Hợp đồng hoán đổi (swaps)

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 28)

Mặc dù các hợp đồng quyền chọn, kỳ hạn và giao sau kết hợp lại thành một tập hợp các công cụ cơ bản trong thị trường các công cụ phái sinh, nhưng cũng có nhiều kết hợp và biến thể khác. Một trong số đó hoán đổi- swaps là công cụ phổ biến nhất. Hoán đổi là một giao dịch mà trong đó cả hai bên đồng ý thanh toán cho các bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong khoản thời gian xác định. Có 4 loại hoán đổi là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi hàng hóa và hoán đổi chứng khoán.

Hóan đổi tiền tệ: Là việc mua và bán đồng thời tài sản gốc tương tự hoặc nghĩa vụ tương đương với số tiền vốn mà việc hoán đổi các giao dịch tài chính cho phép cả hai bên tham gia các điều kiện thuận lợi hơn mong muốn. Thực chất của hợp đồng này là hai bên thoả thuận trao đổi dòng tiền trong tương lai.

Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi là giao dịch trên thị trường OTC và không có qui định chuẩn. Cụ thể, ở thị trường hoán đổi Mỹ, hầu như chưa có qui định nào ràng buộc. Hiện nay, hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế mới chỉ đưa ra tài liệu chuẩn về quy trình giao dịch và thủ tục pháp lý (chỉ áp dụng ở Mỹ). Ở Châu Âu, thị trường hoán đổi chủ yếu do các ngân hàng vận hành, được điều chỉnh bởi một số quy định của Luật Ngân hàng.

Nhìn chung, cho đến nay chỉ có quy định đối với người môi giới về việc tổ chức các giao dịch hoán đổi, không quy định về trách nhiệm của các đối tác trên thị trường đối với việc thực hiện hợp đồng.

Hạn chế của thị trường này là khi muốn giao dịch, một bên đối tác phải tìm được đối tác bên kia đang sẵn sàng làm đối tác giao dịch với mình (phải có sự trùng hợp về nhu cầu đối với thời gian đáo hạn, cấu trúc các dòng tiền và khối lượng vốn).

Hợp đồng hoán đổi được thiết kế riêng theo nhu cầu của hai bên đối tác, chính vì vậy các điều kiện của hợp đồng mang tính cứng nhắc và thiếu linh hoạt.

Hợp đồng gồm có hai loại cơ bản: hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ:

Hoán đổi lãi suất: Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán lãi suất giữa hai phía. Mỗi tập hợp thanh toán được dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi. Nếu lãi suất thả nổi và hoán đổi thực hiện trên đồng đôla thì lãi suất sử dụng thường là LIBOR. Hoán đổi trên các đồng tiền khác sử dụng lãi suất tương ứng với đồng tiền đó. Hai bên đồng ý thanh toán một chuỗi các thanh toán tiền lãi trên cùng một đồng tiền vào nhiều ngày thanh toán khác nhau. Kết quả thanh toán được dựa vào một số vốn khái toán cụ thể, nhưng các bên tham gia không thanh toán số vốn khái toán này vì thực ra nó chỉ là việc mỗi bên thanh toán cho nhau trên cùng một số tiền.

Hình thức phổ biến nhất của các loại hoán đổi lãi suất mà thực ra là phổ biến nhất trong tất cả các loại hoán đổi là hình thức mà một phía chi trả theo lãi suất cố định và phía còn lại chi trả theo lãi suất thả nổi. Công cụ này được gọi là hoán đổi vanilla thuần

nhất (plain vanilla swap) và thỉnh thoảng chỉ gọi là hoán đổi vanilla.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính phái sinh. Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất của đối phương.

Hóan đổi hàng hóa: Hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía đối tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán được tính trên những cơ sở khác: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định (fixed) được hóan đổi cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa tên chỉ số giá hàng hóa A thay bằng chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng mua hoặc bán hàng hóa B và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và bán lại hàng với mức giá kỳ hạn,… Những giao tác hóan đổi đã được xây dựng theo những thể thức rất phong phú và

khác biệt. Hai bên đối tác dàn xếp một cuộc trao đổi với những nhu cầu bổ sung, và những kỳ hạn thanh toán được đặt định.

Sử dụng hóan đổi như một công cụ ngừa rủi ro. Thông qua hợp đồng hóan đổi, các bên tham gia có được hàng hóa hoặc mức giá mình mong muốn mà không cần phải thông qua nhiều giao dịch trung gian nên tránh được sự biến động giá và chênh lệch giữ giá bán và giá mua.

Sự khác biệt giữa các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau là sử dụng trong ngắn hạn, trong khi hợp đồng hóan đổi sử dụng trong dài hạn. Nhưng ngày càng nhiều, hợp đồng hóan đổi cũng được sử dụng trong ngắn hạn, bổ sung những hạn chế của các dạng hợp đồng với nhau, tạo ra sự cạnh tranh giữa chúng. Các yếu tố cạnh tranh bao gồm sự năng động, chi phí và sự quen thuộc. Hợp đồng hóan đổi hơn hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau ở yếu tố năng động nhưng thua ở yếu tố quen thuộc sử dụng. Còn về chi phí, nhìn chung hợp đồng có kỳ hạn và hợp đồng giao sau có ưu thế hơn, nhưng không lớn lắm.

Sử dụng hợp đồng hóan đổi để hạ thấp chi phí vốn thông qua phòng ngừa rủi ro, do tận dụng những ưu thế tương đối, chênh lệch thuế khóa, việc phát triển thị trường mới. Hoán đổi có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài trợ và phòng ngừa rủi ro, nó cho phép các công ty đột phá vào thị trường mới và tận dụng những ưu thế củanó để gia tăng kinh doanh mà không phải gia tăng rủi ro kèm theo. Thông qua hóan đổi, có thể chuyển rủi ro ở một thị trường hay ở một loại hàng hóa nào đó sang thị trường khác, ở quốc gia khác mà hoạt động của chúng có liên quan đến thị trường hàng hóa quốc tế.

Tất cả những hình thức giao dịch trên được sử dụng như những công cụ trợ giúp hữu hiệu cho việc phòng chống những rủi ro trong kinh doanh trên thị trường hàng hóa, rủi ro thanh toán ngoại tệ và cũng có thể coi là những công cụ giúp giảm thiểu chi phí vốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một giải pháp được đánh giá là có ưu thế nhất trong công tác hỗ trợ vốn cho những nhà kinh doanh nói chung là việc phát hành trái phiếu. Thông thường, sự biến động của giá cả một loại hàng hóa nào đó trên thị trường sẽ luôn gây những bất ổn khác cho những kế hoạch kinh doanh đã được đặt định. Song, đối với một số những sản phẩm hay phẩm vật có tính chất ưu thế hơn tại mỗi địa phương nhất định, giá cả của chúng lại có thể được sử dụng như một yếu tố cốt yếu trợ giúp nguồn lực tài chính cho nhà sản xuất – kinh doanh.

Trong thị trường tài chính, các sản phẩm phái sinh là hàng hoá, tỷ giá, lãi suất được giao dịch, bản thân các sản phẩm này cũng mang lại lợi nhuận hoặc thua lỗ cho người mua và bán (với ý nghĩa là nhà đầu cơ). Tuy nhiên luận văn này chỉ đề cập đến vai trò công cụ quản trị rủi ro của các sản phẩm này và các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro chứ không phải cho mục đích đầu cơ. Bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro mà họ không mong muốn cho các đối tác khác.

1.3. TÍNH HAI MẶT CỦA SẢN PHẨM PHÁI SINH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN

TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH.

1.3.1. Vai trò, lợi ích của các sản phẩm phái sinh. 1.3.1.1. Quản trị rủi ro. 1.3.1.1. Quản trị rủi ro.

Vì sản phẩm phái sinh có quan hệ với giá của hàng hóa cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay.

Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốnhơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn.

1.3.1.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá.

Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xácđịnh giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián

tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà nhữngngười tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.

1.3.1.3. Các lợi thế về hoạt động.

Chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn.

Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn.

Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận.

1.3.1.4. Thị trường hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có các mối liên hệ quan trọng giữa giá giao ngay và giá sản phẩm phái sinh. Việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên thị trường này tạo điều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh nhanh chóng về giá cả loại trừ ngay lập tức những cơ hội lợi nhuận này. Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế,các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó.Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại.Nền kinh tế sẽ hưởng lợi nhiều vì giá của tài sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị kinh tế thật sự của hàng hóa.

1.3.1.5. Lợi ích của công cụ phái sinh.

Là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia, việc hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh và phát triển thị trường này hiệu quả là thể hiện mức độ cao và chiều sâu của phát triển. Hệ thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở tốc độ cao hơn.

Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: Thị trường công cụ phái sinhđóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành hệ thống thanh toán thông suốt).

Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phòng ngừa rủi ro tài chính về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các biến động trên thị trường có thể làm cho một khoản lỗ thương mại trở thành một khoản lợi nhuận, và một khoản lợi nhuận có thể trở thành một khoản lỗ lớn. Trong 2 nguycơ trên thì nguy cơ thứ hai có khả năng xảy ra nhiều hơn. Do vậy, phòng ngừa rủi ro là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập và chi phí. Với một chi phí chấp nhận được, các giao dịch phái sinh (forward, swap, future, option) giúp các doanh nghiệp có hoạt động cố định chi phí và bảo toàn lợi nhuận, tránh ảnhhưởng bởi sự biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa.

1.3.2. Sản phẩm phái sinh chứa đựng nhiều rủi ro.

1.3.2.1. Rủi ro từ việc đầu cơ quá mức để tìm kiếm lợi nhuận.

- Các sản phẩm phái sinh cho phép chuyển giao rủi ro từ những người muốn loại trừ rủi ro hay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận hay gia tăng rủi ro. Thị trường này đòi hỏi sự tồn tại các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo điều kiện cho những nhà phòng ngừa rủi ro mong muốn giảm thiểu những bất ổn phải gánh chịu. Hầu hết các nhà đầu cơ thật sự không kinh doanh các tài sản cơ sở và đôi khi không biết gì về chúng. Vì vậy, những nhà đầu cơ có một số đặc tính giống những tay cờ bạc.

- Mặc dù sản phẩm phái sinh đầu tiên xuất hiện với tư cách là một công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính sự biến thái như trên mà việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh tài chính ngày càng tinh vi và mang theo một số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự sụp đổ của thị trường tài chính kinh tế Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta, được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư. Những người bảo hiểm này đã đầu tư mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ thuật này thì có thể họ đã không làm như vậy. Khi thị trường sụp giảm đã kích hoạt bảo hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra gián đoạn và thị trường sụp đổ.

Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Thay vì giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu cơ sở, nhà đầu cơ có thể giao dịch sản phẩm phái sinh. Nhiều nhà đầu cơ thích đầu cơ với công cụ phái sinh hơn là

bằng chứng khoán cơ sở. Việc đầu cơ dễ dàng hơn bằng hơn sản phẩm phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn.

1.3.2.2. Từ “phòng ngừa rủi ro” chuyển sang “đầu cơ” và sử dụng sản phẩm

phái sinh không thích hợp.

Các sản phẩm phái sinh đôi khi là nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ lớn cho các công ty lớn, quỹ đầu tư, chính phủ, nhà đầu tư phi lợi nhuận và các cá nhân.

Sản phẩm phái sinh chứa đựng đòn bẩy khá cao, nghĩa là những thay đổi nhỏ trong giá cả có thể dẫn đến những khoản lợi nhuận hoặc mức lỗ rất lớn. Sử dụng sản phẩm phái sinh trong những trường hợp không phù hợp là rất nguy hiểm. Tiến hành đầu cơ trong khi phải tiến hành phòng ngừa rủi ro là một sai lầm mà ngay cả những người thông thái nhất

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 28)