Nhạy cảm với biến động giá hàng hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 80 - 82)

Theo công ty Trường Thành. Đánh giá cơ cấu chi phí như sau: Chi phí Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trên 61% trong giá thành. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khoảng 23%, một phần do đặc thù của ngành, tỷ trọng này có thể giảm bớt nếu công ty có hệ thống máy móc tự động hóa. Khấu hao TSCĐ chỉ chiếm khoảng 1%, một con số khá

thấp so với các công ty chế biến nói chung, nguyên nhân công ty đang sử dụng dịch vụ bên ngoài gia công một khối lượng lớn (khoảng 30%) do đơn đặt hàng thường xuyên vượt quá năng lực máy móc. Tỷ lệ chi phí khác chiếm 15% bao gồm các chi phí dịch vụ thuê ngoài này.

Trong chi phí nguyên vật liệu thì gỗ chiếm 88%, 12% là các nguyên vật liệu khác. Trong các năm trước năm 2008, 80% nguồn gỗ nguyên liệu được Trường Thành chủ yếu nhập khẩu từ nước Nam phi, Brazil, Uruguay, Ghana, Mianma, Mỹ, Canada, Đức... có chứng nhận FSC, chứng nhận trồng rừng hoặc chứng nhận khai thác hợp pháp. Thực hiện ký hợp đồng cung ứng ổn định, lâu dài (chẳng hạn, mua quyền khai thác cả khu rừng), 20% còn lại được thu mua trong nước gồm các loại gỗ như Còng, Cao su, Xoan, Đào, Tràm, Keo là những loại chiếm tỷ trọng nhỏ trong thành phẩm. Nguồn cung cấp trong nước dồi dào hơn nhưng vẫn chưa có nhiều gỗ có chứng nhận FSC cho số lượng lớn

Tuy nhiên, Theo báo cáo thường niên năm 2009 tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu năm 2009 là 50% (năm 2008 là 70%) và mua trong nước năm 2009 là 50% (năm 2008 là 70%).

Giá cả gỗ nguyên liệu, đặc biệt là Teak và FSC Eucalyptus, tăng bình quân từ 10 - 30% mỗi năm trong thời gian gần đây, do nhu cầu ngày càng gia tăng đồng thời cước vận chuyển (tương đương giá gỗ gốc) cũng ngày càng tăng. Năm 2009 và năm 2010 tỷ lệ gỗ Teak và Eucalyptus giảm (do giá mắc nên khi khủng hoảng tài chính thì dòng hàng giá cao giảm mạnh). Tỷ lệ hàng trong nước như Tràm tăng vì giá rẻ, cao su tăng vì doanh thu bán hàng sản phẩm trong nhà tăng mạnh.

Giá nguyên vật liệu nhìn chung tăng 10-30% mỗi năm. Giá bán được điều chỉnh tương ứng nên tỷ lệ giá vốn hàng bán /doanh thu thuần được duy trì ổn định hoặc thấp hơn do giá bán không thể điều chỉnh thường xuyên. Giá vốn hàng bán chiếm 83% so với doanh thu thuần.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong quá khứ có một tỷ lệ khá ổn định trên doanh thu, ước tính tỷ trọng 2 chi phí này trên doanh thu lần lượt là 4% và 7% năm 2008, trong các năm sau tỷ lệ chi phí bán hàng giữ nguyên, tỷ lệ chi phí quản lý giảm dần.

Do giá bán không thể thay đổi thường xuyên, nếu các chi phí khác không thay đổi. Thì khi giá nguyên vật liệu gỗ tăng từ 10% đến 30% sẽ làm cho chi phí giá vốn tăng xấp

xỉ từ 5,37% đến 16,10%. Làm ảnh hưởng khá lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng cân đối kế toán bị hạn chế về các thông tin liên quan đến rủi ro tài chính. Chỉ cho thấy tình hình tài chính của công ty một thời điểm. Bảng cân đối kế toán không chỉ ra rằng tình hình sức khỏe tài chính của công ty đang được cải thiện, xấu đi hoăc đang ở vào tình trạng có thể khiến công ty lâm vào kiệt quệ.

Để đánh giá những thay đổi tài chính của công ty qua thời gian và tác động của chúng đối với những rủi ro trong quá khứ. Cần có các thông tin từ báo cáo thu nhập hợp nhất và báo cáo dòng tiền.

Báo cáo thu nhập cho thấy doanh thu và quản trị đang tiến hành khá tốt:

Sản phẩm được bán khá nhiều. Doanh thu thuần phản ánh mức gia tăng trong doanh thu khoảng 15,26%. Với mức doanh thu như vậy nhưng chi phí vốn chỉ tăng 5,43%. Giá vốn hàng bán giảm từ 91,12% năm 2009 xuống 83,44% trong năm 2010.

Chứng tỏ công ty quản lý khá tốt sự biến động giá cả nguyên vật liệu, sự gia tăng giá nguyên vật liệu đã được điều chỉnh vào giá bán sản phẩm.

2.3.5. Tác động của việc xem nhẹ trong việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)