Vai trò, lợi ích của các sản phẩm phái sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 31)

1.3.1.1. Quản trị rủi ro.

Vì sản phẩm phái sinh có quan hệ với giá của hàng hóa cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay.

Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốnhơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn.

1.3.1.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá.

Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xácđịnh giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián

tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà nhữngngười tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.

1.3.1.3. Các lợi thế về hoạt động.

Chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn.

Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn.

Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận.

1.3.1.4. Thị trường hiệu quả.

Có các mối liên hệ quan trọng giữa giá giao ngay và giá sản phẩm phái sinh. Việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên thị trường này tạo điều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh nhanh chóng về giá cả loại trừ ngay lập tức những cơ hội lợi nhuận này. Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế,các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó.Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại.Nền kinh tế sẽ hưởng lợi nhiều vì giá của tài sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị kinh tế thật sự của hàng hóa.

1.3.1.5. Lợi ích của công cụ phái sinh.

Là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia, việc hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh và phát triển thị trường này hiệu quả là thể hiện mức độ cao và chiều sâu của phát triển. Hệ thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở tốc độ cao hơn.

Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: Thị trường công cụ phái sinhđóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành hệ thống thanh toán thông suốt).

Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phòng ngừa rủi ro tài chính về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các biến động trên thị trường có thể làm cho một khoản lỗ thương mại trở thành một khoản lợi nhuận, và một khoản lợi nhuận có thể trở thành một khoản lỗ lớn. Trong 2 nguycơ trên thì nguy cơ thứ hai có khả năng xảy ra nhiều hơn. Do vậy, phòng ngừa rủi ro là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập và chi phí. Với một chi phí chấp nhận được, các giao dịch phái sinh (forward, swap, future, option) giúp các doanh nghiệp có hoạt động cố định chi phí và bảo toàn lợi nhuận, tránh ảnhhưởng bởi sự biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa.

1.3.2. Sản phẩm phái sinh chứa đựng nhiều rủi ro.

1.3.2.1. Rủi ro từ việc đầu cơ quá mức để tìm kiếm lợi nhuận.

- Các sản phẩm phái sinh cho phép chuyển giao rủi ro từ những người muốn loại trừ rủi ro hay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận hay gia tăng rủi ro. Thị trường này đòi hỏi sự tồn tại các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo điều kiện cho những nhà phòng ngừa rủi ro mong muốn giảm thiểu những bất ổn phải gánh chịu. Hầu hết các nhà đầu cơ thật sự không kinh doanh các tài sản cơ sở và đôi khi không biết gì về chúng. Vì vậy, những nhà đầu cơ có một số đặc tính giống những tay cờ bạc.

- Mặc dù sản phẩm phái sinh đầu tiên xuất hiện với tư cách là một công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính sự biến thái như trên mà việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh tài chính ngày càng tinh vi và mang theo một số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự sụp đổ của thị trường tài chính kinh tế Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta, được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư. Những người bảo hiểm này đã đầu tư mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ thuật này thì có thể họ đã không làm như vậy. Khi thị trường sụp giảm đã kích hoạt bảo hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra gián đoạn và thị trường sụp đổ.

Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Thay vì giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu cơ sở, nhà đầu cơ có thể giao dịch sản phẩm phái sinh. Nhiều nhà đầu cơ thích đầu cơ với công cụ phái sinh hơn là

bằng chứng khoán cơ sở. Việc đầu cơ dễ dàng hơn bằng hơn sản phẩm phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn.

1.3.2.2. Từ “phòng ngừa rủi ro” chuyển sang “đầu cơ” và sử dụng sản phẩm

phái sinh không thích hợp.

Các sản phẩm phái sinh đôi khi là nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ lớn cho các công ty lớn, quỹ đầu tư, chính phủ, nhà đầu tư phi lợi nhuận và các cá nhân.

Sản phẩm phái sinh chứa đựng đòn bẩy khá cao, nghĩa là những thay đổi nhỏ trong giá cả có thể dẫn đến những khoản lợi nhuận hoặc mức lỗ rất lớn. Sử dụng sản phẩm phái sinh trong những trường hợp không phù hợp là rất nguy hiểm. Tiến hành đầu cơ trong khi phải tiến hành phòng ngừa rủi ro là một sai lầm mà ngay cả những người thông thái nhất cũng thường mắc phải. Quá tự tin vào năng lực dự báo giá cả hay lãi suất của bản thân và sau đó hành động dựa trên những dự báo đó bằng cách sử dụng sản phẩm phái sinh có thể là cực kỳ rủi ro.

1.3.3. Sự cần thiết của sản phẩm phái sinh.

Người muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. Và cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có của thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những người không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhà quản trịđưa công ty đến bờ vực nguy hiểm và phá sản do sử dụng sản phẩm phái sinh không thích hợp. Và hậu quả là sản phẩm phái sinh- chứ không phải con người- bị phê phán rất nhiều. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi ở các thị trường tài chính lớn của thế giới. Nguyên nhân không nằm ngoài việc đó là phương thức duy nhất để các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro. Việc thực hiện quản trị rủi ro tài chính và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng công cụ phái sinh tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và thị trường tài chính có một công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính một cách hiệu quả.

1.4. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH MILLAR WESTERN FOREST PRODUCTS GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ QUYỀN CHỌN TRÊN PRODUCTS GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ QUYỀN CHỌN TRÊN SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO (CME)- BÀI HỌC KINH NGHIỆM

CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NAM.

Năm 1969, Sở giao dịch Chicago đã trở thành sàn giao dịch đầu tiên tiến hành trao đổi cung cấp bảo vệ giá cho ngành công nghiệp lâm sản với việc niêm yết của CME hợp đồng giao sau chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ. Các công ty tham gia vào sản xuất, tiếp thị, gia công chế biến, sử dụng gỗ và các sản phẩm gỗ đã có thể tự bảo hiểm phòng ngừa rủi ro, làm giảm nguy cơ đang nắm giữ hoặc mua hàng để tồn kho thông qua việc có một vị thế mua hoặc bán trong hợp đồng giao sau gỗ xẻ.

1.4.1. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Millar Western Forest Products giao dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago (CME).

Millar Western Forest Productslà một công ty sản xuất và cung cấp gỗ xẻ ở bang Alberta, Canada. Mỗi năm công ty sản xuất 375 triệu BF gỗ. Cung cấp cho thị trường Canada, Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Do giá sản phẩm gỗ tại Canada hình thành dựa trên giá tại Mỹ và định danh bằng bằng đồng đôla Mỹ. Công ty thường xuyên thực hiện phòng ngừa rủi ro biến động của giá gỗ và tỷ giá bằng các công cụ tài chính phái sinh hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch CME.

Mục tiêu của phòng ngừa rủi ro: Phòng ngừa chống lại giảm giá gỗ xẻ và biến động của tỷ giá.

Xem xét phòng ngừa vị thế bán gỗ của công ty và biến động của tỷ giá giữa đôla Canada và đôla Mỹ:

Vào tháng 15/5/2009, công ty quyết định phòng ngừa rủi ro cho sự giảm giá của sản phẩm gỗ xẻ để bán vào tháng 9/2009 bằng cách bán giao sau hợp đồng gỗ SPF 2x4 (gỗ thông linh sam loại có kích cở 2x4) sản phẩm gỗ xẻ tháng 9/2009. Vào thời điểm phòng ngừa 15/5/2009 được giao dịch ở mức Can$304,20/MBF (US$260,00) trong khi tỷ giá đôla Canada ở mức 1 USD = 1,17 CAD (1 US Dollar = 1,17 Canadian Dollar). Basic có điều chỉnh của năm năm trước trung bình ở mức Can$17,55 thấp hơn giá giao sau tháng 9/2009. Điều này có nghĩa là công ty kỳ vọng phòng ngừa ở mức giá mục tiêu (giá kỳ vọng) của gỗ xẻ SPF Can$286,65/MBF. (Đơn vị đo lường theo phụ lục 3)

Giá kỳ vọng được tính toán như sau, ngày 15 tháng 5, bán giao sau tháng 9 với giá US$260/MBF. Với tỷ giá dự tính là Can$1,17 thì mức giá kỳ vọng (mục tiêu) được xác định như sau:

Basic có điều chỉnh trung bình - (US$15,00/MBF)

Giá kỳ vọng = US$245,00/MBF

Tính theo đôla Canada

US$260 x Can$1,17/US$ = Can$304,20/MBF Basic có điều chỉnh trung bình - (Can$17,55/MBF) Giá kỳ vọng = Can$286,65/MBF

Dự kiến vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME.

Phòng ngừa vị thế bán gỗ xẻ SPF 2x4 giao sau tháng 9/2009 tại mức giá giao sau US$260,00/MBF (Can$304,20/MBF) với tỷ giá Can$1,17.

Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm

a. Vị thế mua hợpđồng giao sau tháng 9 US$275,00/MBF US$250,00/MBF b. Basic = c –a -(US$15,00/MBF) -(US$15,00/MBF) c. Giá giao ngay US$260,00/MBF US$235,00/MBF d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau -(US$15,00/MBF) US$10,00/MBF e. Giá thuần = c+d US$245,00/MBF US$245,00/MBF

Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm

a. Vị thế mua hợp đồng giao sau tháng 9 Can$321,75/MBF Can$292,50/MBF b. Basic = c –a -(Can$17,55/MBF) -(Can$17,55/MBF) c. Giá giao ngay Can$304,20/MBF Can$274,95/MBF d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau - (Can$17,55)/MBF Can$11,70/MBF e. Giá thuần = c+d Can$286,65/MBF Can$286,65/MBF

+ Trường hợp giá tăng, lỗ trên vị thế giao sau = (US$260- US$275,00) x 1,17= (304,2- 321,75)= - Can$17,55. Khoản lỗ trên vị thế giao sau Can$17,55 sẽ được bù trừ bằng khoản lãi trên vị thế mua giao ngay Can$304,20 – Can$286,65= Can$17,55

+ Trường hợp giảm giá, lãi trên vị thế giao sau =(US$260- US$250,00) x 1,17 =(304,2- 292,50)= Can$11,70 Khoản lãi trên vị thế giao sau Can$11,70 sẽ được bù trừ bằng khoản lỗ trên vị thế mua giao ngay Can$274,95 –Can$286,65= -Can$11,70

* Trường hợp không phòng ngừa rủi ro. Giá tăng là một thuận lợi với công ty, nhưng giá giảm là một rủi ro rất lớn. Công ty phải tốn chi phí lưu kho lớn khi giá bán không thuận lợi.

* Trường hợp Đôla Canada tăng giá, basic có điều chỉnh không đổi: Công ty gặp phải rủi ro với tỷ giá. Do đôla Canada tăng giá nên giờ đây giá gỗ tính bằng đôla Mỹ quy sang đôla Canada đã giảm đi (cần ít đôla Canada hơn để mua 1 đôla Mỹ).

Giả sử tỷ giá ngày 15/9/2009 đôla Canada sẽ tăng giá như sau : 1 USD = 1.08 CAD (giá dự tính theo tổ chức tư vấn về tỷ giá) 1 US Dollar = 1.08 Canadian Dollar

Vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME.

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 31)