Nhận diện những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp sản xuất chế biến và

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 67 - 71)

và xuất khẩu gỗ thường gặp và mức độ quan trọng của mỗi rủi ro.

Đánh giá xem xét mức độ quan trọng các loại rủi ro tài chính tương quan so với các rủi ro kinh doanh theo nhận định của các doanh nghiệp CBG.

Bảng 2.6 - Thống kê thăm dò loại rủi ro DN thường gặp

Loại rủi ro

Thang điểm và số ý kiến đồng ý Điểm trung

bình

1 2 3 4 5

Rủi ro lãi suất 17 21 28 18 36 3.29 Rủi ro giá cả hàng hóa 12 22 21 12 53 3.60 Rủi ro thay đổi tỷ giá 12 35 30 25 18 3.02 Rủi ro năng lực kinh doanh 53 12 8 45 2 2.43 Rủi ro tín dụng 26 30 33 20 11 2.67

Trong bảng kết quả điều tra trên, tác giả đưa ra 5 loại rủi ro phổ biến đề nghị các chủ doanh nghiệp cho điểm về mức độ thường gặp: ít gặp nhất là điểm 1 và thường gặp nhất là điểm 5. Số ý kiến đồng ý sẽ được nhân với số điểm tương ứng, cộng lại và chia trung bình cho tổng sốngười tham gia trả lời phỏng vấn. Trong 141 chủ doanh nghiệp, có 120 người tham gia trả lời câu hỏi này (7 người cho biết chưa gặp rủi ro).

Kết quả thống kê thu được cho thấy: Rủi ro từ các biến động giá cả nguyên vật liệu là thường gặp nhất với điểm số trung bình là 3,60 điểm, tiếp theo là rủi ro lãi suất 3,29 điểm, đứng thứ 3 và thứ 4 là rủi ro tỷ giá 3,02 và rủi ro về tín dụng là 2,67 điểm và cuối cùng là rủi ro năng lực kinh doanh là 2,43 điểm.

Số doanh nghiệp trả lời đã từng chịu rủi ro, nhưng thiệt hại không lớn hầu hết trả lời rằng rủi ro thường gặp nhất là rủi ro từ các biến động giá cả nguyên vật liệu, tiếp theo

là từ rủi ro lãi suất và sau nữa mới tới rủi ro tỷ giá. Trong khi đó 61 chủ doanh nghiệp đã chịu rủi ro và bị tổn thất, phần lớn thì lại cho rằng thường gặp nhất là rủi ro lãi suất, tiếp theo là giá cả hàng hóa và sau nữa là các rủi ro còn lại.

Trong hình bên:

- Trục tung: Điểm số chỉ mức độ rủi ro DN thường gặp; - Trục hoành: Các loại rủi ro, từ trái qua phải:

Kết quả điều tra cho phép có thể nhận định: Rủi ro tài chính từ biến động giá cả hàng hóa, biến động tăng lãi suất và thay đổi tỷ giá là khá phổ biến với DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở nước ta, mức độ tổn thất thường khá rõ ràng. Kết quả này cũng gần giống kết quả nghiên cứu của Phó giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang về quản trị rủi ro của các doanh nghiệp quy mô lớn: Rủi ro lãi suất và giá cả hàng hóa cùng với rủi ro tỷ giá là 3 loại rủi ro tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Đối với các DN xuất khẩu thì rủi ro quan trọng nhất là rủi ro về giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.

Hình 2.1: Thống kê thăm dò loại rủi ro DN thường gặp

3.29 3.60 3.02 2.43 2.67 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00

Rủi ro lãi suất Rủi ro giá cả hàng hóa Rủi ro thay đổi tỷ giá Rủi ro năng lực kinh doanh Rủi ro tín dụng

M ức độ rủi ro DN thường gặp

Lý giải cho vấn đề này của 61 doanh nghiệp đã chịu rủi ro và tổn thất khi cho rủi ro thường gặp nhất là rủi ro về lãi suất, tiếp theo mới là rủi ro giá cả hàng hóa:

Điều đáng chú ý là thời điểm xảy ra rủi ro đối với 61 DN này xảy ra từ năm 2008. Các DN này phần lớn là các DN vừa và nhỏ. Hơn 2/3 số DN chủ yếu là gia công gỗ nguyên liệu, công nghệ chế biến còn thô sơ, mang nặng tính thủ công, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Còn lại 1/3 số DN còn lại luôn chủ động tích lũy trước nguồn gỗ nguyên liệu từ đầu năm 2008 (do giá gỗ nguyên liệu năm 2007 luôn biến động và tăng liên tục) nguồn vốn tích lũy gỗ nguyên liệu là từ vốn vay ngân hàng. 61 chủ DN này nằm trong số 87 doanh nghiệp bị áp lực thiếu vốn, do đó khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra các DN này ít nhiều đã chịu rủi ro và xảy ra tổn thất. Bên cạnh đó, các giải pháp kích

cầu của Chính phủ hiện nay với những điều kiện cho vay chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó đưa đồng vốn với lãi suất vay ưu đãi đến với với các DN vừa và nhỏ.

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở nước ta cũng là quá trình giải phóng sức sản xuất. Hoạt động của doanh nghiệp từ chỗ bị kìm hãm, nay được tự do phát triển, các doanh nghiệp ngành gỗ nói riêng trong những năm qua vẫn phát triển thuận, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng cao và ổn định. Tuy năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp còn yếu, nhưng mức độ mở cửa của nền kinh tế còn giới hạn, nên cho đến trước khi gia nhập WTO (01/01/2007), về cơ bản các rủi ro từ những biến động trên thị trường quốc tế tác động đến nền kinh tế nước ta còn khá nhỏ, cạnh tranh của các công ty đa quốc gia tác động đến các doanh nghiệp trong nước cũng chưa nhiều. Tuy nhiên từ năm 2008, với hàng loạt các biến động của thị trường, sự bất ổn kinh tế vĩ mô, nên số doanh nghiệp gặp rủi ro đã tăng lên rõ rệt.

Từ tháng 3/2008, Chính phủ đã đột ngột đổi chiều, cỗ xe kinh tế đang phi nước đại bị thắng gấp bằng tất cả các phương tiện kỹ thuật cho phép nhằm mục tiêu ưu tiên mới là kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản được nâng lên, dự trữ bắt buộc với lãi suất rất thấp được áp đặt, tín phiếu bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tín dụng “hà khắc” được áp đặt lên các ngân hàng thương mại, cắt giảm đầu tư... Tất cả biện pháp này gây ra gánh nặng lớn cho các ngân hàng thương mại cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bắt đầu từ quí 3/2008, một sự cộng hưởng ngoài ý muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Giá hàng loạt nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần và chỉ số giá của hai tháng 10 và 11 lần lượt giảm thấp hơn tháng trước.

Trong khi đó, xuất khẩu giảm cả về kim ngạch lẫn khối lượng, đối mặt với những khó khăn dồn dập từ các nước nhập khẩu (về tín dụng, khả năng thanh toán, sức mua, giảm giá). Nhiều doanh nghiệp đã phải giãn thợ, giảm công suất, thu nhập của người lao động càng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó các DN này thường chọn giải pháp tìm kiếm các đơn hàng giá cao hoặc ký kết các đơn hàng ngắn hạn để giảm rủi ro về biến động giá gỗ nguyên liệu. Do đó các biến động giá cả nguyên liệu thườngđược các doanh nghiệp phản ánh một phần kịp thời vào đơn hàng. Với tình hình kinh tế năm 2008, đa số DN cho rằng thường gặp nhất là rủi ro lãi suất, tiếp theo là giá cả hàng hóa và sau nữa là các rủi ro còn lại.

2.3.2.3. Đánh giá mức độ quan ngại của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro

phổ biến ở doanh nghiệp.

Đánh giá xem xét mức độ quan ngại các loại rủi ro tài chính tương quan so với các rủi ro kinh doanh theo nhận định của các DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ.

Bảng 2.7 - Thống kê thăm dò mức độ quan ngại rủi ro

Số chủ doanh nghiệp tham gia trả lời 127

a) Không quan ngại 0

b) Bình thường 17

c) Rất quan ngại 110

Kết quả phỏng vấn đa số chủ doanh nghiệp đều cảm thấy quan ngại về khả năng rủi ro có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp, kể cả các nghiệp đã trả lời đến nay chưa từng gặp rủi ro. Chỉ có 17 doanh nghiệp cho rằng rủi ro là bình thường. Khixem xét đến khía cạnh ngành hoạt động kinh doanh thì hầu hết 17 doanh nghiệpnày đều hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực gia công chế biến cho đối tác trong và ngoài nước.

Với câu hỏi: "Loại rủi ro nào doanh nghiệp của ông (bà) quan ngại nhất trong các rủi ro sau đây", đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8 – Kết quả điều tra loại rủi ro DN quan ngại nhất

Loại rủi ro

Thang điểm và số ý kiến đồng ý Điểm

trung bình

1 2 3 4 5

Rủi ro lãi suất 0 23 28 38 38 3.72 Rủi ro giá cả hàng hóa 0 24 22 23 58 3.91 Rủi ro thay đổi tỷ giá 28 31 35 21 12 2.67 Rủi ro năng lực kinh doanh 87 12 9 19 0 1.69 Rủi ro tín dụng 12 37 33 26 19 3.02

Trong bảng 2.8 kết quả điều tra, tác giả đưa ra 5 loại rủi ro phổ biến đề nghị các chủ doanh nghiệp cho điểm về mức độ quan ngại: ít quan ngại nhất là điểm 1 và quan ngại nhất là điểm 5. Số ý kiến đồng ý sẽ được nhân với số điểm tương ứng, cộng lại và chia trung bình cho tổng số người tham gia trả lời. 127 doanh nghiệp đã tham gia trả lời câu hỏi này; số câu trả lời hợp lệ đưa vào phân tích là Kết quả thống kê thu được cho thấy: Rủi ro giá cả hàng hóa là rủi ro có mức quan ngại cao nhất với điểm số trung bình là 3,91 điểm, tiếp theo là rủi ro về lãi suất với điểm số trung bình là 3,72 điểm. Kết quả này là khá phù hợp với thực tiễn, vì thời điểm phỏng vấn vào giữa và cuối năm 2010, các doanh nghiệp vừa trải qua đợt biến động lãi suất, giá cả hàng hóa do tác động của lạm

phát. Xếp thứ 3 là rủi ro về tín dụng là do sự bất ổn của dòng tiền trong doanh nghiệp, khả năng thu hồi nợ kém, các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng bị thu hồi, huy động vốn từ thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính gặp nhiều khó khăn. Xếp thứ 4 là rủi ro từ thay đổi của tỷ giá hối đoái không bị ảnh hưởng nhiều do vì tỷ giá trong giai đoạn vừa qua đã được Nhà nước quản lý khá ổn định theo hướng tăng giá ngoại tệ để khuyến khích thích xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp CBG có vốn đầu tư nước ngoài không quan ngại sự biến động về tỷ giá do đa số các công ty này là công ty con ở Việt Nam, chủ yếu là gia công gửi công ty mẹ ở nước ngoài tiêu thụ . Và xếp cuối cùng là rủi ro năng lực cạnh tranh với 1,69 điểm, điều này cũng phù hợp với thực tế, vì giai đoạn này các doanh nghiệp lo tiêu thụ những mặt hàng còn tồn kho, giảm tuyển dụng nhân sự, đầu tư công nghệ.

- Trục tung: Điểm số chỉ mức quan ngại rủi ro; - Trục hoành: Loại rủi ro thứ tự từ trái qua phải:

Hình 2.2 - Mức quan ngại về các loại rủi ro của DN

3.72 3.91 2.67 1.69 3.02 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50

Rủi ro lãi suất Rủi ro giá cả hàng hóa Rủi ro thay đổi tỷ giá Rủi ro năng lực kinh doanh Rủi ro tín dụng

Mức độ quan ngại

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)