Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 122)

Kế toán phòng ngừa QTRR là những phương pháp kế toán các giao dịch phái sinh như các khoản lãi và lỗ trên các giao dịch phái sinh thay đổi theo các khoản lãi và lỗ trên các tài sản cơ sở.

Bởi vì các đặc điểm không bình thường và tính chất mới mẻ của các sản phẩm phái sinh nên cho tới tận bây giờ các chuẩn mực kế toán vẫn chưa theo đuổi kịp hạch toán và quản lý các công cụ phái sinh. Các công cụ phái sinh được ghi chép vào các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, vì thế rất khó xác định từ báo cáo truyền thống các công cụ phái sinh nào được sử dụng và tác động của những giao dịch phái sinh lên thu nhập của công ty như thế nào. Hầu hết những khó khăn này bắt nguồn từ việc sử dụng rộng rãi và các ứng dụng của công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro, nên đã tạo ra những phức tạp đáng kể trong kế toán và thuế.

Hiện nay, trong hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/ lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/ lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm.

Cần sự hợp lực từ phía các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính (tháo gỡ vướng mắc về thuế và chế độ ghi sổ kế toán), cơ quan thuế và Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức hội thảo hay hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể. Một nhân tố khác cản trở đến sự phát triển của công cụ phái sinh là môi trường chính sách mà đầu tiên là việc tính thuế, chẳng hạn như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi vừa kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày.

Kết luận chương 3:

Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), năm 2011, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam là rất lớn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 của mặt hàng này có thể đạt tới 4,1- 4,2 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010. Do đó vấn đề quản trị phòng ngừa rủi ro tài chính để phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp.

Trên cơ sở phân tích từ thực tiễn những nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro, mối quan tâm của DN về rủi ro và quản trị rủi ro tài chính; thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tài chính của các DN ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận với các công cụ tài chính phái sinh, sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính các doanh nghiệp CBG Việt Nam. Những giải pháp được đưa ra trên cơ sở xem xét các đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp CBGở nước ta. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề cần thiết phải được giải quyết để hỗ trợ DN tiếp cận công cụ phái sinh tài chính, sử dụng công cụ phái sinh tài chính để phòng ngừa rủi ro và nâng cao khả năng quản trị rủi ro tài chính.

KẾT LUẬN

Chỉ từ khi nước ta gia nhập WTO, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các bất cập của điều hành kinh tế vĩ mô bộc lộ, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất và tỷ giá biến động thất thường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các vụ kiện bán phá giá xảy ra,… vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp mới được đề cập đến ngày một nhiều hơn, nhưng cũng mới chỉ là trên các báo chí, diễn đàn, các đề tài nghiên cứu, các hội nghị thảo luận.

Theo các cam kết WTO, rồi đây doanh nghiệp nước ngoài sẽ có mặt ở thị trường nước ta nhiều hơn và tham gia sâu rộng hơn vào các ngành nghề, lĩnh vực địa bàn vốn trước đây là thị trường độc tôn của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu gỗ Việt Nam nói riêng sẽ phải đối diện với nhiều loại rủi ro đến từ mọi biến động trên thị trường quốc tế cũng như trong nước và chịu sự cạnh tranh mạnh hơn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến quản trị rủi ro như là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược kinh doanh, chứ không thể tiếp tục theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”. Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày một phức tạp, doanh “Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào” – Tạp chí Phát triển Kinh tế số 212, tháng 6 năm 2008 nghiệp cần phải có chiến lược phòng ngừa rủi ro bài bản, với sự tham gia của nhiều người, của toàn thể doanh nghiệp; nhất là khi quy mô hoạt động và các thay đổi của điều kiện thị trường vượt quá khả năng kiểm soát của mỗi cá nhân.

Sau đây là một số kết quả chính của luận văn:

1. Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về quản trị rủi ro tài chính chuyên vềđặc thù của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗở Việt Nam

2. Luận văn nêu được các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính, nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính. Sự cần thiết phải sử dụng sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính. Nghiên cứu điển hình Millar Western Forest Product giao dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn sản phẩm gỗ xẻ trên sàn giao dịch Chicago (CME) và rút ra 5 bài học kinh nghiệm thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam và rút bài học phát triển sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam.

3. Tiến hành khảo sát 141 doanh nghiệp đểđáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu (trong đó có 120 bảng câu hỏi đủ tiêu chuẩn xử lý). Kết quả nghiên cứu rủi ro giá gỗ nguyên liệu là lớn nhất, đến rủi ro về lãi suất, kế là rủi ro về tỷ giá (những rủi ro này có mức độ quan trọng lớn nhất, lớn hơn 2 rủi ro còn lại là rủi ro năng lực kinh doanh và rủi ro tín dụng). Đồng thời cho thấy mức độ am hiểu đối với sản phẩm phái sinh tài chính của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

4. Dựa trên số liệu khảo sát 120 doanh nghiệp. Tác giảđề xuất các giải pháp sử dụng công cụphái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Giải pháp về phía doanh nghiệp, về phía Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại, những đề xuất liên quan đến Chính phủ, BộCông Thương và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, nên những giải pháp trình bày trong luận văn này chắc chắn còn có nhiều thiếu sót và hạn chế.

Kính mong Quý thầy, cô, các doanh nghiệp, các ngân hàng quan tâm đến vấn đề “Sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam” có ý kiến đóng góp thêm./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), “Quản trị rủi ro tài chính”, NXB Thống kê.

2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, NXB Thống kê.

3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Định (2005), "Tài chính quốc tế", NXB Thống kê.

4. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt (2006), “Đầu tư tài chính”, NXB Thống kê. 5. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV. 6. Nguyễn Thị Ngọc Trang, "Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro như thế nào", Tạp chí Phát triển kinh tế số 212, tháng 6 năm 2008.

7. Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Biến động giá hậu WTO & chương trình hành động của doanh nghiệp: Quản trị rủi ro”, Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 13/01/2007.

8. Hồ Quốc Tuấn, "Xã hội cần tâm lý quản trị rủi ro", VnEconomy ngày 10/3/2008. 9. Trang tin điện tử công nghiệp Việt Nam (ngày 01/12/2006), "Những sai lầm trong quản trị tài chính", (ngày 21/12/2006) "Quy trình quản trị rủi ro tài chính", Mục Diễn đàn doanh nghiệp.

Tiếng Anh

10. Agricultural products: An Introductory Guide to Random Length Lumber Futures and Options. CME group.

11. Wharton survey of derivatives usage by US non-financial firms, 1995.

12. Wharton survey of financial risk management by US non-financial firms,1998. 13. Graham, J.R, Harvey C.R, (2001). ‘The Theory and Practice of Corporate Finance: Evidence from the field’, Journal of Financial Economics, 60, 187-243.

14. Christine Helliar (2005), Financial Risk Management, University of Dundee, UK.

15. Hayne E.Leland (1998), Agency Costs, Risk Management, and Capital Structure.

16. The Institute of Chartered Accountants in England and Wales (2005), Risk Management in SMEs, The Faculty of Finance and Management, London.

17. UN-ECE (1998), Risk Management for Small and Medium - sized Enterprises in countries in transition.

Thông tin tham khảo trên các Website: 18. www.chinhphu.vn; 19. www.cmegroup.com 20. www.gso.gov.vn; 21. www.mof.gov.vn, 22. www.mpi.gov.vn; 23. www.saigontimes.com.vn/tbktsg; 24. www.tuoitre online.com.vn; 25. www.tcptkt.ueh.edu.vn; 26. www.thanhnien.com.vn; 27. www.vnn.vn; 28. www.vnEconomy.vn.

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA.

(Phục vụ công tác nghiên cứu KH) Xin chào Ông/Bà!

Tôi là Cao Hữu Lộc.

Hiện nay, tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài "Quản trị rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam".

Bảng câu hỏi này là một phần của cuộc nghiên cứu nói trên.

Sự trả lời khách quan của Ông/Bà là vô cùng cần thiết đối với chúng tôi. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quí báu của Ông/Bà.

Chúng tôi chỉ công bố các số liệu tổng hợp. Thông tin cá nhân của Ông/Bà và của doanh nghiệp được hoàn toàn tôn trọng.

I. CÁC THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên người trả lời:………...

Chức danh trong doanh nghiệp………….………

Tên doanh nghiệp:. . . ….. . . ……….

Ngày ĐKKD lần đầu……….………

Vốn điều lệ:……….(triệu đồng); Số lao động sử dụng:…………..(người) Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.. . .. . .

……….………

II. PHẦN CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI Xin Ông/Bà vui lòng khoanh tròn vào một con số thể hiện mức độ đồng ý của Ông/Bà về vấn đề được nêu ra. 1.Doanh nghiệp của ông (bà) đã bao giờ chịu rủi ro (xin vui lòng nêu rõ loại rủi ro – nếu có). Chọn 1 trong các câu trả lời sau: a. Chưa bao giờ b. Đã gặp rủi ro, nhưng thiệt hại không lớn c. Đã gặp rủi ro và chịu thiệt hại lớn d.Nếu là (c) xin vui lòng nêu tóm tắt tình huống rủi ro:…………..

………..

2.Loại rủi ro nào doanh nghiệp của ông (bà) thường gặp nhất trong các rủi ro sau (ghi vào ô dưới đây, cho điểm ít gặp nhất điểm 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và thường gặp nhất là điểm 5. Chọn 1 trong các câu trả lời sau:

Rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5

Rủi ro thay đổi tỷ giá 1 2 3 4 5

Rủi ro tín dụng 1 2 3 4 5

Rủi ro năng lực cạnh tranh 1 2 3 4 5

Rủi ro khác (vui lòng ghi rõ loại rủi rovà cho điểm)…..………

……… 1 2 3 4 5

3.Trong điều hành hoạt động của doanh nghiệp, ông (bà) có cảm thấy quan ngại về khả năng rủi ro gây tổn thất cho doanh nghiệp? Chọn 1 trong 3 câu trả lời sau:

a. Không quan ngại b. Bình thường c. Rất quan ngại

4.Loại rủi ro nào doanh nghiệp của ông (bà) quan ngại nhất trong các rủi ro sau đây (ghi vào ô dưới đây cho điểm ít quan ngại nhất là 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và quan ngại nhất là điểm 5) Chọn 1 trong các câu trả lời sau và cho điểm đánh giá:

Rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5

Rủi ro thay đổi tỷ giá 1 2 3 4 5

Rủi ro biến động giá cả hàng hóa 1 2 3 4 5

Rủi ro tín dụng 1 2 3 4 5

Rủi ro năng lực cạnh tranh 1 2 3 4 5

Rủi ro khác (vui lòng ghi rõ loại rủi ro và cho điểm)……….……

……… 1 2 3 4 5

5. Ông bà có cho rằng rủi ro có thể nhận diện, dự báo và nếu có quản trị rủi ro tốt có thể hạn chế được rủi ro? Chọn 1 trong các câu trả lời sau:

a) Có thể quản lý, giảm thiểu được b) Có thể, nhưng khó thực hiện c) Không có tác dụng

6. Doanh nghiệp của ông (bà) có tiến hành biện pháp phòng ngừa rủi ro? Chọn 1 trong các câu trả lời sau:

a. Chưa bao giờ

b. Có nhưng không thường xuyên c. Rất thường xuyên

7. Cá nhân ông (bà) có am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro? Chọn 1 trong các câu trả lời sau:

a. Không hiểu rõ

b. Có hiểu, nhưng không nhiều c. Hiểu rõ

8. Doanh nghiệp của ông (bà) có sử dụng các sản phẩm phái sinh như là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Chọn 1 trong các câu trả lời sau:

a. Chưa bao giờ nghe đến b. Có biết, nhưng ít sử dụng

c. Thường xuyên sử dụng.

9. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, cá nhân ông (bà) có cho rằng quản trị rủi ro là một vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp? Chọn 1 trong các câu trả lời sau:

a. Không cần thiết b. Bình thường c. Rất quan trọng

10. Nguồn nguyên liệu gỗ chế biến thành hàng xuất khẩu hiện nay của quý công ty là: a. Khai thác trong nước.

b. Mua trong nước. c. Nhập khẩu.

11. Công ty bạn có bị áp lực thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh? Và thiếu khoản bao nhiêu trên vốn tự có của công ty?

a. Có Tỷ lệ phần trăm trên vốn tự có: ……..% b. Không Tỷ lệ phần trăm trên vốn tự có: 0,00% 1.2. Đểđẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ, quý công ty sự hỗ trợ

ở những mặt nào?

a. Nguồn nguyên liệu đầu vào. 1 2 3 4 5

b.Vốn. 1 2 3 4 5

c. Thông tin về thịtrường. 1 2 3 4 5 d. Công nghệ, máy móc hỗ trợ sản xuất. 1 2 3 4 5

e. Nhân lực. 1 2 3 4 5

f. Khác ……… 1 2 3 4 5

13. Trong danh nghiệp Ông (bà) có chức danh CFO (giám đốc tài chính) hay không? Chọn 1 trong 2:

Có Không

14. Ông (bà) có hiểu biết các công cụ phái sinh nào sau đây và cho biết mức độ am hiểu(ghi vào ô dưới đây cho điểm ít am hiểu nhất là 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và am hiểu nhất là điểm 5). Cho điểm số từng loại:

Hoán đổi 1 2 3 4 5

Quyền chọn 1 2 3 4 5

Giao sau 1 2 3 4 5

Kỳ hạn 1 2 3 4 5

15. Mức độ sử dụng các công cụ phái sinh (ghi vào ô dưới đây cho điểm ít sử dụng nhất là 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và sử dụng nhiều nhất là điểm 5). Cho điểm số từng loại:

Hoán đổi 1 2 3 4 5

Quyền chọn 1 2 3 4 5

Kỳ hạn 1 2 3 4 5 16. Theo các ông (bà) các nguyên nhân nào sau đây ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh:

- Doanh nghiệp chưa am hiểu: 1 2 3 4 5

- Biến động lãi suất và tỷ giá chưa đủ lớn 1 2 3 4 5

- Tâm lý ngại trách nhiệm 1 2 3 4 5

- DN chưa nhận thức đầy đủ về SPPS 1 2 3 4 5 - Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu 1 2 3 4 5 - Qui định về hạch toán thuế bất lợi 1 2 3 4 5

- Pháp lý chưa rõ ràng 1 2 3 4 5

- Lý do khác 1 2 3 4 5

17. Theo các Ông bà 4 giải pháp nào sau đây, giải pháp nào là quan trọng nhất (ghi vào ô dưới đây cho điểm ít quan trọng nhất là 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và quan trọng nhiều nhất là điểm 5):

- Vấn đề về khuôn khổ pháp lý 1 2 3 4 5

- Giải pháp về kế toán và thuế (Qui định về hạch toán có lợi):

1 2 3 4 5

- Nâng cao nhận thức và trình độ của DN trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)