Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 71 - 72)

Bảng 2.9 Thống kê thăm dò thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp

Số lượng

Số người tham gia trả lời 127

a) Chưa bao giờ nghe đến 26

b) Có biết, nhưng ít hoặc chưa sử dụng 79 c) Đã có sử dụng thường xuyên 22

Trong 22 doanh nghiệp (tỷ lệ 28%) thường xuyên sử dụng sản phẩm phái sinh thì đều sử dụng hợp đồng kỳ hạn mua bán nguyên vật liệu gỗ cho các đơn đặt hàng đã ký kết. Chỉ có 2 doanh nghiệp có sử dụng hợp đồng kỳ hạn mua USD để thanh toán cho hợp

đồng mua nguyên vật liệu nhập khẩu, nhưng số lượng hợp đồng này rất ít, phần lớn là doanh nghiệp chủ động giữ ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu, phần ngoại tệ còn dư doanh nghiệp có thể bán lại cho các ngân hàng bằng hợp đồng giao ngay hoặc gửi kỳ hạn tại ngân hàng.

Khó khăn về nguồn cung gỗ nguyên liệu các doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng kỳ hạn nguồn cung ứng ổn định và lâu dài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng mua quyền khai thác cả khu rừng. Điển hình là Công ty Trường Thành là một trong những doanh nghiệp đầu tư mua quyền khai thác cả khu rừng(thông tin từ báo cáo thường niên của Trường Thành). Tuy nhiên do các hợp đồng kỳ hạn là phải có rõ số lượng, giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng nên các hợp đồng khai thác rừng chưa phải là hợp đồng kỳ hạn mua gỗ nguyên liệu. Bên cạnh đó, khi được hỏi về hiểu biết của doanh nghiệp về hợp đồng kỳ hạn có phải là công cụ phái sinh tài chính hoặc là công cụ phòng chống rủi ro hay không. Ngoài một số ít hiểu rõ còn lại đa số doanh nghiệp điều chưa định nghĩa rõ hoặc đầy đủ về hợp đồng kỳ hạn. Theo đánh giá của tác giả tuy hợp đồng kỳ hạn đã tồn tại lâu đời nhưng xem ra chưa được hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ là một công cụ phòng ngừa rủi ro những bất ổn liên quan đến giá cả hàng hóa, doanh nghiệp thực hiện xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm nguồn cungổn định, mua gỗ nguyên liệu trong tương lai với chất lượng, số lượng, giá đã thỏa thuận ngày hôm nay.

Các doanh nghiệp còn lại (tỷ lệ 72%) không sử dụng sản phẩm phái sinh, hợp đồng mua bán ngoại tệ và gỗ nguyên được thực hiện bằng hợp đồng giao ngay.

Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào thực hiện các hợp đồng phái sinh về lãi suất. Các hợp đồng kỳ hạn này rất thành công đã giúp doanh nghiệp chủ động tìm kiếm được nguồn gỗ nguyên liệu với giá hợp lý, giải quyết kịp thời các đơn đặt hàng xuất khẩu, giá gỗ nguyên liệu tăng kịp thời điều chỉnh vào hợp đồng bán hàng. Doanh nghiệp linh động sử dụng các kỳ hạn giao gỗ nguyên liệu khác nhau và mức đặt cọc ký quỹ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, chủ động đàm phán giá cả gỗ nguyên liệu và giá cả sản phẩm sau khi chế biến.

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)