PHÍA HÃNG CHẾ TÁC PHIM QUẢNGCÁO

Một phần của tài liệu Quảng cáo truyền hình (Trang 100 - 105)

Nhà sản xuất chịu trách nhiệm từ trong đến ngồi việc thực hiện phim quảng cáo nghĩa là bao quát từ nhân sự, tiền bạc cho đến sự thành bại lúc phim được mang lên đài chiếu. Người giao việc (chủ quảng cáo) và người nhận việc (hãng quảng cáo) nhất nhất phải đặt sự tin tưởng vào nhân vật này.

Trước tiên, nhà sản xuất phải là người nắm được nhân viên, hồn tồn hiểu biết bối cảnh phim. Vai trị của anh ta ngày càng quan trọng nhất là trong một thời đại khĩ khăn khiến người ta thường địi hỏi thực hiện tác phẩm cĩ chất lượng cao với ngân khoản hạn chế. Anh ta phải quản lý cả 4 khâu sau đây: nhân viên, dự khoản chi tiêu, lịch trình chế tạo và chất lượng của tác phẩm.

Nhà sản xuất đĩng vai trị trung gian và điều chỉnh giữa hãng quảng cáo và hãng làm phim. Trong khi hãng quảng cáo phải tuân thủ ý kiến của người của người chủ quảng cáo, người làm phim cĩ thể đi xa đề vì trong quá trình thực hiện cĩ những bĩ buộc cĩ tính cách kỹ thuật và sở thích nghệ thuật khơng phù hợp với địi hỏi ban đầu. Vì thế, nhà sản xuất như nhân vật chủ chốt (Key Man) phía làm phim đứng ra thương thảo với phía chủ. Nhà sản xuất thường là người chịu trách nhiệm sản xuất (Production Manager hay PM) trong nhiều năm, quen biết nhiều với Giám Đốc Thực Hiện (CD) của các hãng quảng cáo cũng như với người cĩ trọng trách thơng tin quảng cáo trong những hãng quảng cáo. Đối với các nhân viên thuộc khâu kỹ thuật hay các diễn viên, nhạc sĩ, người cho thuê quay

phim...anh ta cũng phải quen biết sẵn. Tĩm lại, nhà sản xuất phải là người quen biết rộng biết nhiều và được sự tín nhiệm của tất cả.

2) Người Trách Nhiệm Sản Xuất (Production Manager)

Nhân vật này thường được gọi là PM này là người chịu trách nhiệm chủ yếu của việc sản xuất phim quảng cáo. PM trợ giúp nhà sản xuất để mọi việc tiến hành tốt đẹp. Mọi cơng việc phải chuẩn bị (chọn nhân viên, làm thảo án, phối trí lịch trình thực hiện, làm bản dự chi, kiếm diễn viên, chọn địa điểm quay phim, mỹ thuật, y trang, âm nhạc...) khơng việc nào mà khơng lọt qua mắt của người chịu trách nhiệm sản xuất.Tuy PM cĩ sự trợ giúp của một hay nhiều Phụ Tá Sản Xuất (Production Assistant hay PA) nhưng PM phải chịu trách nhiệm tất cả. PM cần nhanh nhẹn, thơng minh và cĩ sức khoẻ. Thường khi ra trường (đại học) muốn thành PM phải qua giai đoạn PA trong vịng 3 hay 4 năm, dĩ nhiên khơng phải ai cũng thành cơng để trở thành PM.

PM phải đúng hẹn giao hàng cho nên việc tơn trọng lịch trình thực hiện là bí quyết thành cơng. Tiền bạc dành cho phim cĩ giới hạn, PM phải thu vén làm sao để khỏi vượt mức dự chi. Cịn việc quản lý nhân viên, PM cần nắm vững giờ giấc của mọi người vì họ đến từ những nguồn nhân lực khác nhau. Cuối cùng, việc quản lý chất lượng của tác phẩm cũng rất quan trọng vì phim quảng cáo là nơi bao nhiêu người đổ mắt nhìn vào.

3) Những người thu hình (Camera Department Staff)

Những người thu hình phần đơng hành nghề quay phim như nghề tự do (Free Camera Operator) nhưng cĩ những người thu hình chỉ chuyên quay phim quảng cáo. Trong một xã hội mà số lượng phim quảng cáo quá ít, khơng thể cĩ sẵn loại

người này nên người ta đành dùng những người quay phim truyện để phụ trách nĩ. Muốn trở thành người thu hình, phải qua giai đoạn thực tập của người phụ tá (Assistant Camera Operator) để học hỏi kinh nghiệm. Dĩ nhiên, muốn trưởng thành, người phụ tá thu hình phải cĩ những đức tính như nhạy cảm, cĩ khiếu thẩm mỹ và thơng cảm với đặc tính thương mại của phim quảng cáo.

Dưới tay người thu hình là người phụ tá thứ nhất (First Assistant Camera

Operator, cịn gọi là Chief), phụ tá thứ hai (Second Assistant Camera Operator) và tùy theo nhu cầu, cĩ khi phải dùng đến người quay phụ thứ ba (Third

Assistant Camera Operator).

Người thu hình phải biết tính tốn tốc độ, màu sắc, tác dụng lăng kính, ánh sáng cũng như gĩc cạnh quay, khổ hình khi thu hình (Shooting). Người phụ tá thứ nhất cĩ trách nhiệm đo độ ánh sáng, giới hạn độ nhắm (Focus) hay hay tầm xa. Người thứ hai sử dụng máy, chọn phim, lắp phim, đổi máy, đổi lăng kính, thay đổi hướng hoặc di động máy vv...Dĩ nhiên, tuỳ trường hợp, những người thu hình thường chia xẻ cơng việc giữa họ.

4) Người trách nhiệm ánh sáng (Lightman)

Đĩ là những người phần lớn khơng thuộc vào một hãng quảng cáo nào cả

(Freelancer), nhờ họ mà hình ảnh quảng cáo đạt được phẩm chất cao. Người thu hình phụ thuộc vào người trách nhiệm ánh sáng và thường dành cho anh ta nhiều thời giờ để điều chỉnh ánh sáng tối ưu. Họ thường cũng cĩ người phụ tá số một, số hai như người thu hình. Cơng việc của họ nặng nhọc nhưng khơng được đền đáp đúng mức nên giới trẻ ít người chịu theo ngành này.

5) Người thiết kế phơng cảnh (Art Designer)

Họ đảm trách mơ hình phơng cảnh (Set Design). Dựa trên những vị trí đặt máy quay phim đã được ghi trên bảng phác họa, hãng quảng cáo và người phụ trách diễn xuất với sự đồng ý của chủ quảng cáo, bắt đầu gọi người may sắm y trang, dụng cụ và cậy người chuyên về phơng cảnh đến thiết kế. Người thiết kế phơng cảnh cũng thường làm việc tự do và chi phí dùng vào việc này rất biến động khĩ lường trước được con số.

Những người thiết kế phơng cảnh thường xuất thân từ ngành kiến trúc nhưng họ cần phải cĩ cả kiến thức về điện ảnh và cĩ cá tính nữa. Họ chỉ cĩ thể chuyên mơn làm một thứ ví dụ như nghệ thuật tạo hình hiện đại, kiến trúc Âu Mỹ hay Nhật Bản ...Tuỳ theo nhu cầu, người ta sẽ tìm đến những nhà thiết kế trong lĩnh vực chuyên mơn của họ.

6) Những người dựng đề-co và phụ trách dụng cụ (Art Department Staff)

Dựa trên thiết kế phơng cảnh, họ bắt tay vào việc dựng đề -co và dụng cụ sơn phết vẽ vời cũng như trang trí nội thất, rèm màn, đèn đĩm và cả vườn tược. Những gì cĩ thể mua sắm được thì mua sắm, cịn khơng phải làm lấy (các cơng việc mộc, nề ...).

Họ giúp điều khiển các loại xe, giúp di động máy quay phim...Hiện nay với máy vi tính, họ đã cĩ thể điều khiển các loại máy mĩc từ xa hay để tự động .

8) Người phụ trách hiệu ứng đặc biệt (Special Effect Operator)

Họ làm mây, mưa, mù, tuyết rơi, lửa cháy vv...những hiệu ứng đặc biệt để phim quảng cáo được sống động. Ngày nay, với sự xuất hiện của những hình ảnh do thủ pháp của máy vi tính đem lại, vai trị của họ của họ lu mờ dần.

9) Người thao tác (Animation Operator)

Trong phim, cĩ khi phải di động búp - bê hoặc thương phẩm, dụng cụ, phải cần cĩ những người làm thao tác. Với sự ra đời của hình ảnh tạo bằng máy vi tính, những người này dần dần biến mất.

10) Người trang điểm (Hair Set-Up&Make-Up Staff)

Chủ yếu sửa soạn đầu tĩc và trang điểm cho nhân viên diễn xuất để phù hợp với nội dung của phim. Những diễn viên cĩ tiếng thường đem theo chuyên viên trang điểm của họ đến.

11) Người phụ trách về vĩc dáng (Stylist)

Phụ trách về y trang, chỉ đạo việc mua hay mượn quần áo dựng trong phim theo vĩc dáng của diễn viên.

12) Người phân vai (Casting)

Đĩng vai chính trong việc thử tài (audition) và sử dụng các diễn viên phụ.

13) Người phụ trách phối âm (Mixer)

Họ là kỹ sư âm thanh điều khiển giàn máy phối âm (cũng gọi là Mixer).

14) Những người cố vấn lúc thâu hình (Technical Advisor)

Để tránh những khĩ khăn lúc biên tập phim, người cố vấn kỹ thuật giúp khâu thu hình hiểu rõ những chi tiết kỹ thuật lúc quay phim (Shooting) để tiết kiệm thời giờ và tiền bạc.

15) Các phụ tá kỹ thuật trong mọi hoạt động cá biệt

Từ chuyên gia nấu nướng (Cooking Stylist), chuyên gia vũ đạo (Choreographer), dạy thú diễn xuất hoặc sử dụng các loại xe cộ, máy mĩc.

16) Người biên tập phim (Editor)

Cĩ nhiệm vụ sắp xếp, cắt xén phim để cuối cùng, nĩ cĩ được một trật tự hợp lý. Anh ta là người sử dụng những phương tiện kỹ thuật biên tập lành nghề.

17) Người phụ trách hình ảnh vi tính (Computer Graphic Artist)

18) Người phụ tá phối âm (Mixer Assistant)

Trợ giúp người phối âm chính để lồng băng ảnh và băng âm thanh với nhau (Synchronization) cho được hài hịa.

20) Người chọn nhạc (Music Effect)

Phải kể thêm là trong lúc dùng ngoại cảnh (Location) ở nước ngồi, cần cĩ người sản xuất và phối hợp (Coordinator-Procuder), người phụ tá giám đốc (Assistant Director) cũng như nhà sản xuất phụ tá (Product Assistant) địa phương cơng tác vì họ nắm vững điều kiện làm việc tại chỗ.Theo qui tắc của Hiệp Hội Các Nhà Đaọ Diễn Mỹ (DGA), một phim quảng cáo quay ngoại cảnh ở Mỹ mỗi ngày phải thuê ít nhất hai phụ tá giám đốc (AD). Trong ngơn ngữ chuyên mơn của Mỹ, những vai chuyên mơn được gọi bằng danh từ cĩ khi hơi khác như Giám Đốc Phim Ảnh (Director of Photographer), Người Thu Hình (Camera Operator), người phụ trách ánh sáng (Gaffer), tương đương với từ Assistant Lightman. Phụ tá của Gaffer được gọi là Best Boy, người lo về nguồn điện chiếu sáng gọi là Electrician hay Generator Operator, cịn người lo về cơ khí hay đúng hơn là người làm bất cứ việc gì để giúp vào việc thu hình được gọi là Grip, cao hơn hết là anh Key Grip. Người lo y trang gọi là Wardrobe

Attendant. Bên cạnh cịn cĩ người phụ trách an ninh mướn từ bên ngồi (Police Officer), nhân viên cứu hỏa (Fire Fighter), người dạy học cho các diễn viên trẻ cịn ở tuổi đi học (Welfare Teacher), người lo việc vận chuyển xe cộ (Teamster), người tìm ra và giới thiệu ngoại cảnh (Location contact / Scout)...họ là những nguồn chi phí khác mà khi quay phim quảng cáo ở Mỹ, người ta bắt buộc phải nghĩ tới.

Điều cần lưu ý là những người tham dự vào việc làm phim mang những danh hiệu khác nhau, tùy theo họ ở Mỹ, Nhật hay Âu Châu, và cĩ những nhiệm vụ đặc thù được định rõ từ trước.

Trong quyển sách này, nhiều khi thuật gia dùng chữ "anh ta" để chỉ vai trị một nhân viên kỹ thuật nào đĩ nhưng khơng cĩ dụng ý xem như cơng việc này chỉ cĩ phái nam mới làm được. Những từ ngữ như Best Boy hay Script Girl trong tiếng Mỹ để chỉ người phụ tá ánh sáng và người theo dõi thực hiện kịch bản phim cũng vậy : nĩ chỉ cĩ tính cách lịch sử và sẽ tự động biến mất theo thời gian.

CHƯƠNG MƯỜI

QUÁ TRÌNH VÀ KỸ THUẬT TRONG

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THỰC HIỆN

PHIM TRUYỀN HÌNH

Khi thực hiện phim, chúng ta phải đi qua hai chặng đường : soạn thảo và chế tác. Soạn thảo là giai đoạn nghiên cứu và chuẩn bị mọi chi tiết trên giấy trắng mực đen trong khi chế tác liên quan đến phim nhựa và ống kính. Như mọi cơng

trình sáng tạo, nếu muốn hồn chỉnh và cĩ giá trị, nĩ phải được phối hợp bởi ba yếu tố hay 3T (Trí,Tâm,Thể) và nĩi như kiểu Âu Mỹ, đĩ là 3H (Head, Heart, Hand) của những người chế tác và sản xuất.

Chúng ta đều biết rằng việc thực hiện phim truyền hình là một cơng việc địi hỏi khả năng sáng tạo. Sự sáng tạo cĩ thể đi ra ngồi luận lý nhưng sự sáng tạo là kết quả của quá trình phân tích chín chắn như là cách nĩi của Albert Camus (Sự sáng tạo bắt đầu khi ta đã suy nghĩ cặn kẽ " La création commence ó la

pensée finit " ). Theo Philip Kotler (xem Leduc, sđd), sáng tạo khơng chỉ là

tưởng tượng nhưng tưởng tượng cĩ mục đích, hữu hiệu, với dạng thức cụ thể và khả năng truyền đạt rõ ràng. Alex Osborn của hãng quảng cáo BBDO

(Batten, Barton, Dustine, Osborn) xem như quá trình sáng tạo phải gồm 3 chặn: phân tích mọi dữ kiện, khai triển và phối hợp các ý kiến để rồi tìm ra giải pháp sau cùng.

Một phần của tài liệu Quảng cáo truyền hình (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)