việc tích hợp giữa các chương trình còn hạn chế, chưa có chế độ báo lỗi tự động làm cán bộ nghiệp vụ phải mất nhiều thời gian kiểm soát. Mạng truyền tin hay bị tắc nghẽn, tốc độ xử lý kém, đặc biệt vào giờ cao điểm, kéo theo việc lập, truyền tin, hạch toán,… bị chậm trễ.

Thứ năm, tình trạng thiếu thông tin.

Thông tin nội bộ về khách hàng, ngành hàng, ngân hàng, … không được lưu trữ theo hệ thống nên khó khăn cho nhân viên trong công tác thẩm định khách hàng.

Trên mạng Swift có nhiều thông tin như: thông tin về lừa đảo, sát nhập, tách ngân hàng, tuy NHNo vẫn thu thập, cập nhật nhưng luôn xử lý chậm hơn các ngân hàng khác. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

Thứ sáu, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT chưa được coi trọng đúng mức.

Trong TTQT, đặc biệt là phương thức TDCT tuy có nhiều rủi ro, nhưng nếu làm tốt công tác quản trị rủi ro với những biện pháp rào chắn ngay từ đầu thì rủi ro được hạn chế tới mức thấp nhất, chẳng hạn như quy định mua bảo hiểm hàng hóa NK đối với những điều kiện cơ sở giao hàng mà người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm như: FOB, CFR, EXW,… vì nhiều doanh nghiệp không hiểu nghiệp vụ nên khi mở L/C mà không mua bảo hiểm để bảo vệ lô hàng nhập khẩu vì sợ tốn phí, chấp nhận thanh toán một bộ chứng từ không đầy đủ, sơ sài mà không yêu cầu tu chỉnh ngay từ đầu, tìm hiểu đối tác không kỹ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)