Nhạy cảm về giao dịch đối với tỷ giá

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 78)

Đồng Việt Nam (VND) được sử dụng làm tiền tệ hạch toán để lập các báo cáo tài chính hợp nhất. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ được chuyển thành đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh. Chênh lệch do việc chuyển đổi ngoại tệ được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Vào ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, tiền và công nợ bằng ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Chênh lệch do việc chuyển đổi này được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 và gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nguy cơ độ nhạy cảm đã được các công ty CBG quan tâm sâu sắc bởi tính chất không ổn định của đồng tiền VND và một số đồng tiền ngoại tệ khác là USD, EUR, JPY, AUD, ….

Nguy cơ độ nhạy cảm bắt nguồn từ các giao dịch thương mại.

Đây là nguy cơ phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp CBG do phải trả tiền và bán hàng sử dụngcác đồng tiền khác với VND, thông qua:

- Mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh bằng ngoại tệ: 50% nguồn gỗ nguyên liệu được chủ yếu nhập khẩu. Chỉ có 50% được mua trong nước.

- Bán sản phẩm bằng ngoại tệ: Doanh số xuất khẩu chiếm 70% doanh thu ra các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu,Úc, ….

Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ các khoản vay ngoại tệ.

Nguồn vốn vay ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại: Các doanh nghiệp CBG dễ dàng tiếp cận với các khoản vay bằng ngoại tệ. Các khoản vay như vậy đã đẩy công ty tới nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá khi phải thanh toán lãi vay và quan trọng hơn là khi hoàn trả khoản vốn vay cuối cùng.

Bảng cân đối kế toán của công ty Trường Thành cho thấy Công ty phải đương đầu với độ nhạy cảm đối với tỷ giá là đáng kể. Bởi doanh thu nước ngoài chiếm tỷ lệ 70% trên tổng số doanh thu, đang gặp khó khăn về vốn và tỷ giá ngoại tệ.

Những biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty với các nhà sản xuất khác ở nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan. Là những doanh nghiệp CBG nước ngoài ở Việt Nam có ưu thế đầu vào, đầu ra, vốn và thực chất hoạt động của các công ty này là các công ty con ở Việt Nam, chủ yếu các công ty gia công gửi về Công ty mẹ ở nước ngoài tiêu thụ.

2.4.4.4. Độ nhạy cảm với lãi suất.

Chi phí vay bao gồm lãi suất và các chi phí liên quan khác và được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh ngoại trừ chi phí đi vay để mua sắm tài sản cố định trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt thì được ghi nhận vào nguyên giá của tài sản đó.

Xem xét các khoản mục nợ của công ty Trường Thành. Công ty sử dụng nợ khá cao và phần lớn với lãi suất thả nổi, nên các biến động trong lãi suất ngắn hạn sẽ làm thay đổi chi phí của công ty.

- Vay ngắn hạn: Lãi vay VND: Doanh nghiệp từ 16,00%/năm đến 17,50%/năm. Lãi vay USD: từ 6,5% trở lên

- Vay trung vả dài hạn: Lãi vay VND: Doanh nghiệp từ 16,50%/năm đến 18.00%/năm. Lãi vay USD: từ 7% trở lên

- Áp dụng cho tất cả các hình thức vay ngắn, trung, dài hạn và các loại tiền tệ vay VND, USD.

- Kỳ hạn điều chỉnh lãi suất cho vay là 01 tháng một lần kể từ ngày giải ngân lần đầu tiên.

Phương thức điều chỉnh lãi suất: Lãi suất vay điều chỉnh = Lãi suất cơ sở (1) + Biên độ lãi suất (2)

(1) Lãi suất cơ sở VND, USD: là lãi suất tiết kiệm thông thường VND, USD của kỳ hạn

vay vốn, lãnh lãi cuối kỳ của Ngân hàng, cả lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất thưởng (nếu có)

tại thời điểm áp dụng.

(2) Biên độ lãi suất: được áp dụng tuỳ theo đối tượng khách hàng, hiệu quả hoạt động,

tính khả thi của phương án vay, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, thời hạn vay... Biên độ cụ

thể như sau:

- VND: từ 4,80%/năm trở lên. - USD: từ 2,50%/năm trở lên.

Bên cạnh đó công ty cũng có khoảng tiền gửi bằng đồng USD tại Ngân hàng là 4,7tỷ VND và tiền gửi VND là 6,1tỷ VND .

Dòng tiền của công ty đang gặp khó khăn do khi nhiều khách hàng chuyển sang phương thức thanh toán trả chậm. Hiện tại, công ty áp dụng chế độ dự trữ nguyên liệu 6 tháng nhằm đảm bảo đáp ứng chủ động và đầy đủ nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó tổng dự trữ giá trị nguyên vật liệu phải gia tăng do phải mua nguyên vật liệu mới cho dòng sản phẩm mới. Do đó vốn vay của công ty không thể giảm được và phải chịu lãi cao (năm 2009 là 83 tỷ đồng và năm 2010 là 169 tỷ đồng)

Bên cạnh đó, rủi ro về lãi suất của công ty rất lớn do tác động của chính sách tiền tệ Việt Nam làm lãi suất cho vay tăng cao, rất bất lợi cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẫy tài chính lớn như Trường Thành nói riêng và các doanh nghiệp CBG khác nói chung.

2.3.4.5. Độ nhạy cảm với biến động giá hàng hóa.

Theo công ty Trường Thành. Đánh giá cơ cấu chi phí như sau: Chi phí Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trên 61% trong giá thành. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khoảng 23%, một phần do đặc thù của ngành, tỷ trọng này có thể giảm bớt nếu công ty có hệ thống máy móc tự động hóa. Khấu hao TSCĐ chỉ chiếm khoảng 1%, một con số khá

thấp so với các công ty chế biến nói chung, nguyên nhân công ty đang sử dụng dịch vụ bên ngoài gia công một khối lượng lớn (khoảng 30%) do đơn đặt hàng thường xuyên vượt quá năng lực máy móc. Tỷ lệ chi phí khác chiếm 15% bao gồm các chi phí dịch vụ thuê ngoài này.

Trong chi phí nguyên vật liệu thì gỗ chiếm 88%, 12% là các nguyên vật liệu khác. Trong các năm trước năm 2008, 80% nguồn gỗ nguyên liệu được Trường Thành chủ yếu nhập khẩu từ nước Nam phi, Brazil, Uruguay, Ghana, Mianma, Mỹ, Canada, Đức... có chứng nhận FSC, chứng nhận trồng rừng hoặc chứng nhận khai thác hợp pháp. Thực hiện ký hợp đồng cung ứng ổn định, lâu dài (chẳng hạn, mua quyền khai thác cả khu rừng), 20% còn lại được thu mua trong nước gồm các loại gỗ như Còng, Cao su, Xoan, Đào, Tràm, Keo là những loại chiếm tỷ trọng nhỏ trong thành phẩm. Nguồn cung cấp trong nước dồi dào hơn nhưng vẫn chưa có nhiều gỗ có chứng nhận FSC cho số lượng lớn

Tuy nhiên, Theo báo cáo thường niên năm 2009 tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu năm 2009 là 50% (năm 2008 là 70%) và mua trong nước năm 2009 là 50% (năm 2008 là 70%).

Giá cả gỗ nguyên liệu, đặc biệt là Teak và FSC Eucalyptus, tăng bình quân từ 10 - 30% mỗi năm trong thời gian gần đây, do nhu cầu ngày càng gia tăng đồng thời cước vận chuyển (tương đương giá gỗ gốc) cũng ngày càng tăng. Năm 2009 và năm 2010 tỷ lệ gỗ Teak và Eucalyptus giảm (do giá mắc nên khi khủng hoảng tài chính thì dòng hàng giá cao giảm mạnh). Tỷ lệ hàng trong nước như Tràm tăng vì giá rẻ, cao su tăng vì doanh thu bán hàng sản phẩm trong nhà tăng mạnh.

Giá nguyên vật liệu nhìn chung tăng 10-30% mỗi năm. Giá bán được điều chỉnh tương ứng nên tỷ lệ giá vốn hàng bán /doanh thu thuần được duy trì ổn định hoặc thấp hơn do giá bán không thể điều chỉnh thường xuyên. Giá vốn hàng bán chiếm 83% so với doanh thu thuần.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong quá khứ có một tỷ lệ khá ổn định trên doanh thu, ước tính tỷ trọng 2 chi phí này trên doanh thu lần lượt là 4% và 7% năm 2008, trong các năm sau tỷ lệ chi phí bán hàng giữ nguyên, tỷ lệ chi phí quản lý giảm dần.

Do giá bán không thể thay đổi thường xuyên, nếu các chi phí khác không thay đổi. Thì khi giá nguyên vật liệu gỗ tăng từ 10% đến 30% sẽ làm cho chi phí giá vốn tăng xấp

xỉ từ 5,37% đến 16,10%. Làm ảnh hưởng khá lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng cân đối kế toán bị hạn chế về các thông tin liên quan đến rủi ro tài chính. Chỉ cho thấy tình hình tài chính của công ty một thời điểm. Bảng cân đối kế toán không chỉ ra rằng tình hình sức khỏe tài chính của công ty đang được cải thiện, xấu đi hoăc đang ở vào tình trạng có thể khiến công ty lâm vào kiệt quệ.

Để đánh giá những thay đổi tài chính của công ty qua thời gian và tác động của chúng đối với những rủi ro trong quá khứ. Cần có các thông tin từ báo cáo thu nhập hợp nhất và báo cáo dòng tiền.

Báo cáo thu nhập cho thấy doanh thu và quản trị đang tiến hành khá tốt:

Sản phẩm được bán khá nhiều. Doanh thu thuần phản ánh mức gia tăng trong doanh thu khoảng 15,26%. Với mức doanh thu như vậy nhưng chi phí vốn chỉ tăng 5,43%. Giá vốn hàng bán giảm từ 91,12% năm 2009 xuống 83,44% trong năm 2010.

Chứng tỏ công ty quản lý khá tốt sự biến động giá cả nguyên vật liệu, sự gia tăng giá nguyên vật liệu đã được điều chỉnh vào giá bán sản phẩm.

2.3.5. Tác động của việc xem nhẹ trong việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam.

Những biến động không thể dựđoán được trước của tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa không những ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận được báo cáo hàng quý của doanh nghiệp CBG và còn có thểđịnh đoạt công ty có thể tồn tại hay không.

2.3.5.1. Rủi ro về cân đối dòng tiền.

Việc xem nhẹ phòng ngừa rủi ro tài chính đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Namđứng trước nguy cơ về mất cân đối dòng tiền.

Cũng theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 1 ở 141 doanh nghiệp có đến 87 doanh nghiệp bị áp lực thiếu vốn (chiếm đến 61.7%). Mỗi năm ngành gỗ cần trên 1.000 tỉ đồng vốn, đến năm 2010 cần có 15.000 -16.000 tỉ đồng. Nhà nước cho vay 20%, doanh nghiệp tự có 30%, như vậy còn thiếu 50% vốn.(theo nhận định của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam)

Do đặc thù của ngành nhu cầu vốn lưu động của DN luôn tăng mạnh để thực hiện sản xuất, cung cấp sản phẩm theo đơn đặt hàng của các khách hàng lớn. Các DN sử dụng nợ vay ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ ngân hàng và các công ty tài chính.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã làm giá cả nguyên vật liệu tăng cao, kéo theo tỉ lệ lạm phát tăng cao năm 2010 là 11,75%, tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp CBG tăng nguy cơ bị phá sản.

Việc tổ chức phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh tài chính bài bản và hiệu quả làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, ổn định dòng tiền và tăng mức độ tin cậy của doanh nghiệp. Các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm sẽ đánh giá cao đối với doanh nghiệp có chính sách quản trị rủi ro tốt. Từ đó làm tăng hiệu quả huy động vốn từ Ngân hàng, các tổ chức tài chính và nhà đầu tư.

Khó khăn vềhuy động vn và lãi sut t Ngân hàng .

Có ba điểm khó khăn để doanh nghiệp có thể huy động vốn qua ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Thứ nhất là ngân hàng hạn chế cho vay, chỉ cho vay những khách hàng cũ, mà khách hàng cũ cũng chỉ cho vay chủ yếu là ngắn hạn, nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức 30% năm 2010 và dự kiến 20% năm 2011. Nếu ngân hàng có tiền, mà tăng trưởng tín dụng đã gần tới giới hạn trên cũng không dám cho vay. Ngân hàng cho vay càng nhiều, lỗ càng nhiều vì chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra (sau khi tính dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản) âm. Thứ hai, doanh nghiệp bị cắt giảm hạn mức tín dụng, trong khi nhu cầu vay vốn tăng do giá nguyên liệu tăng, đòi hỏi đổi mới thiết bị, công nghệ. Thứ ba, do lãi suất biến động, có những hợp đồng đã ký, đã giải ngân 20-30%, doanh nghiệp vẫn phải ký lại hợp đồng vay với lãi suất cao hơn.

Trước đây lãi suất vay cố định hàng quí, nay doanh nghiệp phải ký phụ kiện hợp đồng, điều chỉnh lãi suất 15 ngày/lần hoặc 01 tháng/lần. Với sự thay đổi lãi suất quá nhanh như vậy, doanh nghiệp không xoay xở kịp, không lên được kế hoạch sản xuất kinh doanh, và luôn bị động về chi phí đầu vào cho giá thành sản phẩm. Lãi suất không ổn định là điểm đặc trưng của giai đoạn hiện nay làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc tính toán kinh doanh.

Huy động vn qua thtrường chng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghip.

Một kênh huy động vốn khác mà các doanh nghiệp cổ phần ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ có thể chờđợi để thay thế nguồn vốn vay từcác ngân hàng thương mại là huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, kênh huy động từ thịtrường chứng khoán của doanh nghiệp kể từ khi Việt Nam bắt đầu chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu là rất khó khăn và không nhận được sựhưởng ứng của đông đảo cổđông. Thịtrường chứng khoán những tháng đầu năm 2009 và năm 2010 vẫn thực sự ảm đạm. Trong giai đoạn khủng hoảng này, phát hành cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán thực sự khó khăn và không được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng do giá cổ phiếu thấp đã dẫn đến việc thu lại tiền mặt không đáng kể trong hoạt động phát hành cổ phiếu, niềm tin của nhà đầu tư vào thịtrường chứng khoán xuống thấp nên có thể phát hành không thành công.

2.3.5.2. Rủi ro về lãi suất tiền vay.

Biến động của lãi suất đã làm gia tăng áp lực chi phí cho các công ty. Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp CBG đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay.

Năm 2009 và năm 2010 lạm phát gia tăng làm lãi suất tiền vay tăng đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp bị đảo lộn. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

2.3.5.3. Rủi ro về tỷ giá hối đoái.

- Sự thay đổi trong tỷ giá giữa VND so với USD từnăm 2008 đến nay hoặc giữa các ngoại tệ khác như USD và EUR , USD và JPY, USD và ADU, … cho thấy thị

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)