cho từng doanh nghiệp.
Yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả sử dụng các giao dịch phái sinh là quản trị rủi ro các giao dịch phái sinh, do đó cần thiết phải chú trọng công tác quản trị rủi ro, phân tích và dự báo rủi ro để phòng chống hoặc hạn chế tổn thất khi gặp phải rủi ro.
Phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được các chính sách và tiến trình quản lý quá trình sử dụng công cụ phái sinh. Các chính sách này phải xác định rõ lý do cơ bản của việc sử dụng công cụ phái sinh và các công cụ này được sử dụng trong hoàn cảnh nào, ủy quyền cho nhân viên thích hợp để thực hiện các giao dịch, xác định các giới hạn giao dịch, thiết lập quá trình kiểm soát để bảo đảm rằng tất cả các chính sách luôn được tôn trọng và xác định cách các thành quả do hoạt động quản trị rủi ro mang lại.
Đối với doanh nghiệp CBG Việt Nam, việc xây dựng chính sách quản trị rủi ro có khó khăn là không có bộ phận chuyên trách với những chuyên gia giỏi để tự thực hiện. Song khó khăn này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách thuê các tổ chức tư vấn trợ giúp.
Sau đây là một chính sách chung để doanh nghiệp tham khảo và xây dựng riêng phù hợp với từng doanh nghiệp:
Trách nhiệm của quản trị cấp cao (Tổng giám đốc/giám đốc điều hành).
- Thiết lập một cấu trúc tổ chức và quá trình bảo đảm chức năng quản trị rủi ro sẽ được thực hiện một cách hiệu quả.
- Ban quản trị cấp cao không nhất thiết cần phải có một kiến thức QTRR chuyên biệt. Mà thay vào đó những thành viên có trách nhiệm liên đới trong quản trị cấp cao phải có quyền hành nhất định trong QTRR.
- Khi thực hiện các trách nhiệm QTRR của mình, quản trị cấp cao phải xây dựng các chính sách, xác định vai trò và các trách nhiệm, nhận diện các chiến lược có thể chấp nhận được, bảo đảm chất lượng về nguồn nhân lực và phải đảm bảo luôn thực hiện hệ thống kiểm soát hiệu quả. Quản trị cấp cao không phải liên quan mật thiết hằng ngày với các hoạt động quản trị rủi ro nhưng cuối cùng phải gánh lấy mọi trách nhiệm.
a. Xây dựng các chính sách b. Xác định vai trò và trách nhiệm
c. Nhận diện các chiến lược có thể chấp nhận được d. Bảo đảm nguồn nhân sự có chất lượng cao c. Bảo đảm hệ thống kiểm soát hiệu quả.
Thứ tự ưu tiên về mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp CBG.
- Rủi ro về giá cả nguyên vật liệu - Rủi ro về lãi suất
- Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Nguyên tắc quản trị rủi ro tài chính của công ty.
- Quản trị rủi ro công ty là một quá trình trong đó một công ty kiểm soát tất cả rủi ro bằng cách tập trung hóa và hợp nhất. Các rủi ro này không chỉ bao gồm các rủi ro kiệt giá tài chính truyền thống như rủi ro ngoại hối, rủi ro lãi suất mà còn bao gồm các loại rủi ro được quản lý bằng việc sử dụng các chính sách bảo hiểm và các phương tiện khác.
Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt các chính sách QTRR Ban Giám đốc xây dựng chính sách QTRR
Các phó giám đốc phụ trách các khối liên quan chịu trách nhiệm phê duyệt từng giao dịch thực hiện phòng ngừa rủi ro.
Các nhân viên thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro
Chính sách sẽ nhận diện các rủi ro mà công ty phải gánh chịu và cho thấy sức chịu đựng của công ty đối với các nguy cơ, tính sẵn sàng và khả năng chịu rủi ro.
Chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp CBG Việt Nam.
Xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính để doanh nghiệp CBG tham khảo và xây dựng phù hợp với đặc thù riêng của từng DN:
Nội dung chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp như sau: 1/ Đối tượng và phạm vi áp dụng:
a. Chính sách này quy định về thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro và quản lý rủi ro về giá cả nguyên vật liệu, lãi suất và tỷ giá; quy định chỉ tiêu xác định lựa chọn các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro, các giới hạn, các thời điểm thực hiện và các vấn đề có liên quan.
b. Chính sách này được áp dụng thống nhất trong toàn công ty. 2/ Giải thích từ ngữ: (phần lý luận chương 1)
- Rủi ro biến động giá cả nguyên vật liệu: - Rủi ro biến động lãi suất:
- Rủi ro biến động tỷ giá:
- Ủy quyền thực hiện các giao dịch phòng ngừa phái sinh nguyên vật liệu (hàng hóa) và các giao dịch sản phẩm phái sinh tiền tệ và lãi suất)
3/ Mục đích của chính sách quản trị rủi ro:
+ Đảm bảo hoạt động sản xuất chế biến và xuất khẩu của công ty phát triển an toàn, hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động.
+ Mục tiêu quan trọng nhất của sử dụng sản phẩm phái sinh là để phòng ngừa rủi ro.
+ Làm cơ sở cho việc phân cấp thẩm quyền quyết định, thực hiện các sản phẩm phái sinh.
+ Thiết lập khuôn khổ chuẩn mực chung làm nền tảng cho việc xây dựng chính sách QTRR đối với các giao dịch phái sinh, quy định, quy trình thực hiện, xây dựng quy
định nội bộ về quản lý chất lượng giao dịch và quản lý danh mục phòng ngừa rủi ro với điều kiện kinh doanh từng thời kỳ;
+ Xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực để cán bộ làm công tác thẩm định, xét duyệt, kiểm soát các giao dịch phái sinh phải tuân thủ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý rủi ro trong toàn công ty.
4/ Các nguyên tắc trong hoạt động và quản lý phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh hàng hóa, tiền tệ và lãi suất.
- Tuân thủ quy định của Luật và văn bản Nhà nước về thực hiện phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh hàng hóa, tiền tệ và lãi suất và các quy định nội bộ của công ty.
- Phân tán rủi ro, đa dạng hóa việc phòng ngừa rủi ro.
- Kiểm tra, kiểm soát chéo trong hoạt động phòng ngừa rủi ro.
- Phân định trách nhiệm giữa thẩm định, quyết định thực hiện phòng ngừa rủi ro. - Chủ động trong quản lý rủi ro: các nhà quản trị tham gia hoạt động phòng ngừa rủi ro có trách nhiệm chủ động nhận biết và quản lý rủi ro ở bộ phận mình phụ trách.
- Công tác phối hợp và quản lý rủi ro toàn công ty: các nhà quản trị tham gia hoạt động phòng ngừa rủi ro phải trực tiếp quản lý rủi ro và cảnh báo rủi ro kịp thời cho nhà quản trị cấp cao hơn và cho hội đồng quản trị (hoặc chủ doanh nghiệp).
5. Quy định về các tiêu chí xác định khi thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro. a/ Phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa
b/ Phòng ngừa rủi ro tiền tệ c/ Phòng ngừa rủi ro lãi suất.
6. Các cấp quản trị có thẩm quyền quyết định thực hiện phòng ngừa rủi ro.
- Hội đồng quản trị có thẩm quyền quyết định cao nhất trong các giới hạn thực hiện phòng ngừa rủi ro.
- Giám đốc tài chính CFO (hay phó giám đốc phụ trách hoạt động tài chính hoặc chức danh tương tự) thẩm quyền quyết định phòng ngừa rủi ro về tiền tệ.
- Giám đốc kinh doanh COO (hay phó giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh hoặc chức danh tương tự) thẩm quyền quyết định phòng ngừa rủi ro về giá cả hàng hóa.
7/ Những trường hợp hạn chế thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro:
8/ Những trường phải được hội đồng quản trị ra quyết định thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro:
9/ Giới hạn hoạt động phòng ngừa rủi ro
10/ Cơ cấu bộ máy thẩm định, xét duyệt thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro: Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc (giám đốc) điều hành
Giám đốc (phó giám đốc phụ trách tài chính) Giám đốc (phó giám đốc phụ trách kinh doanh)
Các bộ phận khác do hội đồng quản trị quy định theo thẩm quyền. a) Chức năng thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro:
b) Chức năng quản lý giao dịch phòng ngừa rủi ro: c) Chức năng kế toán QTRR
11/ Tiêu chuẩn cán bộ thẩm định và thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro 12/ Kiểm tra và giám sát hoạt động giao dịch phòng ngừa rủi ro:
a/ Nguyên tắc
b/ Kiểm tra giám sát quá trình thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro: c/ Kiểm tra giám sát quá trình xét duyệt
d/ Kiểm tra giám sát thông qua chứng từ, hạch toán, thuyết minh từ kế toán c/ Kiểm tra giám sát thực tế, kết quả thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro. 13/ Phương pháp đánh giá rủi ro
14/ Quy định về chất lượng các công cụ phái sinh giao dịch phòng ngừa rủi ro và đánh giá theo giá thị trường, ghi nhận vào sổ sách kế toán.
15/ Các hành vi bị cấm trong giao dịch phòng ngừa rủi ro.
a. Nối lỏng các điều kiện giới hạn thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro, bỏ qua các thủ tục xét duyệt.
b. Thực hiện giao dịch phòng ngừa rủi ro dựa trên những dự đoán hoặc dựa trên những nghiên cứu quá khứ.
16/ Điều khoản thi hành
a. Bộ phận tài chính, bộ phận kiểm toán nội bộ giám sát hoạt động và bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm triển khai thực hiện quyết định này.
b. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cán bộ phải báo cáo về Tổng giám đốc (thông qua bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm soát) để tổng hợp, đề xuất Tổng giám đốc chỉ đạo kịp thời.
c. Mọi sửa đổi, bổ sung quy định này do hội đồng quản trị quyết định.