SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO (CME)- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT
NAM.
Năm 1969, Sở giao dịch Chicago đã trở thành sàn giao dịch đầu tiên tiến hành trao đổi cung cấp bảo vệ giá cho ngành công nghiệp lâm sản với việc niêm yết của CME hợp đồng giao sau chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ. Các công ty tham gia vào sản xuất, tiếp thị, gia công chế biến, sử dụng gỗ và các sản phẩm gỗ đã có thể tự bảo hiểm phòng ngừa rủi ro, làm giảm nguy cơ đang nắm giữ hoặc mua hàng để tồn kho thông qua việc có một vị thế mua hoặc bán trong hợp đồng giao sau gỗ xẻ.
1.4.1. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Millar Western Forest Products giao dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago (CME).
Millar Western Forest Productslà một công ty sản xuất và cung cấp gỗ xẻ ở bang Alberta, Canada. Mỗi năm công ty sản xuất 375 triệu BF gỗ. Cung cấp cho thị trường Canada, Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Do giá sản phẩm gỗ tại Canada hình thành dựa trên giá tại Mỹ và định danh bằng bằng đồng đôla Mỹ. Công ty thường xuyên thực hiện phòng ngừa rủi ro biến động của giá gỗ và tỷ giá bằng các công cụ tài chính phái sinh hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch CME.
Mục tiêu của phòng ngừa rủi ro: Phòng ngừa chống lại giảm giá gỗ xẻ và biến động của tỷ giá.
Xem xét phòng ngừa vị thế bán gỗ của công ty và biến động của tỷ giá giữa đôla Canada và đôla Mỹ:
Vào tháng 15/5/2009, công ty quyết định phòng ngừa rủi ro cho sự giảm giá của sản phẩm gỗ xẻ để bán vào tháng 9/2009 bằng cách bán giao sau hợp đồng gỗ SPF 2x4 (gỗ thông linh sam loại có kích cở 2x4) sản phẩm gỗ xẻ tháng 9/2009. Vào thời điểm phòng ngừa 15/5/2009 được giao dịch ở mức Can$304,20/MBF (US$260,00) trong khi tỷ giá đôla Canada ở mức 1 USD = 1,17 CAD (1 US Dollar = 1,17 Canadian Dollar). Basic có điều chỉnh của năm năm trước trung bình ở mức Can$17,55 thấp hơn giá giao sau tháng 9/2009. Điều này có nghĩa là công ty kỳ vọng phòng ngừa ở mức giá mục tiêu (giá kỳ vọng) của gỗ xẻ SPF Can$286,65/MBF. (Đơn vị đo lường theo phụ lục 3)
Giá kỳ vọng được tính toán như sau, ngày 15 tháng 5, bán giao sau tháng 9 với giá US$260/MBF. Với tỷ giá dự tính là Can$1,17 thì mức giá kỳ vọng (mục tiêu) được xác định như sau:
Basic có điều chỉnh trung bình - (US$15,00/MBF)
Giá kỳ vọng = US$245,00/MBF
Tính theo đôla Canada
US$260 x Can$1,17/US$ = Can$304,20/MBF Basic có điều chỉnh trung bình - (Can$17,55/MBF) Giá kỳ vọng = Can$286,65/MBF
Dự kiến vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME.
Phòng ngừa vị thế bán gỗ xẻ SPF 2x4 giao sau tháng 9/2009 tại mức giá giao sau US$260,00/MBF (Can$304,20/MBF) với tỷ giá Can$1,17.
Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm
a. Vị thế mua hợpđồng giao sau tháng 9 US$275,00/MBF US$250,00/MBF b. Basic = c –a -(US$15,00/MBF) -(US$15,00/MBF) c. Giá giao ngay US$260,00/MBF US$235,00/MBF d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau -(US$15,00/MBF) US$10,00/MBF e. Giá thuần = c+d US$245,00/MBF US$245,00/MBF
Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm
a. Vị thế mua hợp đồng giao sau tháng 9 Can$321,75/MBF Can$292,50/MBF b. Basic = c –a -(Can$17,55/MBF) -(Can$17,55/MBF) c. Giá giao ngay Can$304,20/MBF Can$274,95/MBF d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau - (Can$17,55)/MBF Can$11,70/MBF e. Giá thuần = c+d Can$286,65/MBF Can$286,65/MBF
+ Trường hợp giá tăng, lỗ trên vị thế giao sau = (US$260- US$275,00) x 1,17= (304,2- 321,75)= - Can$17,55. Khoản lỗ trên vị thế giao sau Can$17,55 sẽ được bù trừ bằng khoản lãi trên vị thế mua giao ngay Can$304,20 – Can$286,65= Can$17,55
+ Trường hợp giảm giá, lãi trên vị thế giao sau =(US$260- US$250,00) x 1,17 =(304,2- 292,50)= Can$11,70 Khoản lãi trên vị thế giao sau Can$11,70 sẽ được bù trừ bằng khoản lỗ trên vị thế mua giao ngay Can$274,95 –Can$286,65= -Can$11,70
* Trường hợp không phòng ngừa rủi ro. Giá tăng là một thuận lợi với công ty, nhưng giá giảm là một rủi ro rất lớn. Công ty phải tốn chi phí lưu kho lớn khi giá bán không thuận lợi.
* Trường hợp Đôla Canada tăng giá, basic có điều chỉnh không đổi: Công ty gặp phải rủi ro với tỷ giá. Do đôla Canada tăng giá nên giờ đây giá gỗ tính bằng đôla Mỹ quy sang đôla Canada đã giảm đi (cần ít đôla Canada hơn để mua 1 đôla Mỹ).
Giả sử tỷ giá ngày 15/9/2009 đôla Canada sẽ tăng giá như sau : 1 USD = 1.08 CAD (giá dự tính theo tổ chức tư vấn về tỷ giá) 1 US Dollar = 1.08 Canadian Dollar
Vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME.
Phòng ngừa vị thế bán gỗ xẻ SPF 2x4 giao sau tháng 9/2009 tại mức giá giao sau US$260/MBF (Can$304,2/MBF) với tỷ giá Can$1,08.
Do đôla Canada tăng giá từ tỷ giá Can$1,17 đến Can$1,08. Nên giá gỗ xẻ SPF 2x4 tính bằng đôla Mỹ sang giá tính bằng đôla Canada đã giảm đi (cần ít đôla Canada hơn để mua 1 đôla Mỹ). Trường hợp đầu tiên giá giao sau tăng lên là Can$297/MBF (US$275 x 1,08), so với trước đây là Can$321,75/MBF. Trường hợp thứ hai giá giao sau giảm đi là Can$270/MBF, so với trước đây là Can$292,5/MBF.
Với tỷ giá là 1,08 giá kỳ vọng được tính toán như sau, ngày 15 tháng 5, bán giao sau tháng 9 với giá US$260/MBF. Với tỷ giá dự tính là Can$1,08 thì mức giá kỳ vọng (mục tiêu) được xác định như sau:
US$260 x Can$1,08/US$ = Can$280,80/MBF Basic có điều chỉnh trung bình - (Can$17,55/MBF) Giá kỳ vọng = Can$263,25/MBF
Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm
a. Vị thế mua hợp đồng giao sau tháng 9 Can$297,00/MBF Can$270,00/MBF b. Basic = c –a -(Can$17,55/MBF) -(Can$17,55/MBF) c. Giá giao ngay Can$279,45/MBF Can$252,45/MBF d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau - (Can$16,20)/MBF Can$10,80/MBF e. Giá thuần = c+d Can$263,25/MBF Can$263,25/MBF
+ Trường hợp giá tăng, lỗ trên vị thế giao sau (US$260- US$275,00) x 1,08= (297,00- 280,80)= - Can$16,20. Khoản lỗ trên vị thế giao sau Can$16,20 sẽ được bù trừ bằng khoản lãi trên vị thế mua giao ngay Can$279,45 – Can$263,25= Can$16,20
+ Trường hợp giảm giá, lãi trên vị thế giao sau = (US$260,00- US$250,00)x 1,08= (280,80- 270,00)= Can$10,80. Khoản lãi trên vị thế giao sau Can$10,80 sẽ được bù trừ bằng khoản lỗ trên vị thế mua giao ngay Can$252,45 – Can$263,25= -Can$10,80
Những biến động trong vị thế giao sau trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 không đủ để cân bằng lại những hậu quả do đôla Canada tăng giá. Đồng đôla Canada tăng giá nên giá gỗ giao ngay quy từ giá định danh bằng đôla Mỹ về giá tính bằng đôla Canada giảm đi. Cụ thể, trước đây giá giao ngay ngày 15/9/2009 là Can$286,65/MBF thời điểm nhà sản xuất kết thúc hợp đồng –mua giao sau và bán giao ngay- nay do đồng đôla tăng giá nên giá giao ngay chỉ còn là Can$263,25/MBF lỗ Can$23,40/MBF.
Bằng cách xem xét các tác động của tỷ giá hối đoái bằng cách so sánh các mức giá và basic khi giá giao sau tăng lên và giảm xuống. Trong các trường hợp trên công ty đã giả định basic có điều chỉnh giữ nguyên ở mức Can$17,55/MBF. Trong thực tế basic có điều chỉnh của giá gỗ có những biến động không đáng kể, nhà sản xuất, nhà phân phối, người mua gỗ làm nguyên vật liệu có khả năng gặp phải rủi ro basic nhưng dạng rủi ro này không đáng kể bằng rủi ro biến động về giá cả gỗ và biến động tỷ giá.
Thực hiện phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá và giá sản phẩm gỗ xẻ.
Công ty đã gặp rủi ro do đôla Canada tăng giá, giá bán của nhà sản xuất chỉ còn là Can$263,25/MBF thay vì Can$286,65/MBF như dự kiến. Khoản lỗ do tỷ giá mang lại là Can$23,40/MBF. Bằng cách mua giao sau đôla Canada với tỷ giá hối đoái, công ty sẽ lãi khi đôla Canada tăng giá và lỗ nếu như đôla Canada giảm giá. Các khoản lãi (lỗ) ở vị thế giao sau được bù trừ tương ứng bằng các khoản lỗ và lời trên thị trường giao ngay.
Vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME. Bằng việc phòng ngừa cho cả đồng đôla Canada và cho giá gỗ, kết quả việc phòng ngừa của công ty bắt đầu vào ngày 15/5 và kết thúc vào ngày 15/9 được tóm tắt trong bảng sau:
HĐGS Can$ tháng 9 HĐGS gỗ tháng 9
Tháng 5: mua Can$ US$1= Can$1,17 US$260,00/MBF=Can$304,20/MBF Tháng 5: bán gỗ SPF 2x4 (US$0,855/Can$) (=260 x 1,17)
Gỗ SPF 2x4:
Basic có điều chỉnh (Can$17,55/MBF)
Giá kỳ vọng Can$286,65/MBF
Tháng 9: Bán Can$ (Can$
tăng hơn so với dự tính) US$1= Can$1,0861 Tháng 9: Mua gỗ SPF 2x4
(giảm nhiều hơn so với dự
tính) (US$0,921/Can$) US$251,45/MBF=Can$273,10/MBF
Gỗ SPF 2x4:
Giá giao sau Can$273,10/MBF
Basic có điều chỉnh(giảm
Can$0,53 so với dự tính) (Can$17,02/MBF)
Giá giao ngay cuối cùng Can$256,08/MBF
Kết quả phòng ngừa(*) Can$9,29/MBF
Giá thuần cuối cùng Can$265,37/MBF
Lời/lỗ US$0,066/Can$ (Can$21,28/MBF) =(265,37-286,65) Quy mô hợp đồng (làm tròn: 2.200 x Can$ 286,65=Can$630.630) Can$600.000(6 hợp đồng) 2.200 MBF (20 hợp đồng)
Lợi nhuận/lỗ US$39.600=
Can$43.010 (Can$46.816)
(*) Kết quả phòng ngừa= (US$260/MBF- US$251,45/MBF) x 1 Can$1,0861
Đánh giá kết quả của việc phòng ngừa rủi ro của công ty.
Tỷ giá đôla Canada/ đôla Mỹ đã được các nhà xuất khẩu Canada quan tâm hơn trong những năm gần đây khi có những biến động lớn trong giá trị của đồng đôla Canada. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt bởi giá cả của nhiều loại hàng hóa nông nghiệp được xác định trên thị trường Mỹ, cũng gần giống như những gì mà những ngư dân nuôi cá Basa của Việt Nam phải đối mặt với thực tế này. Giá hàng hóa tuy sản xuất tại một quốc gia nhưng lại thay đổi phụ thuộc vào những diễn biến của quốc gia khác. Đôi khi, giá trị cao của đôla Canada sẽ có tác động tiêu cực đáng kể lên giá cả hàng hóa được sản xuất tại Canada. Ngược lại là nhà nhập khẩu các yếu tố đầu vào phải đối phó với rủi ro đôla Canada giảm giá sẽ làm giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên.
Nhà sản xuất tại Canada khi bán hàng hóa có giá được tính bằng đôla Mỹ, họ sẽ phải gặp rủi ro do giá bán mặt hàng này giảm đi do đôla Canada tăng giá. Như vậy khi công ty dự định bán hàng hóa trong tương lai, sẽ gặp rủi ro khi đồng nội tệ tăng giá. Trong trường hợp này công ty tiến hành rủi ro tỷ giá bằng cách mua giao sau đôla Canada.
Số lượng đôla Canada cần thiết cho phòng ngừa cho 2.200MBF với giá kỳ vọng là Can$286,65/MBF. Giá trị phải phòng ngừa là 2.200MBF x Can$286,65/MBF = Can$630.630.
Số lượng hợp đồng tính bằng đôla Canada cần phòng ngừa chia cho 100.000 đôla Canada. Như vậy với giá trị số lượng đôla Canada cần phòng ngừa công ty cần 6,3 hợp đồng (Can$630.630/Can$700.000) Công ty đã làm tròn xuống là 06 hợp đồng. Bởi giá trị hàng hóa không được tiêu chuẩn hóa theo từng lô 100.000 đôla Canada nên sẽ không có sự trùng khớp tương xứng. Điều này phụ thuộc vào việc xác định có nên làm tròn lên hay xuống khi tính toán số lượng hợp đồng cần thiết để phòng ngừa rủi ro tiền tệ.
Nếu không tính các chi phí giao dịch trên sàn CME cho gỗ xẻ và tỷ giá đôla Canada. Bằng việc phòng ngừa cho cả đồng đôla Canada lẫn cho giá gỗ xẻ, nhà sản xuất nhận được Can$256,08/MBF (giá giao ngay cuối cùng) cộng với Can$9,29/MBF kết quả phòng ngừa rủi ro trên hợp đồng giao sau gỗ xẻ cộng với Can$19,55/MBF (=Can$43.010/2.200MBF) của việc phòng ngừa rủi ro đôla Canada. Kết quả cho chúng ta có tổng giá bán thuần là Can$284,92. Mức giá này thấp hơn mục tiêu ban đầu là Can$286,65 là do đôla đã được phòng thấp hơn mức yêu cầu (do quy mô hợp đồng công ty đã làm tròn xuống là 06 hợp đồng thay gì là 6,3 hợp đồng).
Tuy nhiên giá này sẽ cao hơn mục tiêu ban đầu là Can$286,65 nếu xảy ra trường hợp ngược lại là đôla Canada giảm giá. Một phần khoản lỗ từ hợp đồng giao sau sẽ được bù trừ bằng mức giá gỗ xẻ cao hơn do vị thế phòng ngừa không tương thích với giá trị của lô hàng gỗ xẻ.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu
gỗ Việt Nam.
Các chiến lược mà công ty ở trên sử dụng bắt đầu với một quy trình dự tính ban đầu trước khi phòng ngừa rủi rođượcđặt ra và kết thúc với quá trình đánh giá khi phòng ngừa rủi ro kết thúc. Hợp đồng giao sau sản phẩm gỗ xẻ và giao sau tỷ giá tuy phải chịu một khoản phí giao dịch nhưng đáp ứng được mục tiêu phòng ngừa rủi ro tổng thể cho công ty. Các công ty sản xuất chế biến gỗ nguyên liệu thì phòng ngừa vị thế bán hàng hóa, các công ty phân phối hoặc mua gỗ xẻ để chế biến ra sản phẩm đồ gỗ, mua gỗ để xây dựng thì phòng ngừa giá gỗ nguyên liệu tăng bằng vị thế mua hàng hóa.
1.4.2.1. Tối ưu hóa chi phí dự trữ gỗ nguyên liệu để bán hoặc để chế biến
thành sản phẩm đồ gỗ.
Giá khám phá – Giá giao sau chứa đựng các thông tin bên trong nó, thường gọi là chức năng “khám phá giá” của hợp đồng giao sau. Nhà sản xuất và người tiêu dùng có thể có những nhận định hiệu quả về cung cầu hàng hóa trong tương lai, giá giao ngay và giá giao sau sẽ như thế nào bằng cách xem xét giá tương lai vào thời điểm hiện tại ra sao? Từ đó, nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam có thể đưa ra những quyết định sản xuất và dự trữ gỗ nguyên liệu tối ưu nhất.Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho.
1.4.2.2. Các dự báo về biến động giá cả và tỷ giá làm “sắc nét” cho kế hoạch
phòng ngừa.
Những chuyển động giá gỗ nguyên liệu trên thị trường là không thể dự đoán trước được. Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro phải luôn luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro, chứ không nên thực hiện phòng ngừa theo hướng chuyển động của thị trường. Các dự báo làm “sắc nét” cho cho kế hoạch phòng ngừa và không là căn cứ cho quyết định phòng ngừa rủi ro.
1.4.2.3. Quy mô hợp đồng giao sau, thời điểm đáo hạn.
Các hợp đồng tiền tệ được giao dịch với nhiều tháng đến hạn khác nhau và có thể sẽ không khớp nhau với ngày mua bán thực tế trên thị trường giao ngay hoặc giao sau tương ứng. Trong hầu hết các trường hợp, tháng trên hợp đồng được tính toán dựa trên thời điểm sau thời điểm bán hàng. Đây là tháng đáo hạn thích hợp cho phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Đối với hợp đồng giao sau gỗ xẻ trên sàn giao dịch Chicago rơi vào các tháng lẻ (tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 11).
Số lượng hợp đồng tính bằng đồng đôla Canada để phòng ngừa cho một vị thế được tính xấp xỉ bằng cách lấy giá trị phòng ngừa chia cho 100.000 đôla Canada. Ở Việt Nam qui mô hợp đồng là 100.000đôla Mỹ.
1.4.2.4. Các bước tiến hành khi thực hiện phòng ngừa rủi ro giá gỗ nguyên liệu.
Bảy bước cần xem xét khi thực hiện phòng ngừa rủi ro giá gỗ nguyên liệu: 1. Xác định mục tiêu
2. Xác định vị trí rủi ro 3. Kiểm tra thị trường
4. Kế hoạch phòng ngừa 5. Thực hiện phòng ngừa 6. Chấm dứt các phòng ngừa
7. Đánh giá hiệu quả việc phòng ngừa Bước 1: Xác định mục tiêu
Tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức của mỗi công ty, có rất nhiều lý do tốt khác nhau để phòng ngừa rủi ro. Phòng ngừa rủi ro có thể được sử dụng để hỗ trợ trong việc lập lịch sản xuất, ổn định cân đối dòng tiền. Mục tiêu phòng ngừa rủi ro không nên xem xét lợi nhuận có được trong tương lai. Việc cân đối dòng tiền và lợi nhuận ổn định sẽ đạt được nhiều lợi ích quan trọng hơn cho sự thành công của doanh nghiệp trong một thời gian dài