Nội dung của chính sách kinh tế mớ

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 46 - 48)

Để đạt được những mục tiêu trên, chính phủ Malaysia đã tiến hành hàng loạt các biện pháp thông qua cơ chế hoạt động của NEP như sau:

Đối với mục tiêu thứ nhất: mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Ở đây có 3 vấn nảy sinh, đó là: “Ai là những người thuộc nhóm nghèo?”; “Nguyên nhân của sự nghèo đói là gì?” và “Tiến hành biện pháp gì để xóa đói giảm nghèo?”.

Theo thống kê số liệu ở trên, năm 1970, 49,3% tổng số hộ gia đình trong cả nước thuộc diện nghèo đói. Trong số các hộ gia đình nghèo, khoảng 74% là người Malay, 17% là người Hoa và 8% là người Ấn. Hơn nữa, khoảng 65% hộ gia đình người Malay thuộc diện nghèo, trong khi đó, số phần trăm hộ gia đình người Hoa thuộc diện nghèo là 26% và người Ấn là 39% [61,86]. Rõ ràng, vấn đề nghèo đói là vấn đề rất lớn của người Malay, những người chủ yếu sống ở khu vực nông thôn.

Còn về nguồn gốc hay nguyên nhân của sự nghèo đói, theo phân tích của tác giả S.Husin Ali, đó chính là việc thiếu những cơ hội lao động sản xuất dẫn đến năng suất thấp, sử dụng các biện pháp lạc hậu. Đây chính là cơ sở cho sự nghèo đói trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Nhận thức được điều này, theo S.Husin Ali, chính phủ đã đưa ra các biện pháp cần thực hiện:

-“…làm dịu đi áp lực dân số hiện tại trong các khu vực đông đúc nhất của nông nghiệp bằng cách khuyến khích các nông dân và ngư dân nghèo tích cực trong các ngành sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, các cơ hội được mở rộng cho các thanh niên ở nông thôn để có được chuyên môn mà được mở rộng cho các ngành nông nghiệp và công nghiệp hiện đại;

-“…điều khoản về những dịch vụ tốt hơn và hiệu quả hơn trong các lĩnh vực nhà cửa, giao thông, cung cấp nước, điện, giáo dục , y tế, dinh dưỡng và kế hoạch hóa gia đình;

-“…sáng tạo, tăng thêm các cơ hội việc làm phong phú...xúc tiến và phân tán phát triển công nghiệp, nhấn mạnh nhu cầu chuyển vốn hơn vào các ngành lao động phổ thông và có quy mô nhỏ.” [61, 87]

Bên cạnh đó, các biện pháp khác cũng đang được thực hiện để tăng các nguồn thu nhập thực sự bằng cách cung cấp nhà cửa ở mức giá thấp và các dịch vụ công cộng khác.

Đối với mục tiêu thứ hai: việc tái tổ chức lại xã hội để giảm sự mất cân đối trong nền kinh tế cũng được chính phủ quan tâm và đưa ra những biện pháp sau:

-“ tăng phần trăm số lượng người Malay và người bản xứ lên trong các công việc khai khoáng hầm mỏ, sản xuất chế tạo và xây dựng;

-“ tăng tỷ lệ số người Malay và những người bản xứ khác trong việc sở hữu của cải sản xuất, bao gồm: đất đai, tài sản cố định và vốn cổ phần. Mục tiêu là đến năm 1990, họ sẽ làm chủ ít nhất 30% vốn cổ phần và 40% là của những người phi Malay;

-“ khuyến khích sự phát triển các doanh nghiệp của người Malay và người bản xứ để họ sẽ trở thành một cộng đồng công nghiệp và thương mại đa dạng, mạnh mẽ vào năm 1990”; [61, 88-89]

- Đồng thời khuyến khích và hỗ trợ đầu tư tư nhân ở cả trong nước và nước ngoài. NEP xác định: đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn và kỹ thuật để phát triển lực lượng sản xuất, hiện đại hóa và đa dạng hóa nền kinh tế.

Như vậy, có thể nói, nội dung cơ bản và quan trọng nhất của NEP là thủ tiêu đói nghèo, điều chỉnh tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế - xã hội để giảm và cuối cùng loại bỏ mâu thuẫn sắc tộc, thực hiện hòa hợp dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước. Với nhận thức kịp thời và đúng đắn cùng với những biện pháp rõ ràng, cụ thể…NEP đã đạt được những thành

tựu rất to lớn. Kết quả mà NEP mang lại không chỉ làm xoa dịu xung đột sắc tộc mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển xã hội ở Malaysia.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 46 - 48)