Tạo văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, thu hút khách hàng tham gia giao

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 115)

giao dịch phái sinh.

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa quan tâm đến quản trị rủi ro còn do nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn tại tâm lý ỷ lại vào Nhà nước; về phía Nhà nước trong nhiều trường hợp vẫn còn duy trì phong cách điều hành theo kiểu bao cấp, can thiệp trái quy luật thị trường. Để chính bản thân các doanh nghiệp quan tâm đến quản trị rủi ro, Nhà nước cần phải tạo ra một văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, bằng các biện pháp sau:

1. Hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp trái với quy luật của thị trường. Đối với các chính sách điều hành tỷ giá, lãi suất, thuế suất đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu... cần phải tuân thủ quy luật thị trường. Mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận thì phải tự gánh chịu rủi ro (nếu có). Chỉ khi doanh nghiệp phải tự gánh chịu rủi ro thì mới quan tâm đến quản trị rủi ro.

2. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về các giải pháp, các công cụ phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp cũng như toàn thể xã hội; xác định trách nhiệm gánh chịu rủi ro, trách nhiệm quản trị rủi ro thuộc về các chủ thể khi tham gia kinh doanh trên thị trường.

3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tự bảo vệ mình đồng thời tạo cho các doanh nghiệp thói quen phòng ngừa rủi ro.

Nhà nước và hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam nên thành lập các tổ chức chuyên nghiên cứu phát triển các công cụ dự báo giá và công bố kết quả dự báo giá cả, đặc biệt là giá của một số mặt hàng quan trọng như ngoại tệ, giá gỗ nguyên liệu … qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tạp chí chuyên ngành để các nhà đầu tư có cơ sở phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh hay phòng ngừa rủi ro.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HỖ TRỢ CHO GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM. 3.4.1. Nhà nước cần điều hành hợp lý kinh tế vĩ mô, minh bạch hóa các chỉ số vĩ

mô, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh.

Các rủi ro trong tài chính doanh nghiệp thường gắn liền với hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là những nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới, từ việc điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tạo ra của cải vật chất, là lực lượng chủ yếu trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. Do đó, khi lạm phát xảy ra, các doanh nghiệp phải đối mặt với tất cả các rủi ro về tài chính thì nhà nước không thể đứng ngoài cuộc.Chính phủ cần phải có giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp để ngăn chặn lạm phát, chống suy thoái kinh tế. Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp CBGngay trong năm 2009 và năm 2010, cần có các giải pháp cấp bách trợ và hữu hiệu giúp DN chống đỡ được với những rủi ro về tài chính do lạm phát,

do suy thoái kinh tế đang diễn ra như: Thực hiện miễn, giảm, giãn các khoản thuế phải nộp, hỗ trợ vay vốn,...

Minh bạch hóa các chỉ số vĩ mô về tài chính và ngân sách, tăng cường trao đổi giữa cơ quan chính phủ và giới đầu tư về các chính sách tiền tệ và tài khóa quốc gia. Thiếu trao đổi về các chính sách điều hành và minh bạch các chỉ số vĩ mô có thể tạo ra sự bất ổn định và để thị trường sống với những tin đồn. Việc công bố những chỉ số vĩ mô công khai và kịp thời tạo niềm tin cho giới đầu tư và công chúng. Điều này giúp tình hình biến động của thị trường sẽ biến động khách quan theo đúng hình ảnh chân thật sức khỏe kinh tế Việt Nam. Minh bạch các chỉ số vĩ mô sẽ giúp các công cụ tài chính phái sinh được giới đầu tư và doanh nghiệp hưởng ứng và sử dụng rộng rãi.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu luật về thị trường chứng khoán phái sinh tài chính của các nước trên thế giới kết hợp kinh nghiệm quản lý trong quá trình hình thành và phát triển các phái sinh trên thị trường ngoại hối, thị trường cà phê ở nước ta trong thời gian qua, để từng bước xây dựng khung pháp lý cho giao dịch tiến đến hình thành luật và quy chế giao dịch chứng khoán phái sinh chính thức. Bước đầu Nhà nước điều chỉnh Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán bổ sung những khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh và các giao dịch phái sinh. Trong tương lai, khi đã ban hành luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì những nội dung này nên được chuẩn hóa trong luật.

Luật Thương mại thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, chế tài trong thương mại, giải quyết tranh chấp trong thương mại…), Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005. Triển khai thực hiện các luật: Luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật giao dịch điện tử và các pháp lệnh, nghị định, thông tư có liên quan tạo khung pháp lý cho hoạt động của thị trường giao sau được thuận lợi. Mới đây, Bộ Công Thương có Thông tư 03/2009/BCT hướng dẫn việc cấp phép thành lập và chế độ báo cáo của sở giao dịch hàng hóa, nhưng về tổ chức và hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa vẫn chưa có quy định cụ thể. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch qua các sàn giao dịch quốc tế cần tuân theo những thủ tục nào cũng cũng chưa thấy đề cập trong khung pháp lý hiện hành. Chẳng hạn, doanh nghiệp cà phê băn khoăn khi tham gia giao dịch kỳ hạn thị trường giao dịch cà phê London có phải xin phép cơ quan chức năng, hay mua bán trên các sàn quốc tế có đồng

nghĩa với việc doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài. Bởi muốn tham gia thị trường kỳ hạn phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ. Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc tế về tiêu chuẩn hàng hóa. Bởi vì, chỉ có những hàng hóa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế mới được các Sở giao dịch hợp đồng giao sau trên thế giới chấp thuận, mà thị trường Việt Nam không thể tách ra khỏi thị trường quốc tế trong thời đại hiện nay.

3.4.2. Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm

phát triển thị trường phái sinh, đưa công cụ phái sinh tiếp cận đến doanh nghiệp.

Nhà nước cần tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm phổ biến và ứng dụng công cụ phòng ngừa hiệu quả này cho doanh nghiệp CBG Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế. Sự tăng trưởng trong quản trị rủi ro sẽ tạo ra một ngành công nghiệp cung cấp các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phần mềm tin học. Các dịch vụ tư vấn bao gồm tư vấn về quản trị rủi ro tổng quát, dịch vụ pháp lý, kế toán và kiểm toán, dịch vụ tìm kiếm nguồn nhân lực v.v...

Công nghiệp quản trị rủi ro được thực hiện bởi những người sử dụng cuối cùng (end users, các nhà kinh doanh (dealer) và các công ty khác như các công ty tư vấn và các công ty chuyên về phần mềm tin học.

- Người sử dụng cuối cùng là một công ty, một công ty đầu tư hoặc một tổ chức tư nhân tham gia giao dịch phái sinh với nhà kinh doanh công cụ phái sinh. Bao gồm các công ty phi tài chính, các công ty đầu tư, các định chế tài chính không kinh doanh công cụ phái sinh mà sử dụng chúng để quản trị rủi ro. Chính phủ nhiều nước cũng sử dụng công cụ phái sinh cho những mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô của mình. Một số các tổ chức tư nhân khác như các hội từ thiện, các tổ chức giáo dục và các trường đại học cũng đều có sử dụng các công cụ phái sinh.

- Các nhà kinh doanh là một công ty mà hoạt động của công ty này là thực hiện một vị thế trái ngược với người sử dụng cuối cùng trong một giao dịch sản phẩm phái sinh. Các nhà kinh doanh này thường phòng ngừa rủi ro của mình và kiếm lời trên chênh lệch của giá mua vào và giá bán ra. Bao gồm: các ngân hàng, các công đầu tư và các công ty môi giới. Các nhà kinh doanh thiết kế các sản phẩm phái sinh mới, hoạch định chiến lược phát triển quản trị rủi ro hiện đại, định giá các sản phẩm phái sinh. Để nâng cao chất lượng và doanh số kinh doanh dịch vụ phái sinh tài chính các công ty kinh doanh thuê các nhân viên tiếp thị, đó là những người có trách nhiệm gọi điện cho các doanh nghiệp, xác định nhu cầu quản trị rủi ro và cố gắng thuyết phục các doanh nghiệp tham gia vào

các giao dịch phái sinh. Bên cạnh đó các công ty kinh doanh này còn đầu tư dài hạn vào các phần cứng và phần mềm tin học để quản lý các vị thế công cụ phái sinh của mình.

Các định chế tài chính chuyên nghiệp triển khai các giao dịch phái sinh như: ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, triển khai quảng bá các công cụ phái sinh, nhằm tạo ra sự nhận thức và hiểu biết cho khách hàng, nhà phát hành và nhà hoạch định chính sách về công dụng và cách thức sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Để thực hiện điều này, các ngân hàng cần rút kinh nghiệm và thay đổi cách tiếp thị chào bán các sản phẩm phái sinh, theo hướng là lựa chọn và huấn luyện kiến thức tiếp thị cho những nhân viên thật sự am hiểu về sản phẩm để trực tiếp giới thiệu và chào bán cho khách hàng. Ngoài ra, về lâu dài cần lập ra bộ phận chuyên tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng tìm kiếm thông tin, cách thức sử dụng các công cụ tài chính phái sinh cho cả hai mục tiêu kinh doanh và hạn chế rủi ro.

3.4.3. Từ phía Ngân hàng Nhà nước: nới lỏng vai trò điều hành của nhà nước vào thị trường. thị trường.

Hoạt động giao dịch phải thật sự có ý nghĩa trong điều kiện tình hình biến động của thị trường hoàn toàn khách quan. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp, những người kinh doanh ngoại tệ, … dựa vào những phán đoán về diễn biến của thị trường, họ sẽ lựa chọn các công cụ phái sinh thích hợp để thực hiện. Và để quá trình thực hiện giao dịch các công cụ này được thuận lợi thì cơ chế quản lý của ngân hàng Nhà Nước phải ngày càng được hoàn thiện, phải hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, giao sau và quyền chọn. Đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp lý quy định cũng như hướng dẫn việc thực hiện các giao dịch phái sinh vẫn bị coi là chưa đầy đủ, trong khi thị trường phái sinh ở nước ta chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều đó đã khiến cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc thực hiện các giao dịch này. Cần có những quy định pháp lý cụ thể cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh, đặc biệt là đối với giao dịch quyền chọn, một nghiệp vụ rất mới mà kỹ thuật giao dịch lại phức tạp. Đối với hợp đồng kỳ hạn, tuy là mang tính bắt buộc thực hiện nhưng lại tồn tại rủi ro là người mua có thể gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán, do đó cũng cần đến những quy định của pháp luật để đảm bảo tính thanh khoản cho những hợp đồng kỳ hạn. Trong bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay, theo lộ trình hội nhập mà nước ta đã cam kết với tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nhà Nước cần nới lỏng dần chính sách can thiệp trực tiếp vào thị trường, hiện nay đã là +/-5% ( kể từ ngày 24/03/2009). Đến một thời điểm thích hợp, có thể xóa bỏ biên độ dao động tỉ giá hướng

đến tự do hóa chuyển đổi tiền đồng Việt Nam. Điều này sẽ đảm bảo tỷ giá phản ánh đúng cung cầu trên thị trường.

Mặt khác, trên thị trường vốn chính sách tự do hóa bước đầu lãi suất tín dụng mang lại những hiệu quả tích cực, lãi suất ngày càng mang tính khách quan, phản ánh tương đối được thực trạng cung cầu vốn của thị trường. Với sự biến động của lãi suất tín dụng tác động đến thị trường ngoại hối mang tính khách quan hơn, đây sẽ là một tác nhân quan trọng kích thích các nhà đầu tư quan tâm đến giao dịch phái sinh.

Ngân hàng Nhà nước cần có những dự báo về xu hướng biến động của tỷ giá, lãi suất càng chính xác càng tốt giúp cho các doanh nghiệp vận dụng các giao dịch phái sinh một cách hiệu quả. Ngân hàng Nhà Nước là cơ quan duy nhất hiện nay có khả năng dự báo được diễn biến của tỷ giá mà các doanh nghiệp có thể đặt niềm tin bởi vì ngoài vai trò điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà Nước còn là cơ quan phát đi những tín hiệu mà theo đó, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hoặc hạn chế tổn thất do rủi ro tỷ giá mang lại. Do đó, nếu ngân hàng Nhà Nước có những dự báo càng chính xác về xu hướng biến động tỷ giá thì sẽ tạo được niềm tin rất lớn ở các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại, và khi đó các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn trong việc sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là giao dịch kỳ hạn.

Ngân hàng Nhà Nước cũng có thể cho phép thành lập một công ty hoặc một trung tâm thực hiện dịch vụ tư vấn về tỷ giá hối đoái. Cơ quan này có chức năng là kinh doanh môi giới, tư vấn về lĩnh vực tỷ giá hối đoái, dự báo về tỷ giá hối đoái và tư vấn sử dụng các công cụ hối đoái phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thông tin do cơ quan này cung cấp có thể được truyền tải qua mạng (mở một trang web riêng) hoặc phát hành theo các tạp chí chuyên về tài chính hoặc kết hợp các phương tiện trên. Nếu có thể cơ quan này nên phát hành một tạp chí riêng để cung cấp những nhận định về tỷ giá và sự biến động tỷ giá. Các dự báo về tỷ giá là cơ sở để xác lập phí quyền chọn và là nhân tố quan trọng tạo nên kỳ vọng tỷ giá trong tương lai.

Trong môi trường hội nhập đòi hỏi ngân hàng Nhà Nước phải uyển chuyển trong hoạt động, cũng như trong việc ban hành các quy định sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và những cam kết của Việt Nam đối với WTO. Để đáp ứng được những yêu cầu trong điều kiện hội nhập, thiết nghĩ ngân hàng Nhà Nước cần có những chuyển biến tích cực trong cách quản lý, và những thay đổi trong cách lập luận mà cụ thể là:

- Nâng cao vị thế và tính độc lập, tự chủ của Ngân hàng Nhà Nước trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, nhằm tăng cường hiệu lực của các công cụ quản lý.

- Tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, thông tin, và ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế được những

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)