CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIÊT NAM.
Ngành công nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt có tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm trong vòng 5 năm qua. Giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 219 triệu USD năm 2000 lên 2,5 tỷ USD vào năm 2007 và 2,8 tỷ USD vào năm 2008. Năm 2010 giá trị xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD. Hiệp hội gỗ và lâm sản (VIFORES) đã đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2011 sẽ đạt khoảng 4 tỉ USD. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5 của Việt Nam.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ (2000-2010); Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
KNXK 219 334 435 567 1,154 1,562 1,930 2,500 2,829 2,598 3,435
(nguồn: Tổng Cục Hải Quan).
Đến nay, cả nước đã có trên 2.526 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, trong đó khoảng 50% là số cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ làm ra sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa hoặc gia công, sơ chế theo đặt hàng của các doanh nghiệp lớn. Hiện có 1.028 doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ, nhiều doanh nghiệp đã phát triển thành các tập đoàn lớn. Trong đó, chỉ với hơn 421 doanh nghiệp FDI đã tạo ra khoảng hơn 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu.
2.1.1. Khó khăn do biến động tỷ giá trong xuất khẩu sản phẩm gỗ, nhập khẩu gỗ
nguyên liệu từ nước ngoài.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp CBG chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường quốc tế. Với doanh thu xuất khẩu chiếm hơn 80% trong tổng doanh số của các công ty, và cũng nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm đến hơn 50% doanh số đa số bằng ngoại tệ là đô la Mỹ. Rủi ro biến đổi tỷ giá đối với thành phẩm xuất khẩu và rủi ro tỷ giáđối với nguyên vật liệu nhập khẩu ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (10 nước có kim ngạch xuất khẩu cao). Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (Đơn vị tính: 1.000USD)
STT Tên nước Năm 2009 Năm 2010 % tăng
1 Mỹ 1.100.184 1.392.557 126,57 2 Nhật Bản 355.366 454.576 127,92 3 Trung Quốc 197.904 404.909 204,60 4 Anh 162.748 189.601 116,50 5 Đức 106.047 116.865 110,20 6 Hàn Quốc 95.130 138.476 145,57 7 Pháp 70.357 82.190 116,82 8 Australia 67.492 82.937 122,88 9 Hà Lan 56.736 67.989 119,83 10 Canada 54.579 84.906 155,57 11 Khác 331.106 420.568 127,02 Tổng số 2.597.649 3.435.574
Theo số liệu năm 2010. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó: thị trường Mỹ chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu; các nước thuộc khối EU chiếm 44%; Nhật Bản chiếm 12%.
Nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng cho sản xuất chỉ mới đạt khoảng 20%, 80% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Campuchia, Myanma, Indonesia, Mỹ, Canađa… và một số quốc gia khác.
Bảng 2.3: Số liệu thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam (tháng 1/2008 đến tháng 6/2008)(Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam).
Thị trường Giá trị Tổng số 504.329.718 Maylaysia 90.581.628 Lào 59.408.153 Mỹ 56.718.767 Trung Quốc 52.148.992 Myanma 37.726.565 Campuchia 28.626.099 Thái Lan 28.555.752 Braxin 24.787.537 New Zealand 21.094.730 Đài Loan 14.494.645 Uragoay 12.142.671 Cốtđivoa 9.646.566 Solomo 8.180.981 Indonexia 7.667.880 Chile 6.850.858 Oxtraylia 6.640.447 Camorun 4.667.615 Nam Phi 4.253.256 Ghana 4.148.589
Phần Lan 3.756.195 Costa Rica 3.565.408 Hồng Kông 3.153.316 Nhật Bản 2.875.128 Pháp 2.630.743 Đức 2.546.695 Áo 2.513.028 Singapore 2.476.331 Canada 2.471.143
Giá trị gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2010(Nguồn: Tổng Cục Thống kê). (Đơn vị tính: USD)
- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu Xuất khẩu
Hàng năm, ngành chế biến gỗ của Việt Nam vẫn phải nhập khối lượng gỗ nguyên liệu rất lớn. Trong 3 năm (2006-2008), các doanh nghiệp đã phải chi ra tới hơn 2,7 tỷ USD (hay 41,54% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ) để nhập nguyên liệu. Năm 2009 nhập khẩu 0,9 tỷ USD, năm 2010 ước tính nhập khẩu khoảng 1,37 tỷ USD.
- Mặc dầu khối lượng gỗ nhập khẩu rất lớn, nhưng đến nay Việt Nam chưa hình thành những chợ gỗ nguyên liệu có quy mô lớn để cho các doanh nghiệp CBG đến giao dịch mua bán.
- Gỗ được nhập khẩu ở nhiều quốc gia khác nhau và luật lệ, thủ tục xuất khẩu ở mỗi nước lại khác nhau, trong khi đó các kiến thức về lĩnh vực này của doanh nghiệp nhập khẩu gỗ của Việt Nam còn hạn chế, cộng với giá vận tải tăng (do gia dầu tăng) làm cho giá thành của gỗ nhập khẩu tăng cao.
- Tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu và các sản phẩm gỗ như: tiêu chuẩn về kích thước, độ bền cơ lý, màu sắc, hoá chất an toàn và vệ sinh môi trường... của Việt Nam còn thiếu và
chưa tương thích với các tiêu chuẩn của quốc tế dẫn đến việc sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả, tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh.
2.1.2. Khó khăn do biến động lãi suất từ các khoản vốn vay ngắn hạn và dài hạn
từ các tổ chức tài chính và ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu ngành gỗ của Việc Nam có các đơn đặt hàng cho cả năm. Thị trường nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 20%, còn lại 80% doanh nghiệp phải nhập khẩu. Để chủ động được nguồn nguyên liệu và một số doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Laiđầu tư trồng rừng, sản xuất ván nhân tạo nên doanh nghiệp cần rất nhiều vốn.
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn vay của một số doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2010. Đơn vị tính: triệu VND
Doanh nghiệp Mã CK Vốn chủ sở hữu Vốn vay ngắn hạn Vốn vay dài hạn tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu CT CP Chế biến gỗĐức Thành GDT 149,863 22,426 15.00% Công ty CP Tập đoàn KN gỗ Trường Thành TTF 734,310 1,658,903 102,732 239.90% Công ty CP chế biến gỗ Thuận An GTA 157,234 38.04 24,2% Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế và Xuất
nhập khẩu SAVIMEX SAV 291,223 111,710 26,145 47.30% Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai DLG 397,862 337,947 108,067 112.10% Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai HAG 9,158,000 3,092,000 2,782,000 64.10% Công ty CP Tổng hợp gỗ Tân Mai TMW 91,387 7,307 14,250 23.60% Theo số liệu của cuộc điều tra phỏng vấn của doanh nghiệp (phụ lục 1) có tới 84 doanh nghiệp thiếu vốn (chiếm tỷ lệ 61,7%). Xem xét số liệu báo cáo tài chính năm 2010 của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch (bảng 2.4) các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức tài chính và ngân hàng. Để có vốn mua nguyên vật liệu gỗ cho đơn đặt hàng, đầu tư trồng rừng, sản xuất ván nhân tạo, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nên đặc thù của doanh nghiệp CBG Việt Nam sử dụng vốn vay ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Các công ty CBG vận dụng mạnh đòn bẩy tài chính từ công cụ nợ. Những biến động khó lường của lãi suất năm 2009 và năm 2010 đã đưa doanh nghiệp có rủi ro tài chính rất lớn, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng
nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.
Bên cạnh đó, công nghệ dây chuyền thiết bị, máy móc làm gỗ và sản phẩm gỗ lạc hậu; có tới 80% nguyên liệu cũng như các phụ liệu cho sản xuất như sơn, keo, các loại giấy... phải nhập khẩu thì điểm yếu lớn nhất khiến cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam yếu thế hơn so với các sản phẩm gỗ của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia vì năng suất lao đông thấp, thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Nhân công ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, cùng với hàng loạt chi phí đầu vào đều tăng do ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển và phần lớn doanh nghiệp chưa tự túc được nguồn nguyên liệu, đang gây ra nhiều khó khăn cho ngành chế biến gỗ nước ta.
Đặc thù của doanh nghiệp chế biến gỗ đối diện với khá nhiều rủi ro như rủi ro kinh doanh, là những rủi ro liên đến bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp CBG. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài chỉ nhận diện và phân tích các rủi ro về tài chính mà các doanh nghiệp có thể phòng ngừa được bằng cách sử dụng hiệu quả các công cụ phái sinh tài chính.
2.1.3. Khó khăn về biến động giá cả nguyên vật liệu, mua gỗ nguyên liệu trong nước và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài.
Giá gỗ nguyên liệu biến động và có xu hướng tăng. Xét thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Malaysia, trong 12 năm (từ 1995 đến 2007) quá giá gỗ tròn luôn biến động và trung bình tăng liên tục. (Nguồn Phòng lâm nghiệp Sabah Malaysia)
Tuy nhiên, vấn đề làm đau đầu nhiều nhà sản xuất hiện nay chính là giá đầu vào không ngừng tăng lên. Từ nguyên liệu gỗ cho đến các loại vật tư, bao bì đều tăng 10- 15%, có loại đến 50-60%; trong khi việc tăng giá các đơn hàng xuất khẩu là rất khó. Những biến động lớn và nhanh của giá cả nguyên vật liệu đầu vào đã gây cho các doanh nghiệp CBG những thiệt hại về tài chính khá lớn làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đơn hàng xuất khẩu chốt giá cho thời hạn ngắn nhất cũng phải trong sáu tháng. Đối với đơn hàng lớn phải chốt giá thời hạn gần mộtnăm, trong khi giá đầu vào thì thay đổi hàng tuần. Nhưng chỉ cần doanh nghiệp tự tính các khoản dự tính sẽ tăng vào giá, báo cho khách hàng thì lập tức sẽ mất thế cạnh tranh do giá cao hơn doanh nghiệp khác.
Vật tư sản xuất phải đặt hàng cho nhiều nhà cung cấp khác nhau. Nhiều nhà cung cấp trong nước mặc dù đã chốt giá nhưng nếu giá vật tư lên có thể hủy cung cấp. Trong khi đó, giải pháp nhập hàng về cũng không còn phù hợp trong bối cảnh lãi suất tăng làm tăng chi phí vốn, đồng thời đơn hàng xuất khẩu ngày càng đòi hỏi nhiều kiểu dáng với nhiều loại vật tư khác nhau.
Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao từ gỗ cao su cho đến sơn gỗ, phụ kiện kim loại. Năm 2010, gỗ cao su nguyên liệu chính tăng giá cao do chịu tác động giá mủ cao su thế giới tăng đến 50% so với năm 2009. Đến tháng 10, 11 năm 2010 các nông trường sẽ chặt cây già lấy gỗ nhưng giá mủ tăng cao thì các nông trường ngừng lại để khai thác thêm mủ, tạo khan hiếm nguồn gỗ cao su. Riêng các loại sơn gỗ chỉ trong có năm 2010 cũng tăng giá đến 15-20%.
Tuy nhiên cũng có một nghịch lý ở đây. Gỗ nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp 20% nhu cầu nhưng gần đây các nhà thương mại nước ngoài, cụ thể đến từ Đài Loan, Malaysia, đặc biệt là Trung Quốc mua và nhập khẩu gỗ thô Việt Nam với số lượng rất lớn, đã đẩy giá nguyên liệu một số loại gỗ như keo, tràm bông vàng, cao su , tà vẹt, hay gỗ thô đã qua chế biến như xẻ vuông 20x20, gỗ xẻ thanh kích thước 2 mét chiều dài và dày khoảng 3-4 phân.Với tài chính và nhu cầu lớn hơn so với doanh nghiệp trong nước, các nhà thương mại nước ngoài sẵn sàng trả cao hơn doanh nghiệp trong nước vài trăm ngàn đồng/khối gỗ.
Các loại gỗ nguyên liệu của DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam: - Theo loại sản phẩm được chế biến ra, gỗ nguyên liệu được chia thành các loại: Gỗ nguyên liệu cho đồ mỹ nghệ, gỗ nguyên liệu cho hàng mộc cao cấp, gỗ nguyên liệu
cho ván nhân tạo, gỗ nguyên liệu cho sản xuất giấy và ván sợi, gỗ nguyên liệu cho xây dựng ... Trong từng nhóm gỗ nguyên liệu này lại được chia thành các phân loại nhỏ hơn như: loại gỗ nguyên liệu cho ván nhân tạo được chia thành gỗ nguyên liệu cho gỗ dán lạng, gỗ nguyên liệu cho vándăm, gỗ nguyên liệu cho ván ghép thanh.
- Theo quá trình hình thành gỗ, gỗ nguyên liệu được chia thành 2 loại là gỗ rừng trồng (gỗ được khai thác từ rừng trồng) và gỗ tự nhiên (gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên).
- Căn cứ vào đường kính và khả năng sử dụng của gỗ, gỗ nguyên liệu có thể được phân thành gỗ lớn và gỗ nhỏ.
- Căn cứ vào mức độ chế biến đã thực hiện đối với gỗ nguyên liệu người ta phân thành gỗ tròn và gỗ xẻ.
- Theo quan điểm thương mại, gỗ nguyên liệu được chia thành hai loại gỗ nguyên liệu sản xuất trong nước và gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
2.2. NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM.
Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành quả đã đạt được, doanh nghiệp CBG của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn đang tồn tại như: Luôn thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, tốc độ đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất còn chậm, năng suất sản xuất còn thấp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ còn rất khiêm tốn... Do đó, cần phải có một sự nhìn nhận, phân tích hết sức tỉ mỉ từng các yếu tố rủi ro tài chính tác động. Việc phân tích các yếu tố rủi ro tài chính sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn những khó khăn còn đang tồn tại, để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp QTRR tài chính thích hợp, khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ.
2.2.1. Rủi ro tỷ giá.
Mô hình phát triển kinh tế nước ta hiện nay hướng mạnh về xuất khẩu, do vậy rủi ro tỷ giá có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp CBG không trực tiếp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, hay các DN có hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu vẫn chịu tác động khá lớn của rủi ro tỷ giá. Trong khoản thời gian này, Ngân hàng Nhà nước quản lý tỷ giá khá chặt chẽ, nên tác động của rủi ro tỷ giá
đến các doanh nghiệp nói chung không lớn, ngoại trừ một số thời điểm xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp.
Sự biến động tỷ giá giữa các ngoại tệ mạnh như đồng USD, đồng Euro, Yên Nhật trên thị trường tiền tệ quốc tế cũng đã gây cho các doanh nghiệp một số khó khăn. Ngoài ra, rủi ro tỷ giá là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kinh doanh. Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn.
Từ cuối 2009 đến cuối quý 1/2010, tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam so với đôla đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh 2 lần về biên độ và tỷ giá công bố. Sự điều chỉnh này khiến đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 8,86% so với USD, đồng thời. Tính riêng trong ngày 9/4, tỷ giá phổ biến được các ngân hàng thương mại công bố là 19.080 đồng đổi một USD trong khi trên thị trường tự do, giá bán ra đôla Mỹ cũng chỉ ở mức 19.130 đồng mỗi USD (nguồn: Theo Vneconomy)
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp CBG chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường quốc tế. Với doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng hơn 80% trong tổng doanh số của doanh nghiệp, và cũng nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm