Khó khăn do biến động lãi suất từ các khoản vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 58)

từ các tổ chức tài chính và ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu ngành gỗ của Việc Nam có các đơn đặt hàng cho cả năm. Thị trường nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 20%, còn lại 80% doanh nghiệp phải nhập khẩu. Để chủ động được nguồn nguyên liệu và một số doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Laiđầu tư trồng rừng, sản xuất ván nhân tạo nên doanh nghiệp cần rất nhiều vốn.

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn vay của một số doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2010. Đơn vị tính: triệu VND

Doanh nghiệp Mã CK Vốn chủ sở hữu Vốn vay ngắn hạn Vốn vay dài hạn tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu CT CP Chế biến gỗĐức Thành GDT 149,863 22,426 15.00% Công ty CP Tập đoàn KN gỗ Trường Thành TTF 734,310 1,658,903 102,732 239.90% Công ty CP chế biến gỗ Thuận An GTA 157,234 38.04 24,2% Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế và Xuất

nhập khẩu SAVIMEX SAV 291,223 111,710 26,145 47.30% Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai DLG 397,862 337,947 108,067 112.10% Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai HAG 9,158,000 3,092,000 2,782,000 64.10% Công ty CP Tổng hợp gỗ Tân Mai TMW 91,387 7,307 14,250 23.60% Theo số liệu của cuộc điều tra phỏng vấn của doanh nghiệp (phụ lục 1) có tới 84 doanh nghiệp thiếu vốn (chiếm tỷ lệ 61,7%). Xem xét số liệu báo cáo tài chính năm 2010 của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch (bảng 2.4) các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức tài chính và ngân hàng. Để có vốn mua nguyên vật liệu gỗ cho đơn đặt hàng, đầu tư trồng rừng, sản xuất ván nhân tạo, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nên đặc thù của doanh nghiệp CBG Việt Nam sử dụng vốn vay ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Các công ty CBG vận dụng mạnh đòn bẩy tài chính từ công cụ nợ. Những biến động khó lường của lãi suất năm 2009 và năm 2010 đã đưa doanh nghiệp có rủi ro tài chính rất lớn, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng

nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

Bên cạnh đó, công nghệ dây chuyền thiết bị, máy móc làm gỗ và sản phẩm gỗ lạc hậu; có tới 80% nguyên liệu cũng như các phụ liệu cho sản xuất như sơn, keo, các loại giấy... phải nhập khẩu thì điểm yếu lớn nhất khiến cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam yếu thế hơn so với các sản phẩm gỗ của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia vì năng suất lao đông thấp, thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Nhân công ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, cùng với hàng loạt chi phí đầu vào đều tăng do ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển và phần lớn doanh nghiệp chưa tự túc được nguồn nguyên liệu, đang gây ra nhiều khó khăn cho ngành chế biến gỗ nước ta.

Đặc thù của doanh nghiệp chế biến gỗ đối diện với khá nhiều rủi ro như rủi ro kinh doanh, là những rủi ro liên đến bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp CBG. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài chỉ nhận diện và phân tích các rủi ro về tài chính mà các doanh nghiệp có thể phòng ngừa được bằng cách sử dụng hiệu quả các công cụ phái sinh tài chính.

2.1.3. Khó khăn về biến động giá cả nguyên vật liệu, mua gỗ nguyên liệu trong nước và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài.

Giá gỗ nguyên liệu biến động và có xu hướng tăng. Xét thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Malaysia, trong 12 năm (từ 1995 đến 2007) quá giá gỗ tròn luôn biến động và trung bình tăng liên tục. (Nguồn Phòng lâm nghiệp Sabah Malaysia)

Tuy nhiên, vấn đề làm đau đầu nhiều nhà sản xuất hiện nay chính là giá đầu vào không ngừng tăng lên. Từ nguyên liệu gỗ cho đến các loại vật tư, bao bì đều tăng 10- 15%, có loại đến 50-60%; trong khi việc tăng giá các đơn hàng xuất khẩu là rất khó. Những biến động lớn và nhanh của giá cả nguyên vật liệu đầu vào đã gây cho các doanh nghiệp CBG những thiệt hại về tài chính khá lớn làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đơn hàng xuất khẩu chốt giá cho thời hạn ngắn nhất cũng phải trong sáu tháng. Đối với đơn hàng lớn phải chốt giá thời hạn gần mộtnăm, trong khi giá đầu vào thì thay đổi hàng tuần. Nhưng chỉ cần doanh nghiệp tự tính các khoản dự tính sẽ tăng vào giá, báo cho khách hàng thì lập tức sẽ mất thế cạnh tranh do giá cao hơn doanh nghiệp khác.

Vật tư sản xuất phải đặt hàng cho nhiều nhà cung cấp khác nhau. Nhiều nhà cung cấp trong nước mặc dù đã chốt giá nhưng nếu giá vật tư lên có thể hủy cung cấp. Trong khi đó, giải pháp nhập hàng về cũng không còn phù hợp trong bối cảnh lãi suất tăng làm tăng chi phí vốn, đồng thời đơn hàng xuất khẩu ngày càng đòi hỏi nhiều kiểu dáng với nhiều loại vật tư khác nhau.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao từ gỗ cao su cho đến sơn gỗ, phụ kiện kim loại. Năm 2010, gỗ cao su nguyên liệu chính tăng giá cao do chịu tác động giá mủ cao su thế giới tăng đến 50% so với năm 2009. Đến tháng 10, 11 năm 2010 các nông trường sẽ chặt cây già lấy gỗ nhưng giá mủ tăng cao thì các nông trường ngừng lại để khai thác thêm mủ, tạo khan hiếm nguồn gỗ cao su. Riêng các loại sơn gỗ chỉ trong có năm 2010 cũng tăng giá đến 15-20%.

Tuy nhiên cũng có một nghịch lý ở đây. Gỗ nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp 20% nhu cầu nhưng gần đây các nhà thương mại nước ngoài, cụ thể đến từ Đài Loan, Malaysia, đặc biệt là Trung Quốc mua và nhập khẩu gỗ thô Việt Nam với số lượng rất lớn, đã đẩy giá nguyên liệu một số loại gỗ như keo, tràm bông vàng, cao su , tà vẹt, hay gỗ thô đã qua chế biến như xẻ vuông 20x20, gỗ xẻ thanh kích thước 2 mét chiều dài và dày khoảng 3-4 phân.Với tài chính và nhu cầu lớn hơn so với doanh nghiệp trong nước, các nhà thương mại nước ngoài sẵn sàng trả cao hơn doanh nghiệp trong nước vài trăm ngàn đồng/khối gỗ.

Các loại gỗ nguyên liệu của DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam: - Theo loại sản phẩm được chế biến ra, gỗ nguyên liệu được chia thành các loại: Gỗ nguyên liệu cho đồ mỹ nghệ, gỗ nguyên liệu cho hàng mộc cao cấp, gỗ nguyên liệu

cho ván nhân tạo, gỗ nguyên liệu cho sản xuất giấy và ván sợi, gỗ nguyên liệu cho xây dựng ... Trong từng nhóm gỗ nguyên liệu này lại được chia thành các phân loại nhỏ hơn như: loại gỗ nguyên liệu cho ván nhân tạo được chia thành gỗ nguyên liệu cho gỗ dán lạng, gỗ nguyên liệu cho vándăm, gỗ nguyên liệu cho ván ghép thanh.

- Theo quá trình hình thành gỗ, gỗ nguyên liệu được chia thành 2 loại là gỗ rừng trồng (gỗ được khai thác từ rừng trồng) và gỗ tự nhiên (gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên).

- Căn cứ vào đường kính và khả năng sử dụng của gỗ, gỗ nguyên liệu có thể được phân thành gỗ lớn và gỗ nhỏ.

- Căn cứ vào mức độ chế biến đã thực hiện đối với gỗ nguyên liệu người ta phân thành gỗ tròn và gỗ xẻ.

- Theo quan điểm thương mại, gỗ nguyên liệu được chia thành hai loại gỗ nguyên liệu sản xuất trong nước và gỗ nguyên liệu nhập khẩu.

2.2. NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM.

Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành quả đã đạt được, doanh nghiệp CBG của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn đang tồn tại như: Luôn thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, tốc độ đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất còn chậm, năng suất sản xuất còn thấp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ còn rất khiêm tốn... Do đó, cần phải có một sự nhìn nhận, phân tích hết sức tỉ mỉ từng các yếu tố rủi ro tài chính tác động. Việc phân tích các yếu tố rủi ro tài chính sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn những khó khăn còn đang tồn tại, để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp QTRR tài chính thích hợp, khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ.

2.2.1. Rủi ro tỷ giá.

Mô hình phát triển kinh tế nước ta hiện nay hướng mạnh về xuất khẩu, do vậy rủi ro tỷ giá có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp CBG không trực tiếp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, hay các DN có hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu vẫn chịu tác động khá lớn của rủi ro tỷ giá. Trong khoản thời gian này, Ngân hàng Nhà nước quản lý tỷ giá khá chặt chẽ, nên tác động của rủi ro tỷ giá

đến các doanh nghiệp nói chung không lớn, ngoại trừ một số thời điểm xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp.

Sự biến động tỷ giá giữa các ngoại tệ mạnh như đồng USD, đồng Euro, Yên Nhật trên thị trường tiền tệ quốc tế cũng đã gây cho các doanh nghiệp một số khó khăn. Ngoài ra, rủi ro tỷ giá là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kinh doanh. Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn.

Từ cuối 2009 đến cuối quý 1/2010, tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam so với đôla đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh 2 lần về biên độ và tỷ giá công bố. Sự điều chỉnh này khiến đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 8,86% so với USD, đồng thời. Tính riêng trong ngày 9/4, tỷ giá phổ biến được các ngân hàng thương mại công bố là 19.080 đồng đổi một USD trong khi trên thị trường tự do, giá bán ra đôla Mỹ cũng chỉ ở mức 19.130 đồng mỗi USD (nguồn: Theo Vneconomy)

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp CBG chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường quốc tế. Với doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng hơn 80% trong tổng doanh số của doanh nghiệp, và cũng nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm đến hơn 50% doanh số cùng bằng ngoại tệ là đô la Mỹ, do đó các công ty ít bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro về tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, thị trường chính của các công ty là Châu Âu (chiếm khoảng 44%) nên nguồn thu bằng đồng Euro cũng rất lớn nên hạn chế được rủi ro khi đồng đô la Mỹ mất giá. Tuy nhiên, với thông điệp của nhà điều hành là điều chỉnh tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ (thực tế và bám sát với thị trường hơn), bảo đảm tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn. Vì vậy có thể nhận định rằng rủi ro về tỷ giá là một rủi ro lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp CBG trong thời gian tới.

2.2.2. Rủi ro lãi suất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 01 ở 141 doanh nghiệp có đến 87 doanh nghiệp bị áp lực thiếu vốn (chiếm đến 61.7%)

Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp CBG đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay- chi phí sử dụng vốn- trở thành bộ phận cấu thành

quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Năm 2010 khi lạm phát xảy ra tăng cao dự kiến 11,75%, lãi suất tiền vay cho xuất khẩu của ngành đồ gỗ tăng đột biến từ 15% đến 17%. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

DN ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, chỉ có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, nhiều trường hợp phải huy động từ thị trường tín dụng phi chính thức với lãi suất cao. Trong một vài năm gần đây, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thường xuyên biến động và đôi khi không tuân theo một qui luật nào. Năm 2006 khi mà chỉ số CPI giảm, kéo theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm, các ngân hàng thương mại vẫn điều chỉnh tăng lãi suất. Sang năm 2008 trước tác động của lạm phát, lãi suất ngân hàng có thời điểm đã tăng lên đến 21%/năm. Từ cuối năm 2008 và sang năm 2009, trước tác động của giảm phát và suy thoái kinh tế, lãi suất đã giảm xuống, xoay quanh mức 10%/năm. Tuy nhiên các doanh nghiệp đã ký hợp đồng vay vốn với lãi suất cao từ giữa năm 2008 vẫn phải chịu mức lãi suất cao theo hợp đồng đã ký trước đây. Sự biến động thất thường của lãi suất đã tạo ra không ít rủi ro cho DN.

- Trong cả năm 2010 lãi suất tiếp tục diễn biến phức tạp. Đầu năm 2010 theo tài liệu công bố của Ngân hành nhà nước. Khối ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, MHB) và hai thành viên vừa cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu lớn là Vietcombank và Vietinbank cùng thống nhất mức lãi suất cho vay VND tối đa trong thời gian tới từ 14% - 14,5%/năm; trong đó Vietinbank, BIDV, MHB thống nhất tối đa là 14%/năm. Với tín dụng nông thôn và tín dụng xuất khẩu, nhóm ngân hàng trên chỉ áp tối đa từ 12% - 14%/năm. Trong khối ngân hàng cổ phần, những thành viên như Maritime Bank, ACB, Eximbank, VIB chỉ áp mức tối đa là 15%; cá biệt tại VPBank là 14,5%/năm, tại MB chỉ từ 13,7% - 14,5%/năm. Riêng tín dụng đối với xuất khẩu, nhóm này áp phổ biến dưới 14,4%/năm, tại MB tối đa chỉ 13,7%/năm. Cá biệt, trong nhóm ngân hàng cổ phần, mức tối đa khá cao có tại Techcombank với 18%/năm, với tín dụng nông thôn tối đa là 17,5%, với tín dụng xuất khẩu là 16,5%/năm. Phần lớn các ngân hàng huy động ở mức 10,49% hay 10,499%/năm ở hầu hết các kỳ hạn.

- Vào giữa năm 2010 lãi suất cho vay tối đa là 12,5% đối với các doanh nghiệp thuộc 3 nhóm đối tượng: doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng được ưu tiên áp dụng mức lãi suất này, nhưng phải có cam kết bán ngoại tệ cho Ngân hàng. Lãi suất huy động phổ biến VND ở mức 11,5%/năm tại nhiều kỳ hạn.

- Tuy nhiên vào cuối năm 2010 lãi suất huy động tăng cao đột biến đến 14%/năm (và mức cao nhất là 18% /năm bởi Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank). Mức lãi suất này

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính (Trang 58)