Rủi rol ãi suất:

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 62 - 64)

Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 01 ở 141 doanh nghiệp có đến 87 doanh nghiệp bị áp lực thiếu vốn (chiếm đến 61.7%)

Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp CBG đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay- chi phí sử dụng vốn- trở thành bộ phận cấu thành

quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Năm 2010 khi lạm phát xảy ra tăng cao dự kiến 11,75%, lãi suất tiền vay cho xuất khẩu của ngành đồ gỗ tăng đột biến từ 15% đến 17%. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

DN ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, chỉ có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, nhiều trường hợp phải huy động từ thị trường tín dụng phi chính thức với lãi suất cao. Trong một vài năm gần đây, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thường xuyên biến động và đôi khi không tuân theo một qui luật nào. Năm 2006 khi mà chỉ số CPI giảm, kéo theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm, các ngân hàng thương mại vẫn điều chỉnh tăng lãi suất. Sang năm 2008 trước tác động của lạm phát, lãi suất ngân hàng có thời điểm đã tăng lên đến 21%/năm. Từ cuối năm 2008 và sang năm 2009, trước tác động của giảm phát và suy thoái kinh tế, lãi suất đã giảm xuống, xoay quanh mức 10%/năm. Tuy nhiên các doanh nghiệp đã ký hợp đồng vay vốn với lãi suất cao từ giữa năm 2008 vẫn phải chịu mức lãi suất cao theo hợp đồng đã ký trước đây. Sự biến động thất thường của lãi suất đã tạo ra không ít rủi ro cho DN.

- Trong cả năm 2010 lãi suất tiếp tục diễn biến phức tạp. Đầu năm 2010 theo tài liệu công bố của Ngân hành nhà nước. Khối ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, MHB) và hai thành viên vừa cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu lớn là Vietcombank và Vietinbank cùng thống nhất mức lãi suất cho vay VND tối đa trong thời gian tới từ 14% - 14,5%/năm; trong đó Vietinbank, BIDV, MHB thống nhất tối đa là 14%/năm. Với tín dụng nông thôn và tín dụng xuất khẩu, nhóm ngân hàng trên chỉ áp tối đa từ 12% - 14%/năm. Trong khối ngân hàng cổ phần, những thành viên như Maritime Bank, ACB, Eximbank, VIB chỉ áp mức tối đa là 15%; cá biệt tại VPBank là 14,5%/năm, tại MB chỉ từ 13,7% - 14,5%/năm. Riêng tín dụng đối với xuất khẩu, nhóm này áp phổ biến dưới 14,4%/năm, tại MB tối đa chỉ 13,7%/năm. Cá biệt, trong nhóm ngân hàng cổ phần, mức tối đa khá cao có tại Techcombank với 18%/năm, với tín dụng nông thôn tối đa là 17,5%, với tín dụng xuất khẩu là 16,5%/năm. Phần lớn các ngân hàng huy động ở mức 10,49% hay 10,499%/năm ở hầu hết các kỳ hạn.

- Vào giữa năm 2010 lãi suất cho vay tối đa là 12,5% đối với các doanh nghiệp thuộc 3 nhóm đối tượng: doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng được ưu tiên áp dụng mức lãi suất này, nhưng phải có cam kết bán ngoại tệ cho Ngân hàng. Lãi suất huy động phổ biến VND ở mức 11,5%/năm tại nhiều kỳ hạn.

- Tuy nhiên vào cuối năm 2010 lãi suất huy động tăng cao đột biến đến 14%/năm (và mức cao nhất là 18% /năm bởi Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank). Mức lãi suất này áp dụng cho các kỳ hạn từ một tháng trở lên vào chiều ngày 18/12, nhưng sau khi có công văn yêu cầu các ngân hàng thực hiện các mức lãi suất huy động và cho vay phù hợp với quy định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ và nội dung đồng thuận giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Ngày 19/12 Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã giảm lãi suất tiết kiệm VND từ 18% xuống 14%/năm). Lãi suất cho vay VND ngắn hạn, theo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, đối với nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu ở mức 12,5% - 14,5%/năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 15%- 18%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất ở mức 18% - 20%/năm.

Theo bảng 2.4 và kết quả điều tra của phụ lục 1 doanh nghiệp CBG có tỷ lệ vay vốn ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Điều này cho thấy các công ty vận dụng mạnh đòn bẩy tài chính từ công cụ nợ. Vì vậy có thể nhận định

rằng rủi ro về lãi suất là một rủi ro khá lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp sản

xuất chế biến xuất khẩu g.

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)