Tộc người Hoa

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 26 - 31)

Khái niệm người Hoa ở Đông Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng được hiểu theo 5 tiêu chí sau đây:

- Có nguồn gốc Hán hoặc đã bị Hán hóa;

- Sống thường xuyên và ổn định bên ngoài lãnh thổ Trung Hoa; - Đã nhập quốc tịch và trở thành công dân của nước sở tại;

- Vẫn bảo lưu được những giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống; - Tự nhận mình là người Hoa.

Đây là nhóm người đứng thứ hai về số lượng ở Malaysia, tuy chỉ chiếm khoảng 26% dân số cả nước nhưng hàng năm đóng góp tới ½ GDP của quốc gia. Họ là hậu duệ của những người Hoa nhập cư, sớm nhất là từ thế kỷ thứ XV, nhưng phần lớn là từ thế kỷ XIX, khi công cuộc khai thác thuộc địa ở quần đảo Nam Dương phát triển mạnh.

Có nhiều ý kiến về nguồn gốc của người Hoa tại Malaysia. Tuy nhiên, giả thiết thuyết phục nhất là người Hoa ở Malaysia có hai loại. Đó là người Hoa lục địa và người Hoa Baba.

Người Hoa lục địa không phải là một nhóm người thuần nhất, mà bao gồm các tiểu nhóm mang những sắc thái văn hóa khác nhau. Họ đến từ nhiều vùng đất Trung Quốc và đảo Hải Nam, lập thành các nhóm người tương ứng, nổi bật là nhóm Quảng Đông, Phúc Kiến, Khách Gia, Triều Châu, Hải Nam. Ngoài những đặc điểm chung cơ bản thì giữa các nhóm này cũng tiềm

ẩn và xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột dữ dội ở từng thời điểm. Tuy nhiên, sau đó họ đã nhận thức được là cần phải đoàn kết, chung sức vì nền cộng hòa.

Người Hoa Baba chính thực là người lai Hoa (trong tiếng Melayu gọi là Baba hay Peranakan). Nhóm người này là hậu duệ của cộng đồng Hoa đến định cư sớm nhất ở quần đảo Melayu. Có ý kiến cho rằng, họ chủ yếu là người lai giữa người Phúc Kiến với người Melayu bản xứ [http://www.chinahistoryforum.com]. Về nguồn gốc, những người Hoa đến định cư sớm nhất có lẽ từ thế kỷ XV vốn xuất thân từ tầng lớp quý tộc ở Trung Hoa xa xưa. Họ là những người làm nghề đi biển, buôn bán giữa các cảng Nam Trung Hoa và Đông Nam Á. Phong tục người Hoa từ trước cho đến giữa thế kỷ XIX rất nghiêm ngặt, phụ nữ Hoa không được phép rời quê cha đất tổ, do đó thương nhân xa nhà đã hợp hôn với phụ nữ bản xứ không theo Islam. Vì vậy, dòng máu Hoa trong người Hoa Baba đã hòa với dòng máu Melayu qua nhiều thế hệ.

Nguồn gốc lai mang đến cho họ tâm lý dân tộc và văn hóa hết sức phức tạp. Ở Malaya, họ là nhóm người mang nhiều sắc thái khác nhau. Tuy liệt họ vào nhóm người Hoa, nhưng thực sự có thể xếp họ thành một nhóm riêng biệt. Chính sự khác nhau về phương diện kinh tế, văn hóa và chính trị giữa người Hoa thuần túy với người Hoa Baba đã dẫn đến những xung đột nhất định giữa hai nhóm người này [18, 267-268].

Trước hết, có thể nói, người Hoa Baba chiếm địa vị độc tôn trong làm ăn buôn bán cho đến khi người Hoa lục địa xuất hiện. Với sự cần cù, khôn khéo của mình, người Hoa lục địa thôn tính dần tài sản của người Hoa Baba và gây mối thù sâu sắc.

Việc duy trì và gìn giữ phong tục tập quán truyền thống cũng có nhiều mâu thuẫn. Người Hoa Baba tuy tự hào về nguồn gốc quý tộc ở Trung Quốc,

nhưng chỉ những người Baba già mới duy trì các phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên, trang phục và gia quy Nho giáo. Thế hệ con cháu họ hoàn toàn theo lối của người Anh.

Thêm vào đó, mâu thuẫn giữa họ căng thẳng hơn trong quan hệ với cố quốc. Trong khi người Hoa lục địa luôn hướng về quê nhà, theo dõi diễn biến cuộc cách mạng trong nước, ủng hộ cách mạng thì người Hoa Baba một lòng trung thành với chính phủ thuộc địa, tìm mọi cơ hội khẳng định mình không giống người Hoa lục địa.

Về cơ bản, người Hoa là những người có tính cộng đồng cao, chăm chỉ, hiếu học, chịu thương chịu khó, cần kiệm, biết chịu đựng gian khổ. Họ là lực lượng chính trong công nghiệp khai thác mỏ và cũng rất giỏi giang trong kinh doanh. Giống như những người đồng bào ở các nước Đông Nam khác, như Philippin, họ năng động, nắm được các cơ hội làm ăn và hoạt động tích cực trong cả lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, kinh doanh thóc gạo, chế biến thực phẩm, xây dựng cơ bản...Thời kì đầu khi mới đến Malaysia, họ chỉ là những người công nhân làm thuê, nhưng về sau họ ngày càng khẳng định được vị thế của mình và vươn lên nắm quyền về kinh tế. Họ sống tập trung chủ yếu ở thành thị, các thành phố ven biển và làm thương mại. Hiện nay họ đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Malaysia.

Dưới đây là một số thông tin về số người Hoa nhập cư vào các bang của Malaysia từ đầu thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX

Bảng 1.1

Năm 1881 1891 1901 1911 1921 1931 Johore - - - 65547 97397 215257 Kedah - - - 33746 59476 78415 Kelantan - - - 9844 12875 17601 Terengga nu - - - 4169 7325 13360 Perlis - - - 1627 3602 6550 Penang 67354 86988 97471 110206 133234 - Melaka 19741 18161 19468 36094 45853 - Pahang - 3241 8695 24287 34254 52291 Perak - 95277 151192 219435 227602 332584 Selangor - 50844 109589 151172 170726 241496 Negeri- sembilan - 15319 32931 40843 65219 92371

Nguồn: Purcell.V.The Chinese in Southeast in Asia, London 1965.

Trong số các quốc gia Đông Nam Á thì tỉ lệ người Hoa /số dân ở Malaysia đứng thứ 2, sau Singapore. Có thể thấy rõ điều đó qua bảng so sánh dưới đây.

Tỷ lệ người Hoa trong cơ cấu dân cư của từng nước Đông Nam Á năm 2000

Quốc gia Tổng số dân

(người) Số người Hoa (người) Tỷ lệ người Hoa (%) Brunei 300.000 60.000 20 Cămpuchia 8.440.000 480.000 5,7 Indonesia 200.000.000 5.050.000 2,5 Lào 3.000.000 50.000 1,7 Malaysia 18.330.000 6.160.000 33,6 Myanmar 45.000.000 700.000 1,5 Philippines 62.000.000 760.000 1,2 Singapore 2.760.000 2.360.000 85,5 Thái Lan 57.600.000 6.580.000 11,4 Việt Nam 77.000.000 900.185 1,2

Nguồn: Châu Thị Hải, Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á hình ảnh hôm qua, vị thế hôm nay, NXBKHXH,2006.

Về chính trị, người Hoa không được nắm những vị thế quan trọng của bộ máy nhà nước như người Malay. Họ nắm quyền chủ yếu trên các lĩnh vực liên quan tới kinh tế tài chính. Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì không phải toàn bộ người Malay chỉ làm chính trị hay người Hoa chỉ làm kinh tế cũng như không thể nói được rằng người Malay toàn bộ là những người thuộc tầng lớp nghèo khó hay người Hoa thuộc tầng lớp giàu có và ngược lại. Trường hợp này khác với các nước khác như Nam

Phi hay Mỹ, nơi mà màu da có ý nghĩa khá quan trọng: người da đen luôn luôn là những người nghèo khổ, hạ lưu cả về chính trị lẫn kinh tế, còn người da trắng luôn luôn cao hơn về tất cả mọi thứ, kể cả về địa vị xã hội. Ở Malaysia, trong mỗi giai cấp đều có người Malay, người Hoa hay người Ấn. Tuy nhiên phần trăm số người Hoa kiếm được hơn 3000 USD một tháng và làm chủ các tài sản thì cao hơn phần trăm người Malay, trong khi phần trăm số người Malay chỉ kiếm được dưới 150 USD một tháng và sống trong nghèo đói ở tầng lớp hạ lưu lại nhiều hơn người Hoa.

Về kinh tế, ngày nay, người Hoa được biết đến với khả năng kinh doanh và đóng một vai trò chủ đạo trong cộng đồng thương mại. Tôn giáo chính của người Hoa là Đạo Phật và Đạo Lão, có một số ít người Hoa theo đạo Thiên Chúa. Không hiếm người Hoa ở Malaysia biết nói tiếng Malay, tiếng Anh và một hoặc hai phương ngữ Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 26 - 31)